thời gian
TRONG MẮT TÔI

Trần Hữu Nghiệp

(nxb Văn Nghệ - 1993)


 
6

THỜI CHÚNG TÔI
ĐỨNG TRÊN BỤC GIẢNG

 

Trải qua hơn một thế kỷ trước, ở nước Nga, đại văn hào A.P. Sê-khốp (1860-1904) đồng thời cũng là bác sĩ có tài, có nói : "Tôi có hai người yêu cùng lúc: bà vợ chính là nghề trị bịnh, cô thứ hai là sự nghiệp văn chương. Tôi yêu hai người như đam mê hai sở thích khó mà nói yêu ai nhiều hơn ai".

Tôi xuất thân từ trường Pháp, sau một thời gian học tập ra đời biết cách làm giàu với nghề thầy thuốc ở thành. Cách Mạng tháng Tám đem lại cho tôi niềm tự hào có được Tổ quốc độc lập, đồng thời tạo cho tôi một sở thích lớn là yêu công tác huấn luyện đào tạo góp phần làm giàu đội ngũ cán bộ trẻ cho ngành y tế nhân dân. Sau hơn 30 năm sống với cả hai người yêu trong niềm ḥa thuận, tôi có một số kinh nghiệm nói lại với anh em trong cảnh chăn gối của hai niềm sở thích vô song, đem lại cho tôi nhiều vinh dự và sung sướng.

Sau mấy năm sống lưu động theo bệnh viện quân y ở Khu 8, Bến Tre rồi Vĩnh Trà, đồng thời đào tạo ra mấy khóa y tá và hộ sinh cho các tỉnh miền Trung Nam Bộ, tôi được điều động về miền Tây từ 1951, khi Khu 8 không c̣n nữa. Rồi cũng năm ấy, được giao cho mở lớp y sĩ. Thời ấy gọi là "y tá bổ túc", bởi chúng tôi quá xa Trung ương, không rơ ngoài ấy chương tŕnh giảng dạy chính quy ra sao. Từ chỗ chỉ lên lớp chuyên môn y học đơn thuần như trước kia, từ nay tôi được Ban Tuyên huấn Trung ương Cục cho người đến giúp giảng mở đầu mỗi khóa hai bài chính trị, học trong ba tuần lễ: một tuần dành cho bài "Thái độ học tập" và hai tuần cho bài "Quan điểm quần chúng". Sau mỗi lần lên lớp, về tổ thảo luận, liên hệ thực tế và tự kiểm điểm bản thân học viên, đánh giá thu hoạch.

Lạ thật, chỉ có hai bài ấy thôi, thảo luận kỹ, giảng viên công phu vô cùng theo sát học viên, theo đúng phương pháp và tư tưởng sư phạm của thầy giáo Nguyễn Tất Thành giải đáp mọi thắc mắc, uốn nắn mọi suy luận lệch lạc.  Nhờ vậy mà học viên sau khi ra trường đều "thành đạt" cả, lập công với nước với dân, không có ai làm điều sai trái về chính trị hay đạo đức sinh hoạt trong suốt cuộc đời. Nhiều đồng nghiệp của tôi, từng theo học trong ba khóa "y tá bổ túc" ở miền Tây Nam Bộ (từ 1951 đến 1954) có thể làm chứng cho lời nói của tôi: như bác sĩ Sáu Thành (Lê Công Tâm) nguyên Trưởng ban Dân Y miền Tây, bác sĩ Năm Lưới (Lưu Đại Đởm) nguyên Giám đốc Y tế Minh Hải v.v... Chưa kể một số đại tá quân y, thầy thuốc ưu tú khác đang ở các tỉnh Nam Bộ.

Sau 1955, tập kết ra Bắc, tôi được Bộ Y tế giao cho phụ trách một trường cán bộ y tế lớn, đông có lúc đến 2.000 học viên. Với qui mô ấy, tất nhiên phải có "bộ môn Mác-Lê" chuyên lo giảng dạy chính trị kéo dài hai ba năm với đầy đủ bài bản: duy vật lịch sử, biện chứng pháp, các cặp phạm trù v v... Nhưng công tâm mà nhận xét, phần lớn các thầy chỉ làm nhiệm vụ giảng bài, không đi sâu chức năng giáo dục, chức năng "trồng người", chưa nắm đầy đủ phương châm, nguyên tắc giáo dục của Bác Hồ, một ông giáo tài ba, một nhà sư phạm Việt Nam lỗi lạc... Sau mấy thập niên theo dơi bước đi của các học viên, tôi thấy kết quả không hơn, lại có khi thua hai bài giảng chính trị năm xưa "Bên cạnh rừng U Minh" hay "rẫy khóm, rẫy mía ở Biền Bạch". Ở nghề xem mạch, bốc thuốc, có thể dễ hiểu bởi từng có câu "Đa sự, hư bệnh". Nhưng ở lĩnh vực giảng dạy chính trị "Đa ngôn" chưa chắc đă "tối ưu" và bài học rồi sẽ "cuốn theo chiều gió".

Tôi t́m hiểu lư do của điều này, và rốt cuộc phải chấp nhận lời giải thích của cụ Nguyễn Du: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".  Anh chị em t́m đến các trường thời kháng chiến đa số đều được cơ sở nhận xét là có "cái Tâm" mà vào thời b́nh, bị xem nhẹ hơn "chữ Tài". Các học viên thời b́nh trước khi vào trường đều được "thử tài" qua một cuộc kiểm tra ngặt nghèo về văn hóa, như thời tôi c̣n làm hiệu trưởng trường cán bộ y tế Hà Nội . Làm sao "đo, đong, cân, đếm" được "cái Tâm" của học sinh khi chọn ngành nghề, biết mục tiêu theo đuổi. Ngay cả cái "Tài" về kiến thức văn hóa, cũng chẳng dễ ǵ mà kiểm tra cho đúng xem "tri hành có hợp nhất" không. Trong vô số mẩu chuyện về đề tài này, tôi nhớ măi chuyện hai cô nữ sinh Hà Thành được tuyển vào trường tôi năm 1956 với thái độ trân trọng v́ cả hai đều có bằng Tú tài Tây thời Pháp với điểm ưu. Sau một năm học tập họ được đưa "đi thực tế" về nông thôn. Cô thứ nhất ở trọ nhà một bác nông dân có con trâu c̣ trắng toát.  Cô khuyên chủ nhà "nên thường xuyên cho trâu ra nắng để da nó đen đi như các trâu khác". Cô thứ hai là khuê nữ phố Hàng Đào suốt thời học sinh, can ngăn một bà lăo chặt ngă cây chuối tiêu sau khi đă đốn lấy buồng: uổng quá nên để cho nó ra buồng lần khác!

Các bạn cười ư?  Đấy toàn là sự thật cả, tôi không hề bịa ra cho vui. Vậy đừng có lấy làm lạ tại sao "thái độ học tập" của họ là sau này để được hành nghề ở thành thị và trong "quan điểm quần chúng" họ quên phứt 85% là nông dân. Một y sĩ tốt cho nông dân không cần biết sử dựng siêu âm, X quang hay xét nghiệm khó, mà chỉ quen triệu chứng lâm sàng của bệnh lư cấp tính để xử trí kịp thời tại chỗ. Đó là điều chúng tôi đă làm.

Bài đă đăng trên Tập San Giáo Dục Miền Tây Nam Bộ. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch (1990)

Trở lại Mục Lục