(Phần I sẽ đăng sau)
Phần Hai
Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế
Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ,
hiệp định Genève, vĩ tuyến 17, sông bến Hải là những từ gây chấn động
mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc trong tâm thức nhân dân Việt Nam.
Sau gần một trăm năm kháng chiến với rất
nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt
Nam với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành
lại độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại:
miền Nam, nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao
của vinh quang và tự hào dân tộc. Đồng bào theo đạo Phật chia sẻ niềm
vinh quang và tự hào ấy. Công cuộc chấn hưng đã góp phần, bước đầu làm
sống lại tinh thần Phật giáo Lý – Trần, đã nối kết người phật tử với
thân phận đất nước. Tăng sĩ, phật tử cũng tham gia “sát thát” như bất cứ
người Việt
Đất nước bị chia cắt, cuộc ra đi từ miền
Bắc (di cư) của non một triệu con người, cuộc ra đi từ miền
Xâm lược và đô hộ, thực dân và đế quốc,
đàn áp và bóc lột, chém giết và tù đày, nô lệ và đói nghèo, cuộc kháng
chiến trường kỳ và vô cùng khắc nghiệt, ý thức hệ, chánh kiến, tôn giáo,
đảng phái, địa phương, địa bàn cư trú, thành phần xã hội, quyền lợi, địa
vị, danh vọng… tất cả những thứ ấy cộng lại và nhiều thứ khác nữa đã
tích tụ, đã tác động qua lại làm nên VẤN ĐỀ MIỀN NAM và VẤN ĐỀ VIỆT NAM
với những điểm mốc thời gian: 1954, 1960, 1963, 1968, 1973, 1975. Phật
giáo Việt
Chương I
Bối cảnh miền
Chế độ độc tài Ngô Đình Diệm
Điều 1 (chương
một) của hiệp định Genève về Việt
Mục 6 của tuyên bố cuối cùng ( không có
chữ ký) nói rõ rằng: “ đường ranh
giới quân sự là tạm thời và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được
coi là biên giới lãnh thổ hay chính trị”.
Như vậy, vĩ tuyến 17 không phải là lằn
ranh giới chia hai đất nước. Vĩ tuyến 17 chỉ là lằn ranh tạm thời giữa
hai khu phi quân sự. Hai bên rút quân về phía sau khu phi quân sự ấy.
Quân Pháp ở phía Nam, Việt Minh ở phía Bắc. Sau đó người Pháp rút quân
về nước, và “một cuộc tổng tuyển
cử sẽ được tổ chức hai năm sau ngày hiệp định được ký kết để bầu chọn ra
một nhà cầm quyền cho quốc gia Việt Nam Độc lập và Thống nhất”.
Tinh thần hiệp định Genève là như thế.
Nhưng các bên liên hệ đã làm gì trước và
sau khi hiệp định được công bố? Ngày nay ta không khó lắm để mô tả mưu
đồ và hành động của mỗi bên.
Về phía Mỹ: Mỹ là một trong chín bên
tham dự hiệp định Genève về Đông Dương, tám bên còn lại là: Pháp, Liên
Xô, Anh, Trung Quốc, Campuchia, Lào và hai phía Việt Nam là chính phủ Hồ
Chí Minh, chính phủ Bảo Đại thuộc Pháp. Nhưng Mỹ đã không ký vào Tuyên
bố cuối cùng tại Genève. (do Mỹ không ký, nên các nước khác cũng không
ký).
Sách lược của Mỹ về Đông Dương sau chiến
tranh thế thứ hai là:
-- Một: Ủng hộ Pháp phục hồi lại các
thuộc địa, tích cực giúp Pháp tái chiếm Đông Dương. Sử dụng Pháp như
một tên lính đánh thuê để thực hiện sách lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á.
-- Hai: Từ năm 1950 khi thấy Pháp sa lầy
ở Việt Nam, Mỹ dần dần muốn đẩy Pháp ra và tự mình đảm trách vai trò
cảnh sát quốc tế ở khu vực này. Việc tuyển chọn Ngô Đình Diệm (từ sau
1950), điều đình với Pháp, trả giá với Bảo Đại, cấu kết với giáo hội
Thiên Chúa giáo La Mã để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng, và
bày bố mưu ma chước quỉ để Ngô Đình Diệm chiếm đoạt mọi quyền lực và
biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng là những mắc xích nằm trong
xâu chuổi sách lược của Mỹ ở Việt Nam, Đông Dương. Đông Nam Á và châu Á.
Sách lược này bất chấp các quyền lợi tinh thần, vật chất của nhân dân,
đất nước Việt Nam. Chính Mỹ là con ác chủ bài phá bỏ hiệp định Genève.
Chưa đầy hai tháng sau khi hiệp định Genve chính thức công bố, Mỹ và các
nước Úc, Tân Tây Lan, Hàn Quốc, Phi Luật Tân, Thái Lan ký kết hiệp ước
Liên Phong Đông Nam Á (SEATO), mặc nhiên xem Nam Việt Nam là vùng
phu sóng của Mỹ.
Về phía tập đoàn Ngô Đình Diệm: Trong
khi Mỹ muốn biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng theo sách lược
toàn cầu của họ, thì Ngô Đình Diệm nương nhờ thế lực Mỹ để thực hiện mưu
đồ cát cứ lâu dài, tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng
vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên
Chúa giáo.
Để thực hiện tham vọng đen tối chống lại
quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao
Thiên Chúa giáo của ông, một mặt ngang ngược phá bỏ hiệp định Genève,
một mặt tiến hành các biện pháp sau:
1/ Lật đổ
Bảo Đại, người đã bổ nhiệm ông làm thủ tướng và đã quì lạy hứa trung
thành “với hoàng thượng” trước khi trở về Việt Nam.
2/ Tiêu diệt các đảng phái, các giáo
phái.
2/ Tiến hành các chiến dịch đẫm máu tố
Cộng, diệt Cộng, bắt bớ tra tấn và giết hại hàng chục ngàn người cựu
kháng chiến, làm tan nát hàng trăm ngàn gia đình có thân nhân đi tập
kết.
4/ Thực hiện một kế hoạch lâu dài nhằm hạn chế, đàn áp và tiêu
diệt Phật giáo.
Về phía miền Bắc, bên duy nhất thành
thật muốn thi hành hiệp định Genève, đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí
Minh đã:
1/ Triệt
thoái hết lực lượng quân sự về phía bên kia bắc vĩ tuyến17. Để lại miền
2/ Tiến
hành cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc theo mô hình và sự chỉ
đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
3/ Đến
khi không còn hy vọng gì chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành hiệp định
Genève, thì đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh mới vận động sự trợ
giúp của Liên Xô, Trung Quốc để phát động chiến tranh giải phóng. Mặt
trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời vào tháng 12 năm 1960 là hành
động chẳng đặng đừng. Bởi “đất nước này là một, dân tộc này là một trong
chế độ Xã hội Chủ nghĩa.”
Đại thể tình hình chính trị ở miền
Hơn bất cứ nơi nào trên cả miền
-- Huế là
kinh đô của nhà Nguyễn, việc truất phế Bảo Đại và tước đoạt một số tài
sản của Hoàng tộc đã gây bất mãn, khinh bỉ và căm giận trong đa số các
giới thuộc cựu trào.
-- Huế là
kinh đô của Phật giáo, việc kì thị, bêu riếu, hạn chế, đàn áp và tiêu
diệt Phật giáo đã thúc đẩy đồng bào Huế theo đạo Phật đoàn kết lại và
đấu tranh sinh tồn với chế độ.
-- Huế –
miền Trung là xứ sở của những cực đoan chính trị, là nơi hoạt động sôi
nổi của các đảng phái. Việc tố Cộng, diệt Cộng bằng các biện pháp Phát -
xít và thanh toán các đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng đã biến anh em nhà họ
Ngô thành kẻ thù không đội trời chung của tất cả.
-- Huế –
miền Trung là một khu vực kinh tế nghèo nàn, việc Ngô Đình Cẩn và anh em
nhà họ Ngô bắt bớ, tống tiền, làm nhục và cướp bóc tài sản của một số
thương gia, nhà doanh nghiệp đã khiến giới doanh thương hoảng sợ tìm
đường làm ăn nơi khác, những người còn lại đa phần là tiểu thương âm
thầm chịu đựng và khinh ghét chế độ. Đường lối kinh tế của tập đoàn Ngô
Đình Diệm là bỏ rơi nông dân và dân nghèo thành thị, bao che cho địa chủ
và bọn tư sản mại bản. Viện trợ Mỹ tập trung vào túi không đáy của bọn
tham nhũng, vào bộ máy quân sự, công an mật vụ, thông tin tuyên truyền,
hành chính thư lại.
Chính sách văn hoá giáo dục phục vụ cho
mưu đồ cát cứ, nhân danh chủ nghĩa chống Cộng mà chống phá miền Bắc, cản
ngăn việc thống nhất đất nước, tuyên truyền chủ nghĩa Duy linh – Nhân
vị, thần thánh hoá anh em nhà họ Ngô, và cuối cùng là chống phá Phật
giáo.
Một thị xã nhỏ như Huế mà có đến bốn
trường trung học Thiên Chúa giáo: Pellerin,
Tất cả các mưu đồ, sách lược và động
thái của chính quyền Ngô Đình Diệm từ việc thay đổi các thành phần viên
chức, thành phần dân cư theo tiêu chí Thiên Chúa giáo, đến việc đánh phá
tiêu diệt niềm tin, nhân sự các bộ phận quần chúng ngoài Thiên Chúa giáo
đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến Huế – miền Trung và cả miền Nam
thành một quốc gia riêng biệt, một nước Thiên Chúa giáo dưới sự quan
phòng của đức Chúa Trời – “Đấng sáng tạo ra muôn loài có quyền năng và
giá trị tuyệt đối”. Đất nước, Dân tộc và các nền văn hoá, văn minh khác
chẳng là cái gì cả trước mắt giáo hội và số đông người Thiên Chúa giáo
vào thời buổi ấy. Càng ngày đồng bào theo đạo Phật miền Trung – Huế càng
thấy rõ nguy cơ Đạo pháp và Dân tộc bị huỷ hoại bởi chính quyền anh em
nhà họ Ngô.
Nhưng nguy cơ đâu chỉ có đến từ một
phía.
Đồng bào theo đạo Phật ở miền Trung –
Huế, đặc biệt là thành phần trí thức (sau chấn hưng trí thức phật giáo
tăng trưởng mạnh và đông) cảm nhận một nguy cơ đến từ phía khác: đó là
chiến tranh và chủ nghĩa Cộng sản. Khi không thống nhất đất nước theo
con đường hoà bình và theo tinh thần hiệp định Genève, đảng Cộng sản và
chính phủ Hà Nội chắc chắn sẽ tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam,
nối liền Nam – Bắc và xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản trên cả nước Việt Nam
thống nhất. Đối với Phật giáo chiến tranh không hứa hẹn điều gì tốt đẹp
cả. Và chủ nghĩa Cộng Sản theo sách vở và những thông tin họ nhận được
qua báo chí, đài phát thanh, qua những người đồng đạo trở về từ bên kia
giới tuyến, và đặc biệt qua kinh nghiệm bản thân – thì luôn luôn xem tôn
giáo là kẻ đồng hành với phản động và lạc hậu. Trong kháng chiến chống
Pháp hầu như tất cả các chùa chiền, sư tăng, phật tử đã không nhiều thì
ít, không trực tiếp thì cũng gián tiếp, đều tham gia. Và kinh nghiệm
đứng chung chiến hào với người Cộng Sản, số đông trong họ đinh ninh rằng
bạo lực cách mạng sẽ quay chỉa về phía tôn giáo (trong đó có Phật giáo)
sau khi đánh đuổi được ngoại xâm. Điều đang lưu ý là giới trí thức Phật
giáo, sau buổi cầu siêu Thích Trí Thuyên và các tăng ni phật tử hy sinh
trong kháng chiến tại chùa Bảo Quốc năm 1948, đã bắt đầu nghiên cứu học
thuyết Cộng Sản tương đối có bài bản. Lần hồi họ nhận ra rằng chủ nghĩa
Mác – Lê và Phật giáo có những khác biệt rất căn bản. Người Cộng Sản chủ
trương duy vật và vô thần. Người Phật giáo chủ trương duy thức, không
duy vật cũng không vô thần. Người Cộng Sản cho rằng những đau khổ trong
mọi giai đoạn lịch sử là do giai cấp thống trị bóc lột và đàn áp người
cùng khổ. Trong khi đó người Phật giáo cho rằng mọi đau khổ nơi trần thế
là do tham sân si của mỗi con người trong tất cả mọi giai cấp chứ không
trừ một cá nhân hay giai cấp nào. Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh
giai cấp bằng bạo động, và chỉ có bạo động. Người Phật giáo chủ trương
đấu tranh để chuyển hóa các thực tại đau khổ bằng phương pháp bất bạo
động, và chuyển hóa trong hòa bình…
Tình thế của Phật giáo từ sau hiệp định Genève là trên đe dưới búa.
Hồi năm 1972 ở trại thẩm vấn, nhà sư Thích Như
Ý còn nói với tôi:
“Đấu
tranh với chính quyền Ngô đình Diệm là khó, nhưng không khó bằng sống
chung với người anh em Cộng Sản. Trong chế độ Ngô Đình Diệm số người có
lí tưởng không nhiều. Bản chất của chế độ ấy là tham vọng độc tôn và
quyền lợi tầm thường, điểm tựa dân tộc còn chông chênh hoặc không có. Cụ
Hồ và đảng Cộng Sản Việt Nam thì ý thức, tình cảm dân tộc sâu sắc và
mạnh mẽ nhưng tạm thời. Chủ nghĩa Cộng
Sản đối với các vị là lí
tưởng lâu dài. Lí tưởng ấy đối với cụ Hồ và các đệ tử của cụ là
để phục vụ dân tộc ở thời kỳ đầu, về sau phục vụ giai cấp vô sản
và phong trào Xã hội Chủ nghĩa trên toàn thế giới. Phật giáo và Cộng Sản
có một chút gần gủi ở mục tiêu dân tộc. Còn mục tiêu Xã hội Chủ nghĩa
đối với Phật giáo rất xa lạ về lý thuyết lẫn thực hành”. Sư Như Ý còn
nói thêm một câu mà cho đến nay tôi chưa hiểu hết:
“Nhiều người tiếc là Marx chưa tiếp cận với phương thức sản xuất châu Á.
Tôi chỉ tiếc là Marx chưa tiếp cận đạo Phật và Dịch lí”.
Để thoát ra khỏi
các nguy cơ trước mắt (chế độ Ngô Đình Diệm) và lâu dài (chủ nghĩa Cộng
sản) như ở trên tôi đã trình bày, để khẳng định mình là một bộ phận sinh
lực có quyền tồn tại và có trách nhiệm trước vận mệnh Đất nước, Dân tộc
và Đạo pháp, Phật giáo Miền Trung – Huế đã chuyển mình qua giai đoạn
khác, giai đoạn dấn thân.
Trong “tiểu
truyện tự ghi” của nhà sư Thích Trí Quang có một đoạn như sau:
“Giáp ngọ 2946 (1954), kháng chiến chống Pháp kết thúc. Miền
Đoạn tự truyện
này chứa đựng nhiều thông tin. Tôi chỉ nêu mấy điểm chính:
-- Thứ nhất: Vào thời điểm trước khi
hiệp định Genève ký kết, nhà sư Trí Quang lúc bấy giờ vừa bước tới tuổi
trung niên (ông sinh năm1923). Ông không ở lại trên miền Bắc mới được
hoàn toàn giải phóng để xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, mà ông đi vào
Là một trong những người con ưu tú của
Phong trào Chấn hưng, ông phải đến cái nơi mà tình thế cần. Nơi ấy “quạ
lang” đang “hoành
hành”, Phật đang cần được
“báo
bổ”. Bởi nơi ấy, ông Ngô Đình Diệm – vị thượng thư đầu
triều đạo Thiên Chúa dòng năm nào, nay đã “đứng
ra”. Phải chăng
đây là lời tiên báo, là cuộc dấn thân của một nhân vật tự biết mình sẽ
nắm giữ vai trò “phát
động” và“chung
sức
lãnh đạo” việc
chống chế độ Ngô Đình Diệm?
Hay, đây là một biện chứng tất yếu, một hành xử mẫu mực của một trong
những thành tựu mà phong trào Phật giáo Chấn hưng đã dày công un đúc?
-- Thứ hai: là những lời mà nhà sư Trí
Quang đã không ghi lại trong
Tiểu truyện tự ghi. Ấy là: Phật giáo miền Trung – Huế đã làm gì,
đã chuẩn bị ra sao trước khi vào cuộc? Đương nhiên là trong từng ấy năm
trời (1954 – 1963) những người khởi xướng, lãnh đạo phong trào cùng với
đông đảo các phật tử, quần chúng của họ, đã làm biết bao công việc để:
chỉ với kinh kệ, chuông mõ, với tinh thần vô uý, chỉ với ánh sáng Đại
hùng, Đại lực, Đại từ bi, chỉ với phương pháp bất bạo động, chỉ với niềm
tin mãnh liệt và bền vững vào đạo pháp, họ đã đỉnh đạc đương đầu với các
thứ ma chướng bạo tàn và hung hiểm từ chế độ Ngô Đình Diệm, để rồi góp
phần quyết định đánh bại nó.
Trong khi tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa
giáo Ngô Đình Diệm ồn ào phát động các chiến dịch bài Phong, đã Thực,
diệt Cộng đằng đằng sát khí với máy chém và súng đạn, bắt bớ, tra tấn,
tù đày, chém giết, thì bộ phận đầu não của phong trào Phật giáo Dấn thân
Miền Trung – Huế, một mặt kiên trì khiếu nại, phản kháng và tố cáo các
hành động tội ác của chính quyền đối với phật tử ở nhiều địa phương
trong phạm vi luật pháp của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, một mặt âm thầm mà
quả quyết tiến hành các chương trình kế hoạch, tổ chức và phát triển lực
lượng để sẳn sàng thách đấu khi thời cơ đến:
* Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục,
đào tạo tăng ni với qui mô lớn hơn, cải cách và nâng cấp chương trình,
nội dung, phương pháp thích ứng với cơ, lý của đất nước và thế giới
trong thời đại mới. Xây dựng Phật học viện Hải Đức, biến Nha Trang thành
một trung tâm Phật giáo lớn của miền
* Mạng lưới các trường tư
thục Bồ Đề từng bước tăng cường và mở rộng không những ở Huế mà ở nhiều
tỉnh thành, huyện lị miền
* Cũng cố và phát triển hệ thống giáo
hội các cấp. Mặc dù Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã được thành lập ở Huế
từ năm 1951, và sau đó Giáo hội Tăng già Toàn quốc cũng được ra mắt tại
chùa Quán Sứ Hà Nội. Tuy nhiên trong thực tế, các Tổng hội và Giáo hội
thống nhất chỉ hiện hữu trên danh nghĩa, không phát huy được chức năng,
tác dụng như mong ước của phật tử cả nước và các nhà lãnh đạo Phật giáo
Miền Trụng. Bù lại Giáo hội Miền Trung – Huế lại tỏ ra đoàn kết, năng nổ
và tích cực hoạt động. Trước tình hình miền
Một mặt Phật giáo Miền Trung – Huế ra
sức củng cố, phát huy vai trò, năng lực của các cấp giáo hội từ trung
ương xuống địa phương, một mặt mở rộng mạng lưới các chùa, học viện, ni
viện ở trong và ngoài khu vực miền Trung. Phật học viện Hải Đức được xây
dựng ở Nha Trang từ sau 1954. Từ thời điểm này, Nha Trang từng bước trở
thành trung tâm Phật học lớn của Miền
* Phát triển Gia Đình Phật Tử: Song song
với sự phát triển của mạng lưới chùa chiền, Phật học viện, Niệm phật
đường và Khuôn hội, Gia Đình Phật Tử của các tỉnh miền Trung – Huế lớn
lên không ngừng cả lượng và chất. Trước năm 1945, so với tổ chức Hướng
Đạo Sinh, Gia Đình Phật Tử (lúc bây giờ là Gia Đình Phật Hoá Phổ) còn
quá khiêm tốn. Sau 1954, tổ chức Phật tử trẻ tuổi này đã tỏ ra ngang
ngửa bên cạnh anh bạn lớn tuổi của mình – tổ chức Hướng Đạo. Tại Thừa
Thiên Huế vào năm 1963, đã có trên một trăm Gia Đình Phật Tử. Phật tử
sinh hoạt bên cạnh các Khuôn hội và Niệm phật đường. Rất nhiều huynh
trưởng Gia Đình Phật Tử có học vấn cao (tốt nghiệp đại học hay tương
đương) và có trình độ chuyên môn vững vàng nên hoạt động Gia Đình Phật
Tử là rất hữu ích, có uy tín không những trong Phật giáo đồ mà còn gây
được thiện cảm ngoài xã hội.
*
Phát hành báo
chí: Từ sau 1954, Phật Giáo
miền Trung – Huế xuất bản
tạp chí Liên Hoa và là lực lượng chính điều hành tạp chí Phật giáo Việt
Nam – cơ quan ngôn luận trên danh nghĩa của Tổng Hội Phật Giáo Miền Nam.
Từ cuối năm 1955, Liên Hoa nguyệt san là
cơ quan truyền bá Phật pháp của Giáo hội Tăng già Trung Việt, do thượng
tọa Thích Đôn Hậu làm chủ nhiệm, nhà sư trẻ Thích Đức Tâm làm chủ bút và
sư bà Diệu Không làm quản lý. Liên Hoa nguyệt san là hậu thân của Liên
Hoa văn tập của Liên Hoa Tùng Thư do sư bà Diệu Không chủ trương. Ngoài
phần nghiên cứu (lịch sử Việt Nam và Phật giáo) và dịch thuật kinh điển
Phật giáo, Liên Hoa còn chuyển tải tinh thần đạo Phật, lập trường và
hướng đi của Phật giáo miền Trung trước tình hình và bối cảnh mới của
miền Nam qua các sáng tác thơ, văn, nhạc, họa và các tin tức Phật sự.
Cộng tác viên thường trực của Liên Hoa là Thích Trí Quang, Võ Đình
Cường, Nguyễn Hữu Ba, Phạm Đăng Trí, Trụ Vũ, Thanh Thuyền, Nguyễn Thái…
Thỉnh thoảng các nhà sư đang du học nước ngoài cũng gởi bài về đóng góp,
như Minh Châu, Thiên Ân, Mãn Giác. Liên Hoa phát hành khắp các tỉnh
thành miền Trung và cả Sài Gòn. Độc giả của Liên Hoa không chỉ là phật
tử. Nhiều độc giả ngoài Phật giáo tìm đọc Liên Hoa mỗi tháng vì ở đó
chứa đựng nhiều nội dung mà họ quan tâm. Cuối năm 1966 Liên Hoa đình
bản.
* Như chúng ta đã biết, năm 1951, sáu
tập đoàn Phật giáo của ba miền Bắc, Trung, Nam đã họp đại hội ở chùa Từ
Đàm để thống nhất ý chí trong một giáo hội duy nhất là Tổng hội Phật
giáo Việt Nam. Tháng 4 năm 1956, Tổng hội Phật giáo Việt
Phật giáo Việt
Chủ nhiệm Thích Huệ Quang điều hành tạp
chí Phật giáo Việt Nam đến số thứ ba thì qua đời đột ngột vì tai biến
mạch máu não trong lúc cầm đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự hội
nghị Phật giáo Liên Hữu lần thứ tư tại Nepal. Từ số thứ tư trở đi nhà sư
Thích Nhất Hạnh là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tình hình Phật giáo sau đại
hội II cũng chỉ thống nhất trên hình danh, các tập đoàn vẫn giữ nguyên
bản vị trong việc điều hành những Phật sự quan trọng. Do vậy tạp chí
Phật giáo Việt
1/ Phê phán nghiêm khắc tình trạng “Ngã
tướng” khống chế các tập đoàn, gây “mâu thuẫn nội bộ”, “cản trở công
việc đối ngoại”, “phá vỡ các chương trình, kế hoach to lớn và tốt đẹp”
được đề ra bởi Tổng hội, phá vỡ sự đoàn kết, ý chí và khát vọng thống
nhất của đông đảo tăng ni và quần chúng Phật tử.
2/ Xây dựng bản sắc và nền tảng Tư Tưởng
cho Phật giáo Việt
3/ Phật giáo Việt
Công cuộc chuẩn bị lực lượng để bước vào
giai đoạn dấn thân của Phật giáo Miền Trung – Huế theo như tôi đã trình
bày là bước đầu tiếp cận. Rất mong các nhà nghiên cứu xem đây là những
gợi ý để độc giả có được những thành quả nghiêm túc và đầy đủ hơn về một
thời kỳ lịch sử quá ư phức tạp nhưng không kém phần thú vị.
|