Nghĩ Từ Chuyện Bôi Nhọ Giáo Sư Ngô Bảo Châu

Nguyễn Trọng B́nh

 

Đúng hai tháng trước đây, ông Vơ Văn Thưởng – Trưởng ban tuyên giáo Trung ương có phát biểu và hứa hẹn sẽ xin ư kiến cấp trên nhằm tổ chức những cuộc “đối thoại” giữa Đảng, chính quyền với người dân đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến. Trong một bài viết gần nhất của ḿnh, bản thân tôi cũng rất ủng hộ và hoan nghênh chủ trương này của ông Thưởng. Tuy vậy, cho đến nay, với những ǵ đă diễn ra, có thể thấy dường như đang có sự “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong vấn đề này từ phía Đảng và chính quyền. Nói cách khác, chủ trương và đề xuất đối thoại của ông Thưởng chưa kịp triển khai th́ không ai khác chính những người của Đảng với tư tưởng bảo thủ và nhỏ nhen làm cho mọi thứ có nguy cơ đổ vỡ. Hoặc nếu không, th́ rất có thể phát biểu đề xuất đối thoại của ông Thưởng chỉ là quan điểm nhất thời của cá nhân ông mà thôi. Chủ trương ấy có lẽ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra cũng có nghĩa với khả năng để cả dân tộc có được sự ḥa giải, ḥa hợp thực sự; từ đó cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước trên tinh thần dân chủ, văn minh và tiến bộ sẽ ngày một u ám và bế tắc hơn?

Câu chuyện về những bài viết bôi nhọ GS Ngô Bảo Châu gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước những ngày qua là một ví dụ rơ ràng cho vấn đề này.

1. Ung dung đi giữa hai làn đạn

Có thể nói không ngoa rằng, Việt Nam có hơn 4000 năm lập quốc và nếu phải kể ra một đóng góp ǵ đó của người Việt vào kho tàng trí tuệ nhân loại th́ chắc chắn không thể không gọi tên Ngô Bảo Châu. Cá nhân tôi cho rằng, với việc công bố kết quả nghiên cứu, chứng minh “bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay c̣n gọi “bổ đề cơ bản Langlands” – thành tựu khoa học được Tạp chí Time (Huê Kỳ) b́nh chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009, đồng thời giúp ông đoạt đoạt giải Fields năm 2010, Ngô Bảo Châu rất xứng đáng được tạc tượng để tôn vinh. Kể lại và nhấn mạnh vấn đề trên không phải để thần thánh hóa ông nhưng ít ra là để cho những ai muốn “phản biện” hay “đối thoại” với ông về chuyện ǵ đó trước hết phải biết lượng sức ḿnh, phải “biết người biết ta”; hay ít ra là để tránh rơi vào một trong hai thái cực, hoặc là “thấy người sang bắt quàng làm họ” hoặc là “cầm đuốc đốt đền thiêng” để nhanh chóng nổi tiếng.

C̣n nhớ, năm 2010, thời điểm GS Châu được trao giải Fields và sau đó được chính quyền Nhà nước Việt Nam gặp gỡ vinh danh th́ dư luận xă hội đă bắt đầu xuất hiện những lời ong tiếng ve; lời ra tiếng vào từ cả hai phía “lề phải” và “lề trái”. Phía “lề trái” th́ sợ GS Châu sẽ bị “tê liệt”, bị tha hóa bởi những cám dỗ vật chất mà quên đi trách nhiệm phản biện xă hội của người trí thức… C̣n phía “lề phải” th́ sợ GS Châu nghe theo lời xúi dục của phe “lề trái”, “phản động” nên không ít lần chiêu dụ, rót mật vào tai. Tuy vậy, theo quan sát của tôi, Ngô Bảo Châu khi ấy và cho đến tận bây giờ vẫn rất b́nh thản, ung dung đi giữa hai làn đạn với dụng ngụ cảnh báo và đe dọa từ cả hai phía.

Không những vậy, có thể thấy những kẻ bắn ra “những phát đạn” từ cả hai bên h́nh như vẫn chưa đủ chiều sâu và nội lực để “sát thương” ông; với lại họ cũng không có đủ sự nhẫn nại cần thiết để có thể b́nh tĩnh quan sát những ǵ GS Châu đă làm từ ấy đến nay trong tư cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới. Đặc biệt là với những người thuộc phía “lề phải” đang kiêm vai tṛ của các “dư luận viên”, ngày đêm canh gác cho chính quyền.

2. Ḷng nhiệt t́nh cộng với sự ngu dốt…

Dù muốn dù không GS Châu hiện vẫn là thần tượng của rất nhiều người Việt Nam nhất là các bạn trẻ; và ông cũng chơi face với rất đông người theo dơi. Sức ảnh hưởng của ông v́ thế rất là lớn. Giờ đây mỗi suy nghĩ và lời nói ông phát ra dù rất b́nh thường nhưng có khi lại là tác nhân gây mất ăn mất ngủ đối với nhà cầm quyền. Không khó để mọi người có thể nhận ra sự sốt ruột, nôn nóng cùng cảm giác âu lo của họ khi thấy GS Châu cứ ngày một tuột ra khỏi tầm kiểm soát mà họ tự đặt ra và hằng mong ước. (Nói cho cùng, tất cả cũng là do họ bị chứng tự kỷ chứ ngay từ đầu GS Châu đă khẳng định rất rơ là, “đi theo lề là việc của những con cừu”). Vậy là, như một thói quen tệ hại lâu nay, ai nói khác ḿnh, có quan điểm không giống với ḿnh đều là bọn “phản động”, là “tay chân” của các “thế lực thù địch”. Nhưng như đă nói, đáng tiếc v́ không biết lượng sức ḿnh nên những người bôi nhọ GS Châu chỉ biết ŕnh rập, lâu lâu tung một cú “dưới thắt lưng” ông mà thôi. Nghe họ “lư luận” cùn theo kiểu “cả vú lấp miệng em” mà buồn cười và xấu hổ thay. Ví như: “ông ấy chỉ giỏi toán thôi, chứ mấy chuyện c̣n lại nhất là về chính trị th́ biết ǵ mà bàn”; hay “từ bấy đến giờ ông ấy đă làm ǵ cho đất nước Việt Nam”. Hoặc không th́ lại vơ biền, loạn x́ ngầu và thổ thiển như thế này:

Từ ngữ của Ngô Bảo Châu khi nói về đất nước, chính quyền chẳng khác gì đám rận chủ trong nước và những kẻ phản động người Việt hải ngoại. Và nhẽ đương nhiên được hiểu rằng NBC đang đứng chung, cùng hàng ngũ những kẻ chống phá đất nước. Vì thế, khó có thể chấp nhận được nhân cách một nhà khoa học lớn mà lại vô chính trị như vậy. Nhà nước đã có chính sách “cầu hiền tài”. Nhưng, hiền tài của NBC đâu chưa thấy, chỉ thấy Châu chống phá đất nước. Tuy nhiên, cầu hiền tài không có nghĩa Quốc gia, dân tộc chịu nhục để cá nhân một kẻ phản bội dắt mũi, bôi nhọ, chống phá. Vì thế, chính quyền nên tỏ rõ thái độ, quan điểm rõ ràng với Ngô Bảo Châu. Đã là kẻ phản bội, thì không nên để hình ảnh Ngô Bảo Châu một tấm gương xấu, phản cảm trong mắt người dân Việt nữa, những gì liên quan đến kẻ vô ơn bạc nghĩa, kẻ phản trắc này, cần phải thu hồi và dẹp bỏ đó là ý nguyện của người dân lúc này.”

Chưa hết, hăy cùng phân tích thêm một ví dụ điển h́nh khác để có thêm cái nh́n “cận cảnh” về khả năng tư duy và nhận thức của họ.

Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quư mến ai th́ mong họ thoát khỏi ṿng luân hồi, đừng bắt họ sống măi trong sự nghiệp của chúng ta”.

B́nh tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đă cố t́nh “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung b́nh:

Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà ḿnh thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện c̣n cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai th́ mong họ thoát khỏi ṿng luân hồi” – ư này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lư nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi ṿng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cơi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cơi ấy. Như thế, ư của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng ḿnh “thoát khỏi ṿng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện ḷng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; c̣n để họ “sống măi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ măi măi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.

Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xă hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng h́nh tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của ḿnh; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm b́nh phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.

Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ư nào xúc phạm mà ngược lại c̣n rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nh́n và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lư nhà Phật.

Đến đây, có thể khẳng định những người lên án, quy chụp, kết tội GS Ngô Bảo Châu qua câu nói trên thực chất là những người “không có khả năng đọc thủng một câu nói” chứ đừng nói chi đọc thủng một văn bản. “Ḷng nhiệt t́nh cộng với sự ngu dốt thành ra là phá hoại”, với năng lực tư duy và tầm hiểu biết như thế, phải nói rằng chính những người này chứ không phải ai khác là những kẻ đang xuyên tạc, bôi nhọ sự thật, vô cớ xúc phạm người khác; chính họ chứ không phải ai khác đang gây ra sự chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần và chủ trương của Đảng, nhà nước, chính quyền mà họ đang phụng sự.

2. Im lặng, đồng lơa; không dại và “dại kép”…?

Thật ra, bản thân tôi cũng không tin có một “chiến dịch” bôi nhọ GS Châu do lănh đạo chính quyền Việt Nam trực tiếp phát động hay “giật dây” như có người nghi ngờ. Trong thời điểm hiện tại và nhất là với vị thế và uy tín của GS Châu trong cộng đồng khoa học quốc tế hiện nay, chính quyền VN không dại ǵ làm điều ấy. Với lại, dù muốn dù không, cũng không nên quơ đũa cả nắm, v́ không phải ai đứng trong hàng ngũ của Đảng và chính quyền hiện nay cũng đều tệ hại, xấu xa. Tuy vậy, theo tôi cho dù chính quyền không chủ động nhúng tay trong chuyện này nhưng kể từ khi bài viết bôi nhọ GS Châu xuất hiện cho đến nay nhưng chính quyền vẫn không có một động thái nào gọi là sự “can thiệp”, đính chính th́ cũng cần phải suy nghĩ lại. Nói cách khác, đến thời điểm này, chính quyền Nhà nước Việt Nam vẫn không chịu lên tiếng sẽ rất dễ gây nên sự nghi ngờ về một sự đồng lơa (khi sự việc đă rồi) với những kẻ v́ ấu trĩ, non nớt trong suy nghĩ và nhận thức nên đă bôi nhọ GS Ngô Bảo Châu (nên nhớ bài viết có xuất xứ từ trang mạng mang tên một Học viện quân sự quốc gia hẳn hoi). Và như thế, theo tôi đây chính là một cái dại của chính quyền. Hơn nữa, đó c̣n là một “cái dại kép”.

Như đă nói, “tầm vóc” của GS Ngô Bảo Châu là “tầm vóc” mang tính quốc tế. Hơn nữa, ngoài là một công dân mang quốc tịch Việt Nam, GS Châu c̣n là công dân mang quốc tịch Pháp. Ông cũng vừa mới được công nhận là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Thế nên, “con dại cái mang”, nếu chính quyền vẫn im lặng, không nói ǵ hoặc sắp tới đây vẫn không có động thái nào chấn chỉnh vấn đề trên th́ chẳng khác nào đang tự ḿnh làm xấu ḿnh trước bao con mắt của bè bạn quốc tế. Và đây chính là cái dại thứ nhất.

C̣n cái dại thứ hai là, tuy cho đến nay GS Ngô Bảo Châu cũng không có phản ứng chính thức nào về những bài viết bôi nhọ ông nhưng nếu căn cứ vào điều 258 của Bộ Luật H́nh sự (Quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) mà lâu nay Chính quyền vẫn dùng để truy cứu, kết tội những cá nhân khác th́ thiết nghĩ cũng nên có động thái tương tự để cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Không nói đâu xa, tỉnh Quảng Ninh vừa thông báo cho biết Bộ Công an sẽ vào cuộc điều tra hành vi xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch UNND tỉnh này. Trong cái nh́n so sánh, tại sao chính quyền Nhà nước không làm điều tương tự với những kẻ đă bôi nhọ, xuyên tạc GS Ngô Bảo Châu (mà nếu xét về tính chất liên quan đến h́nh ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế th́ việc bội nhọ GS Châu nghiêm trọng hơn nhiều). Phải chăng, GS Ngô Bảo Châu chỉ là công dân b́nh thường, c̣n bà Vũ Thị Thu Thủy là Đảng viên, là lănh đạo nên được ưu ái hơn? Nếu vậy th́ Chính quyền sẽ ăn nói thế nào với nhân dân về sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật đây?   

4. Thay lời kết

Thật ḷng mà nói, bản thân tôi cũng không quá bất ngờ về chuyện GS Ngô Bảo Châu bị những người của/thuộc Đảng, chính quyền bôi nhọ. Bởi lẽ, cứ nh́n xem những ǵ đang diễn ra cùng thời điểm trên đất nước của “ông bạn vàng” cùng ư thức hệ th́ biết ngay. Chính quyền của họ Tập cư xử như thế nào trước sự ra đi của ông Lưu Hiểu Ba (một nhà hoạt động dân chủ được trao giải Nobel Ḥa b́nh thế giới) và một bộ phận người dân Trung Quốc đă tổ chức lễ tưởng niệm ông ấy? Có thể nói, tuy không thuần túy là một nhà hoạt động dân chủ giống như Lưu Hiểu Ba nhưng giỏi và sắc sảo như Ngô Bảo Châu nếu không bị “ai đó” công kích mới là chuyện lạ. Tuy vậy, dẫu sao qua chuyện này với tôi, một lần nữa cho thấy năng lực tư duy và tầm nhận thức của khá nhiều người Việt trong xă hội hôm nay đặc biệt là những người ít nhiều có liên quan và chịu sự nhồi nhét thường xuyên và trực tiếp “tư tưởng chính” trị từ Đảng, chính quyền, nhà nước. Không những vậy, với tôi đây c̣n là câu chuyện liên quan đến văn hóa rất đáng để suy nghĩ. Phải chăng người Việt trong thời b́nh, thật ra, ít khi biết đoàn kết và yêu thương nhau – là một nguyên nhân sâu xa làm cho nội lực quốc gia bị giảm sút, suy yếu, là cơ hội cho ngoại bang xâm lấn? Nói khác đi, 4000 năm qua người Việt đi đâu cũng huênh hoang, tự hào về “tài thao lược”, “nghệ thuật đánh đấm” của ḿnh nhưng lại hiếm khi chịu b́nh tâm ngồi xuống tự vấn tại sao dân tộc ḿnh hết lần này đến lần khác bị xâm lăng, đô hộ?  

----------------

Nguồn tham khảo:

- “Tiếc cho nhân tài như Ngô Bảo Châu”. Xem tại: https://www.facebook.com/T31.C500/posts/1627167720650051:0

- Điểm qua một số phát ngôn càn dở của ngô bảo châu trên facebook”. Xem tại: https://www.facebook.com/T31.C500/posts/1629267903773366

- “Bộ Công an điều tra đối tượng bôi nhọ Phó chủ tịch Quảng Ninh”. Xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bo-cong-an-dieu-tra-doi-tuong-boi-nho-pho-chu-tich-quang-ninh-384539.html

CT, 18/7/2017

 Tác giả gởi cho viet-studies ngày 18-7-17