Bài trả lời của gia đình thừa kế
cố
học giả Nguyễn Hiến Lê tại Việt Nam

 

Nhận được tin phản ảnh của bạn đọc Kim Lê trên báo Tuổi Trẻ (đăng lại nguyên văn ở đây: Việc Nhà Xuất Bản Sửa Đổi Tên Sách Của Tác Giả Đã Khuất) gia đình thừa kế tác quyền trong nước của cố học giả Nguyễn Hiến Lê thy nhận xét của Kim Lê rất xác đáng; tiếc là đến giờ chúng tôi, mới được biết (từ một bạn đọc) việc sửa đổi tên sách "chướng mắt" này ! Người tái bản t ý sửa tên sách đã là một chuyện "coi thường" tác giả rồi, còn đối với một tác giả đã từ trần chúng tôi coi vic này không thể chấp nhận đưc, nhất là Nhà Xuất bản có quyền viết "lời giới thiệu" thêm trong sách, với ý kiến riêng và phải kí tên của mình rõ ràng để tự chịu trách nhiệm về sau với công chúng. 

Luật Sở hữu trí tuệ của VN phân biệt rõ ràng quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Theo điều 27 luật này, Nhà nước XHCN Việt Nam công nhận "Quyền nhân thân" vĩnh viễn thuộc về tác giả và người thừa kế (nếu có), chỉ có "Quyền tài sản" mới có thể chuyển nhượng, mua bán. Do đó MCBooks mua bản quyền các tác phẩm của cố học giả Nguyễn Hiến Lê thì tất nhiên có quyền tái bản, nhưng không mặc nhiên có "quyền nhân thân" để tự ý sửa đổi tên tác phẩm như vậy. Chúng tôi muốn biết : thứ nhất, tại sao BizBooks đã bất chấp luật SHTT để sửa tên sách mà không xin phép người thừa kế tác giả ? Và thứ hai, với lí do nào mà lại chọn các từ ngữ như vậy ?

Có thể BizBooks chỉ coi đó là một sơ sót, nhưng những độc giả tinh tế sẽ nhận ra ngay sự tắc trách, thiếu chuyên nghiệp của nhà xuất bản, vậy MCBooks có nên tự bôi nhọ hình tượng và uy tín của mình như vy hay không?

Chúng tôi tri ân cố gắng của MCBooks trong thời gian qua đã quảng bá tác phẩm của cố học giả Nguyễn Hiến Lê. Mong rằng MCBooks sớm công b trả lời sẽ xử lí ra sao để chỉnh đốn lại các vi phạm "văn hóa xuât bản" này.

Hoàng Hà, đại diện gia đình thừa kế cố học giả Nguyễn Hiến Lê tại Việt Nam