thời gian
TRONG MẮT TÔI
Trần Hữu Nghiệp
(nxb Văn Nghệ - 1993)
1 Những ngày thơ ấu ở Tân Thủy 2. Những ngày hoạt động trong Mặt trận Việt Minh tỉnh 3. Nhớ những người trí thức chưa kịp đón Cách Mạng tháng Tám 5. Tôi làm thầy thuốc trước và sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 6. Thời chúng tôi đứng trên bục giảng
7.
Nhớ các đồng nghiệp thời kháng chiến chống
Pháp đã hy sinh 8. Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít 9. Những ngày tôi làm thầy thuốc riêng cho Bác Tôn 10 Binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dàl 11. Qua những Tết trong kháng chiến, tôi càng hiểu thêm thơ Tết của người xưa 12 . Nhớ lại một ngày cuối năm bận rộn 13. Thăm lại một người bạn cũ ngày mới về thành 14. Một ngày đối thoại với quê hương sau 40 năm
PHẦN THỨ HAI (Tùy bút - Cảo luận): 15. Tưởng nhớ người thầy thuốc lớn Phạm Ngọc Thạch 16. Nghĩ về một người anh đã khuất: Luật sư Trinh Đình Thảo 17. Người bác sĩ anh hùng mang "hồn dân tộc" 18. Suy nghĩ về Nguyễn Đình Chiểu nhân ngày giỗ lần thứ 100 (1988) 19. Suy nghĩ về thơ và văn của Hải Thượng Lãn Ông nhân ngày giỗ lần thứ 200 của Y Tông 21. Rượu trong sử và văn học Việt Nam 22. Chuyện đời xưa... và chuyện thời nay 23. Bài học của Cách mạng Pháp 1789 24. Nghĩ về lời thề người Đảng viên
LỜI GIỚI THIỆU Năm 1949, trong vùng kháng chiến đất U Minh, tình cờ tôi đọc được quyển "Hồ Chủ Tịch trong lòng dân tộc" của tác giả Hằng Ngôn của Nhà xuất bản Bến Tre. Đó là quyển sách văn học đầu tiên tôi được đọc trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp và đã để lại trong tôi ấn tượng rất sâu sắc. Sau này tôi được biết tác giả Hằng Ngôn chính là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Lỗ Tấn là bác sĩ, Tchekov là bác sĩ, nhà thơ Nguyẻn Đình Chiểu là thầy thuốc. Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp viết báo, viết văn đối với tôi không còn lạ nữa! Từ đó đến nay tôi luôn được đọc anh trên nhiều mặt báo. Những bài viết sau này của anh vẫn để lại trong tôi cái ấn tượng hấp dẫn ban đầu. Vẫn tươi xanh dòng ngôn ngữ của người dân Nam Bộ: mộc mạc, duyên dáng và mặn mà. Quí hơn, dưới những dòng chữ của anh là sự uyên bác của một trí thức: y học của văn học. Y học của người thầy thuốc, trong anh đã cất tinh thành văn học. Nay, tôi được đọc tập bản thảo "THỜI GIAN TRONG MẮT TÔI" của anh. Đây là sự ghi nhận đời sống cả một thời gian non nửa thế kỷ, là sự chọn lọc của một cuộc hành trình về thời gian lẫn không gian, của một đời người nay đến tuổi tám mươi ba. "THỜI GIAN TRONG MẮT TÔI" thật hài hòa giữa một cuộc đời từng trải với ngòi bút nhạy cảm, tràn đầy xúc cảm của tuổi thơ. Thật quí báu! Xin trân trong giới thiệu cùng bạn đọc. 20- 7- 1993
-Hồi ký tái bản
sau 30 năm của Bác sỹ-Nhà giáo nhân dân Trần Hữu Nghiệp.
“TOA
THUỐC” CỦA ÔNG VẪN CẦN CHO HÔM NAY
|