thời gian
TRONG MẮT TÔI

Trần Hữu Nghiệp

(nxb Văn Nghệ - 1993)


 
18

Suy nghĩ về Nguyễn Đ́nh Chỉểu
nhân ngày giỗ lần thứ 100 (1988)

 

Sau lễ tang Bác Hồ, tháng 9 năm 1969, có lẽ đám tang giáo sư Tôn Thất Tùng vừa rồi là gây nhiều xúc động và tiếc thương nhất ở Hà Nội, một phần v́ nó đến quá đột ngột. Từ trường Đại học Y khoa đến nghĩa trang Mai Dịch, trên đường dài ngoài 12 cây số, đông nghịt người đứng xếp hàng từ sáng sớm hai bên lề, gương mặt buồn thiu, chờ đợi tiễn đưa giáo sư về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi linh cữu đi qua có nhiều mùi soa rút ra lau nước mắt.

Anh em từ thủ đô vào đă nói với tôi như vậy. Bác sĩ Tôn Thất Tùng quả là một “Thầy thuốc lớn” của dân tộc (dịch từ tiếng Pháp “Géant”).

Hồi c̣n nhỏ bà ngoại tôi kể chuyện: “Từ năm Mậu Tư (1888) đến nay, chỉ có đám ma Cụ Đồ Chiểu là có đông người đi đưa nhất. Từ chợ Ba Tri lên Giồng Chuối, nơi chôn cụ, đám người kéo dài gần hai cây số; cánh đồng dường như bị phủ trắng bởi khăn chế. Đám học tṛ của Cụ, trong đó có ông ngoại tôi, đều mặc đại tang”.

Ngày xưa, xă An B́nh Đông, chợ Ba Tri, dân cư c̣n thưa thớt. Đông đảo bà con đến đưa Cụ Đồ gồm cả người của các làng lân cận như An B́nh Tây, Phú Lễ, Vĩnh Hoà, Ba Mỹ hay xa hơn. Chắc có ít người đến chịu tang Nguyễn Đ́nh Chiểu v́ cụ là một nhà yêu nước, một nhà thơ lớn. Số đông hơn, chắc chắn là để tỏ ḷng tri âm một vị lương y nhân hậu. Cụ cũng là một “Thầy thuốc lớn”, cách đây một thế kỷ.

Trong cuốn sách mới ra gần đây nói về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, hy sinh tháng 11 năm 1968 ở chiến khu (Tây Ninh) (Anh Tư Thạch – Nhà xuất bản Y học – tháng 10 – 1981) nhà văn Mai Văn Tạo thuật lại lời một bà con nói về bác sĩ “Cái đức của ông này lớn lắm. Ông là người hành y - đạo chớ không phải y nghiệp”. Nhà văn nói thêm: “Chúng tôi c̣n trẻ, không rơ y đạo, y nghiệp khác nhau như thế nào”.

Nhiều anh em chúng tôi cũng vậy. Do đó tôi đă t́m đọc, đọc thật kỹ cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đ́nh Chiểu, mong hiểu được nội dung khái niệm “đạo” mà trong văn thơ Cụ cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần:

- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
- Ví trong “đạo” học bọn ta,
Một ngày chẳng thấy như ba tháng dài.
- Miễn cho thấy “đạo” rơ ràng
Chớ e hỏi dưới ngỡ ngàng hổ ngươi

Hơn nữa, trong truyện Ngư Tiều, người thầy thuốc lớn Kỳ-nhân-sư tự xông mắt cho mù để “đui mà giữ được đạo nhà”, và khỏi phải “về Liêu làm chức thái sư trong toà”.

Đúng 100 năm trước lúc vị tú tài mù Nguyễn Đ́nh Chiểu từ Huế t́m đường về nam chịu tang mẹ, một nho sĩ khác cũng vào tuổi 27 ấy nhưng lại thuộc ḍng dơi hết mực “trâm anh” (ông, cha, bác, chú, anh, em đều đậu tiến sĩ và làm quan to cho chúa Trịnh vua Lê) sau khi thi vào tam trường và “mười năm mài chiếc kiếm, sắc rực bén hào quang”, bỗng cảm thấy cái vô lư của cuộc đời theo đuổi công danh. Nên:

Lánh đời y đạo quyết tâm theo
Giàu chẳng màng chi há sợ nghèo.
(Trích Thượng kinh kư sự)

Cậu ấm Lê Hữu Trác do đó đă trở thành Hải Thượng Lăn Ông, một “thầy thuốc lớn” của dân tộc ta, tác giả bộ Y ṭng tâm lĩnh đồ sộ.

Trong bài thơ vịnh người “thầy thuốc” Nguyễn Đ́nh Chiểu giải thích:

Noi nghề quốc thủ ḷng son tạc
Giúp sống dân là trọn lẽ trời

Vậy theo cụ, cái lẽ trời, cái “y đạo” của người thầy thuốc là giúp “sống dân”, và như vậy để mà “giữ nước”.

*
*     *

Hồi c̣n ở rừng chống Mỹ, tôi có được đọc một số văn phẩm của tướng tá Ngụy quyền, in ra ở thành. Họ hay nói tới “con đường binh nghiệp”. Làm như khi “trời đất sinh ra chán vạn nghề, làm thầy, làm thợ với làm thuê”, th́ cũng có sẵn cái nghề đâm thuê, giết mướn chống lại nhân dân ḿnh. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, cụ Đồ Chiểu lại bảo phải “Thể theo trời đất một ḷng hiếu sinh”. Đó là “Tính nhân ái” mà bất cứ đạo đức y học ở thời đại nào và bất cứ ở đâu cũng đề cao. Nếu muốn dẫn chứng, bài này sẽ dài vô kể. Bởi tôi phải viết lại điều mà ở Ấn Độ, ngoài năm thế kỷ trước Công nguyên, người ta đă dạy cho y sinh trong sách Auveda, tôi phải nhắc lại lời cầu nguyện của lương y Do Thái Moise Mainomide, mà năm 1955 nước Ít-xra-en vừa thành lập năm 1948 đă hănh diện kỷ niệm 750 năm ngày mất. Tôi cũng phải ghi lại lời giáo huấn trích ra từ Quy tắc y khoa của danh sư Sina Avicenna mà năm 1981 vừa qua cả Liên Xô và thế giới Ả Rập đều long trọng kỷ niệm 1.000 năm ngày sinh. Và đặc biệt là “Lời thề Hippocrate” đă có bốn thế kỷ trước Tây lịch, rồi ở Pháp gần 200 năm nay cũng như tại Sài G̣n trước 1975, y sinh phải xướng lên khi lănh bằng bác sĩ.

Nhưng đối với y - đức học Nguyễn Đ́nh Chiểu, cái NHÂN kia chưa đủ, nếu nó không đi theo chữ NGHĨA. Cụ nói:

Mến Nghĩa bạo đành làm phản nước
Có Nhân nào nỡ phụ t́nh nhà.

Những “Thầy thuốc lớn” nhất, trước cụ, cũng đều thiết tha với chữ Nghĩa đó. Hải Thượng Lăn Ông viết trong Y lư thâu nhàn:

Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong ḷng chẳng đổi phương

Lùi xa hơn nữa vào dĩ văng của dân tộc, “thầy thuốc lớn” đầu tiên được biết ở nước ta là Sư Tuệ Tĩnh, thời nhà Trần. Cụ thiết tha với chữ Nghĩa cho đến đỗi đặt tên cho bộ sách tổng kết công tŕnh nghiên cứu y thuật của ḿnh viết ra chữ nôm là “Hồng Nghĩa giác tư y thư”. Và như thế cũng để mà giữ nước. Bằng cớ là trong bài Trực giải chỉ nam dược tính phú, Tuệ Tĩnh viết:

Phải đưa sinh dân lên chỗ ấm êm
Mới đặt thế nước vững tựa non núi.

Và do quá nhiệt thành hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc Nam có sẵn thay thế cho thuốc Bắc khó t́m, cụ quên ḿnh là con cửa Thiền, ăn chay từ khi mới sáu tuổi, khuyến khích phạm ngũ giới cấm. Có nhiều vị thuốc cụ mách cho dân, muốn t́m ra, không có cách nào tránh khỏi “tội sát sinh”, như vị “kê nội kim” để điều hoà tỳ vị (màng trong mề gà), vị “xuyên sơn giáp” (da con trút) để chữa phong tê, tắc sữa v.v…

*
*   *

Dấn thân vào nghề làm thuốc với những ư nghĩ khác nhau, người th́ bởi tuân theo lời Phật dạy “Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu một người”, người th́ chán ngán cái triều đ́nh vua Lê chúa Trịnh, nên muốn học theo Lăo Trang đi “lánh đời, công danh trước mắt coi như nước”, trở thành một “Lăn ông”, người th́ “trí quân hai chữ mơ màng năm canh” bỗng nhiên vỡ mộng v́ đă hoá mù rồi:

Tưởng là đạo thuốc thâm u
Hay đâu Y cũng trong Nho một nghề
(Trích Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Người th́ học nghề rồi, bỗng ngây ngất trước cái hào quang của Hồ Chủ Tịch. Từ Tuệ Tĩnh tới Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, những “thầy thuốc lớn”của ta dường như gặp nhau trên hai chữ “Nhân – Nghĩa”, hiểu theo tinh thần truyền thống Việt Nam đă có từ 4.000 năm nay. Nhờ đó mà họ tránh được mọi cám dỗ, trở về hành nghề giữa nhân dân lao động, hoặc giúp đỡ nghĩa quân, dù phải chịu cảnh túng nghèo. Tuệ Tĩnh học giỏi, đi thi đă đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) bởi Phật dạy tín đồ phải có “ngũ minh”, mà hai cái “minh” đầu là học cho thông chữ nghĩa và y khoa, rồi từ chối ra làm quan. Hải Thượng đă từ chối chức Thái y của chúa Trịnh và ngay cả 50 quan tiền thù lao chỉ nhận năm quan, đủ ăn đường trở về Hương Sơn. Đồ Chiểu đă từ chối đất đai gia đ́nh, tiền phụ cấp, và ngay cả tiền nhuận bút cuốn Lục Vân Tiên đem in mà tên tham biện Ponchon đề nghị trả. Giáo sư Tôn Thất Tùng ngày c̣n ở Việt Bắc trước bao nhiêu mật thư hứa hẹn đủ điều của giáo sư Pierre Huard từ Hà Nội gởi vào.

Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi có dịp đọc lại một số bài nói đến Đạo đức y học của các đồng nghiệp đă đăng tên tạp chí Bách khoa, nguyệt san Đại học Minh Đức, v.v… Tất cả bài ấy khẳng định rằng hoạc “Nhân – Nghĩa” của thầy thuốc là bắt nguồn từ giáo lư Khổng Mạnh, hoặc nội dung lời thề Hippocrate là tuyệt đỉnh của chủ nghĩa nhân văn. Hầu hết các đồng nghiệp nầy đều đă bỏ nước ra đi. Có lẽ v́ họ nghĩ rằng ở đâu thầy thuốc cũng có cơ hội thực thi nhân nghĩa, làm khoa học.

Không, dứt khoát là không đợi tới thời Nguyễn Trăi, tổ tiên ta mới biết “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” và trừ bạo. Trước đó rất lâu, trong thời kỳ c̣n rực rỡ của nhà Trần, người ta đă hiểu Trung Quốc và Việt Nam có nhiều chữ đồng âm, đồng nghĩa, nhưng nội dung cụ thể th́ khác xa một vực một trời. Trần Anh Tôn, trong một bài thơ, lưu ư ta rằng nhà Đường và nhà Trần, hai vua cùng có tên là Thái Tôn có niên hiệu cùng nghĩa là Trinh Quán và Nguyên Phong. Nhưng đức độ và hành vi rất khác nhau: vua Đường giết anh là Kiến Thành làm phản, Trần Thái Tôn có anh là An Sinh làm phản nhưng lại tha. Đó là nhân nghĩa Việt Nam.

Ḷng nhân ái của lời thề Hippocrate chỉ là: “Tôi săn sóc miễn phí cho người nghèo và không đ̣i hỏi tiền thù lao quá đáng so với công sức bỏ ra”. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đ́nh Chiểu dạy y sinh:

Thấy người đau giống ḿnh đau
Phương nào cứu đặng mau mau trị lành
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh c̣n cứu đặng, thuốc đành cho không.

Cái nhân của các “thầy thuốc lớn” ở đất nước Việt Nam đối với quê hương Tổ quốc. Nhờ đó mà trong cảnh nghèo túng, họ vẫn luôn luôn bằng ḷng về ḿnh. Hải Thượng Lăn Ông viết:

Ngày ngày xem bệnh vừa xong.
Đêm đêm tựa ánh trăng trong khảy đàn.

Và Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngoài giờ bốc thuốc, vẫn sáng tác văn thơ.

Tôi nhớ đến nụ cười rạng rỡ trên môi bao nhiêu đồng nghiệp, bác sĩ, y tá, hộ lư, mà hằng ngày tôi gặp ở các bệnh viện trong thời buổi đời sống c̣n nhiều chật vật khó khăn hiện nay. Lương y Nguyễn Đ́nh Chiểu, nếu có chiếc gậy thần nào làm cho sống lại và được sáng mắt ra, chắc phải bằng ḷng về họ cũng như bằng ḷng về tất cả chúng ta đă làm cho quê hương sạch bóng quân thù, mặc dù c̣n lại bộn bang mùi khó chịu của “tinh chiên”.

(Bài viết tháng kỷ niệm lần 100 ngày giỗ lương y Đồ Chiểu qua đời 1988 đă đăng trên báo Văn, cơ quan Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh).

Trở lại mục lục