Cần Có Cả
“Khẩu Trang “ Cho Tâm Trí ?
Nguyễn Thị
Ngọc Hải
Đó là lời cô Trish
Summerfield, bạn tôi-một chuyên
gia và giáo viên người New Zealand dạy tư duy tích cực. Cô đã ở Việt nam
hơn 20 năm và trong làn sóng dịch Covid thứ tư
bùng phát tại Tp Hồ Chí Minh, vẫn ở lại chứ không về nước
để
sống “bình thường mới “đang đến khi các nước đã tiêm vaccine rộng
rãi..
Cô rất quen thuộc
với người Việt vì có nhiều chương trình “quà tặng cuộc sống“ trên truyền
hình, giúp công tác cai nghiện-
và nhiều người Sài Gòn quen thuộc Trung tâm Innerspace –nơi
Trish làm cố vấn-họ đến thực
hành sức khỏe tâm trí. Cô cho rằng, giống như đeo khẩu trang bảo vệ cơ
thể khỏi lan truyền virus, ta cũng cần có “khẩu trang cho tâm trí “ để
bảo vệ bản thân và ngăn lây nhiễm cho người khác những suy nghĩ độc hại.
Cuộc chiến chống
dịch của nước ta, nhất là hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, con số ca
nhiễm có ngày như hôm qua
đã lên tới hơn 4600. Nhiều
chính sách chống dịch đã luôn
phải thay đổi cho phù hợp. Trên mạng xã hội có đủ-từ lời góp ý đúng đắn
xây dựng cho đến đứng trên như ngoài cuộc
chê trách mỉa mai, và không ít độc hại khi trở thành đấu trường
của những tâm trí giận dữ.
Nhìn ra thế giới ta
cũng thấy sự tìm đường và sự lúng túng khác nhau, chưa có được “công
thức vàng “ chống dịch, đã phải trả giá bằng nhiều mạng sống. Người ta
phân tích các mô hình kiểu
Singapore ‘mở từ từ. Không như vụ nổ lớn “kiểu nước Anh bước vào kỷ
nguyên trách nhiệm cá nhân chống dịch . Thế giới cũng đang đi tìm công
thức cho “bình thường mới “ sao cho sống chung không có nghĩa là “để cho
Covid …lách luật“.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden gọi các công ty công nghệ không hiệu quả trong chống tin giả chống
vaccine là họ đang
“giết người“ . Có báo Mỹ giật tít “Một nửa
nước tin vào Thuyết âm mưu chết người” dựa vào điều tra Xã hội
của Đại học Monmoth. Điều tra của tổ chức CCDH (Trung tâm chống căm thù
Kỹ thuật số) “sau khi theo dõi 59 triệu người trên mạng xã hội cho thấy
có 73% nội dung sai về
vaccine và 95% tin sai về dịch Covid.
Những ngày giãn
cách, con người ở nhà nhiều hơn, lướt mạng nhiều hơn. Họ chuyển cho nhau
những bức thư, các clip khuyên nhủ, tên các loại thuốc và lời chuyên gia
phân tích-trong đó có cả các bác sỹ. Không biết chính xác đến đâu, nhiều
khi đọc xong… hoang mang phát sợ.
Dường như có “hai
luồng suy nghĩ”: người chống phong tỏa, còn người khác bảo cần. người
“không sợ gì“, người lo lắng gìn giữ bị chê nhát. Người tuân thủ, trong
khi không ít tin giật mình:
Trong giãn cách vẫn có những người tụ tập đánh bạc, hút chích, hát
karaoke, tổ chức đua xe …. Người còn đánh trả cả công an và lực lượng
chống dịch.
Tôi chợt nhớ câu
chuyện ngày chiến tranh – máy bay Mỹ đánh bom các thành phố Hà Nội -Hải
Phòng, tôi biết có một vị bác sỹ để lại câu chuyện lạ. Mỗi khi máy bay
đến, còi báo động rú lên, tất cả phải xuống hầm. Khi có lệnh báo yên mới
được lên. Có khi lên xuống quá nhiều lần, mọi người đâm lờn, báo động
cũng không xuống nữa. Nhiều người trốn không chịu theo lệnh phải đi sơ
tán. Tôi biết rất rõ vì cha tôi khi đó là Đại tá chỉ huy trưởng Quân sự
và Phòng không Thành phố Hải Phòng. Ông phải vào lùng sục từng con hẻm
xóm lao động để đưa dân đi sơ tán. Nhiều người trốn như kiểu trốn phong
tỏa giãn cách bây giờ trong dịch Covid.
Sau này khi cha tôi
mất, đám tang lớn nhiều đoàn thể đến viếng, nên đợi đến khuya muộn mới
có một đoàn của xóm nghèo xin vào viếng. Họ nói rằng xưa chính họ trốn
sơ tán, bị cha tôi vào “bắt đi“, thì đêm đó máy bay Mỹ san bằng xóm họ.
“Nếu không có ông thì chúng tôi chết rồi.”
Trong cảnh chạy máy
bay rất mệt mỏi đó, nhiều người không xuống hầm nữa. Nên thấy vị bác sỹ
rất tuân thủ, chạy lên chạy xuống hầm, nhiều người cười chê anh nhát. Họ
còn dám ngồi trên nóc hầm xem đạn pháo bắn lên, hoan hô rầm trời khi máy
bay Mỹ bốc cháy, có khi còn thấy được cả chiếc dù của phi công Mỹ bung
theo hướng gió dạt ra phía biển.
Cho đến một lần bom
thả tơi bời, ai nấy chen nhau xuống hầm. Thì không thấy anh bác sỹ đâu.
Sau mới biết anh đang có bệnh nhân cấp cứu, anh không bỏ bệnh nhân. “Khi
đứng bên bệnh nhân, tôi không bao giờ sợ hãi“ mặc cho xung quanh lửa
cháy, người kêu la bỏ chạy xung quanh.
Từ đó mới nể trọng
anh quá. Không phải anh nhát. Nhà khoa học luôn tìm cách
góp sức xây dựng quy chuẩn và tuân thủ quy chuẩn. Còn khi làm
nhiệm vụ, dù có thể cận kề với cái chết cũng không bao giờ run sợ.
Liên hệ hôm nay,
tôi nhủ mình cần có nỗi sợ
của nhà khoa học ấy. Khi cần dũng cảm thì không sợ, nhưng không
liều một cách ngu ngốc.
Cái khẩu trang-
“trạm bảo vệ “ đầu tiên, dễ nhất – mà trên Thế giới cũng còn “cãi nhau“
nát nước, không chịu đeo. Có người bạn Tây của tôi kể, “đeo nó có vẻ gì
như áp chế quyền tự do cá nhân“. Con cháu nhà Việt Nam hồi đầu bên tây
bùng dịch trước, ở nhà nhắn con đi tàu điện ngầm nhớ đeo khẩu trang
nhưng chúng bảo, bên đây .. không ai đeo cả, mình đeo họ… kỳ thị nhìn
mình như đứa bệnh.
Tôi bảo các con :Kệ
họ, đeo tự bảo vệ. Ở Việt nam dù cũng có người ẩu bị phạt nhưng đa số
“bé hạt tiêu“ khôn nên Chính phủ bảo làm điều tốt là nghe theo ngay. Vì
trước kia khói bụi, cũng nhiều người tự đeo rồi. Không có gì lạ.
Trở lại câu chuyện
của Trish nói khi tôi làm bài phỏng vấn cô. “Cần có cả khẩu trang cho
tâm trí “ là đừng hoảng sợ, giận dữ..
và biết bảo vệ cho
tâm trí của bản thân và ngăn lây nhiễm cho người khác.
Trish bảo nguyên lý
đơn giản thế này thôi : Mỗi suy nghĩ ta tạo ra trong tâm trí, đều có
những sóng rung động ngay lập tức tạo ra hương thơm hay khí độc- tùy vào
chất lượng suy nghĩ của ta. Nếu ta tạo ra sợ hãi , ưu phiền, giận dữ,
cơn mắng mỏ người khác- nó sẽ tạo áp lực lên cơ thể bạn trước, tim đập
nhanh, nhiều áp lực lên cơ
thể. Nó lan tỏa đến người xung quanh. Vậy ta nên luôn suy nghĩ tích cực
và lan tỏa xung quanh tạo nên sức mạnh tinh thần.
Nói
cách nào đó, chúng ta sẽ thấy nó cũng là thứ “thuốc “ hay khẩu trang cho
tâm trí. Bảo vệ ta và cả mọi người.
NGUYỄN THỊ NGỌC
HẢI.
Tác gỉa gửi cho viet-studies ngày 25-10-21 |