Bản dịch bài: How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten (Diplomat 17-2-23) - Bản PDF

 

Tại sao cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Hoa bị cố tình lảng quên

 

Hai chính phủ Trung Hoa và Việt Nam đều cố tình chôn vùi ký ức về cuộc chiến năm 1979

 

Christelle Nguyen (Diplomat)

 

Trong cuốn tiểu thuyết “Cuộc gặp nhau của các đồng đội (Reunion of Companions in Army)” (bản tiếng Việt có tựa “Ma Chiến Hữu”), xuất bản năm 2001 của nhà văn được giải Nobel, Mạc Ngôn (Mo Yan), Tiền Anh Hào (Quian YingHao), một người lính đã chết, giải bày tấm lòng của mình với đồng đội còn sống. Tiền thú nhận mong muốn được là một anh hùng trong chiến tranh hơn là người lính trong thời bình. Vì vậy, anh ta rất vui mừng khi được đưa ra tuyến đầu trong cuộc chiến mà Trung Hoa gọi là cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vủ khí Trung Hoa. Là một chiến binh, anh ta tưởng tượng, về vinh quang qua nhiều tình huống. Còn sống và trở về trong vinh quang; Nếu chết, cha mẹ nghèo khổ của anh ta sẽ có thêm được một số tiền.

 

Tuy vây, khác xa với chiến thắng hào hùng, Tiền chết khi chưa kịp thấy quân thù phương Nam. Thực tế đã làm anh ta tỉnh ngộ. Như nhiều hồn ma, trong cuộc chiến mà nhiều người lính chết trong quên lãng, chỉ có một số ít được tuyên dương như những anh hùng. “ Một số người như tôi và anh chết thật khó hiểu. Một số chết vì lạnh cóng, một số chết vì đói, một số bị ngả xuống sông, một số chết vì chó cắn, một số chết vì bệnh dịch...”   

 

Đồng đội của anh ta đáp lại: “Tôi buồn cho anh, không phải vì anh chết, mà vì anh chết một cách đáng xấu hổ. Anh đã có những kỷ năng quân sự tốt, thể hình khỏe, một ý chí rỏ ràng với phẩm chất của một anh hùng, nhưng chết một cách âm thầm.”

 

Cuốn tiểu thuyết khắc họa sâu vào tiếng khóc than của những hồn ma lính Trung Hoa bị chết trong cuộc chiến năm 1979 khi nghe được hai kẻ thù đã bình thường hóa quan hệ , bởi vì đó là điều không thể hình dung được với những người được yêu cầu bảo vệ tổ quốc của họ. Linh hồn của họ sẽ không được yên nghỉ ngay khi họ đã chết.

 

Sau những hư cấu là sự thật: Ở Trung Hoa, những cựu binh và gia đình những người lính đã chết không có chổ để tưởng nhớ những người lính đã chết trong cuộc chiến bị cố tình giấu giếm, cuộc chiến Việt Nam – Trung Hoa. Mạc Ngôn (Mo Yan) đã dùng văn học hư cấu để phá vỡ sự im lặng, bởi vì tranh luận công khai về cuộc chiến tranh nhiều tổn thất là không được cho phép.

 

Trên website của Bộ Ngoại Giao Trung Hoa, tổng thể về quan hệ Việt Nam-Trung Hoa chỉ được đề cập là đi xuống trong giai đoạn 1980s-1990s, nhưng không miêu tả chi tiết về khoản trống này. Và cũng không đề cập đến cuộc chiến năm 1979. Trong khi đó, Trung Hoa mô tả bối cảnh của các cuộc chiến tranh biên giới khác – bao gồm cuộc chiến Trung Hoa-Ấn Độ năm 1972, được Trung Hoa gọi là “Cuộc phản kích bảo vệ biên giới chống lại Ấn Độ” và cuộc chiến Trung Hoa-Liên Xô 1969, được biết là “Cuộc phản kích tự vệ tại đảo Trân Bảo (Zhenbao)”, có rất ít nội dung liên quan đến “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam”, cách Trung Hoa đặt tên cho cuộc chiến Trung Hoa-Việt Nam.

 

Cuộc chiến ngắn, bất ngờ và đẩm máu giửa những đồng chí

 

Năm 1950, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vừa mới thành lập một năm, là quốc giá sớm nhất công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam (CPV).Việt Nam cũng một trong các quốc giá sớm nhất công nhận Đảng Công sản – lãnh đạo nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PRC- the People's Republic of China). Mối quan hệ giửa hai đảng là điểm chính để duy trì tình hữu nghị.

 

Trung Hoa là người cung cấp viện trợ lớn nhất cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp và chống lại quân đội Mỹ. Nhưng sự trợ giúp trong thời chiến không phải là không có điều kiện. Kể từ năm 1965 viện trợ của Trung Hoa dựa trên mức độ thỏa hiệp về thái độ chính trị và ý thức hệ của Hà Nội: Việt Nam sẽ công nhận vài trò lãnh đạo của Trung Hoa ở Đông Dường và sự can thiệp vào hoạt động ngoại giao của Việt Nam, bao gồm việc tiếp nhận các viện trợ tinh vi từ Liên Xô cho Việt Nam. Đảng Cộng Sản Trung Hoa viện trợ cho Việt Nam vũ khí. Liên Xô hổ trợ nhiều lảnh vực

 

Tuy nhiên , dưới sự lãnh đạo của Lê Duẫn, một người thân Liên Xô, Việt Nam từ từ cách xa dần Trung Hoa. Xung đột biên giới với Trung Hoa bắt đầu từ trước năm 1973, xung đột biên giới Việt Nam-Trung Hoa tăng 4 lần từ 100 vụ trong năm 1974 lên 400 vụ trong năm 1975 và tăng lên 900 vụ trong năm 1976.

 

Giửa năm 1976, Việt Nam ban hành chính sách về quốc tịch với Hoa kiều và bắt đầu quốc hữu hóa các doanh nghiệp được xem là của giai cấp tư sản ở miền Nam Việt Nam, những người được cho là đe dọa đến quá trình đi đến chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Chính sách nhắm chủ yếu vào Hoa kiều (người Hoa thiểu số) - một nhóm nhỏ có nhiều đặc quyền ở Việt Nam.

 

Thêm vào đó, từ thập niên 1970 Hà Nội can thiệp vào các mộn học của các trường Trung Hoa tại miền Bắc Việt Nam, ngăn cấm các nội dung được cho là “chủ nghĩa phản động về quốc gia ưu việc”. Chính quyền Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng Hoa kiều, đa số họ sống tập trung tại vùng biên giới, phá hoại xã hội việt Nam. Cuộc hồi hương ồ ạt về Trung Hoa năm 1978 là nguyên nhân chính thức để Trung Hoa chấm dứt viện trợ cho Việt Nam.

 

Khi Việt Nam chọn gắn kết chặt với Liên Xô, Trung Hoa có ít ảnh hưởng và giảm khả năng can thiệp vào các chính sách của Hà Nội. Là lãnh đạo của Trung Hoa trong thời gian này,Đặng Tiểu Bình đã giải thích việc tấn công năm 1979: ”Việt Nam là một đứa trẻ không vâng lời, cần phải bị đánh đòn.” 

 

Cuộc chiến là một bất ngờ với Việt Nam, với việc Đặng đã đồng ý với Lê Duẫn vào năm 1977 về đàm phán các vấn đề biên giới. 3 vòng đàm pháp Việt Nam và Trung Hoa bắt đầu từ năm 1979 không mang lại kết quả. Trong khi đó, sự bất đồng về Cambodia cũng làm tăng căng thẳng.Việt Nam hỗ trợ cho chính quyền được thiết lập sau cuộc tấn công tháng 12 năm 1978, Trung Hoa ủng hộ liên hiệp 3 phái kháng chiến, trong đó có Khmer đỏ.

 

Đặng phát động cuộc chiến khốc liệt chống Việt Nam ít ngày sau chuyến đi thăm Mỹ, Nhật và một số quốc gia Đông Nam Á. 

 

Theo cuốn sách “Cuộc chiến tranh kéo dài của Đặng Tiểu Bình: Xung đột quân sự Việt Nam- Trung Hoa 1979-1991” của Trương Hiểu Minh (Xiaoming Zhang), cuộc chiến gồm 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất (từ 17/02/1979 đến 25/02/1979) cho thấy sự thành công của lực lượng Trung Hoa khi chiếm được các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn ven biên giới của Lạng Sơn, giai đoạn thứ hai (từ 26/02/1979 đến 05/03/1979) tiến hành các chiến dịch ở Lạng Sơn và vùng phụ cận ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở hướng tây bắc, giai đoạn cuối (từ 06/03/1979) đánh bại số quân còn lại của Việt Nam và phá hủy các trang thiết bị quân sự ở vùng biên giới.

 

Quân đội nhân dân Trung Hoa (PLA), được đánh giá là thiếu kinh nghiệm chiến đấu so với quân đội Việt Nam đã trải nhiều cuộc chiến khốc liệt, thực hiện cuộc rút lui nhanh chóng. Các trận đánh lớn diển ra trong thời gian ngắn hơn một tháng, nhưng các trận đánh kéo dài cho hết thập niên 1980.

 

Tuyên truyền trong nước của Trung Hoa về cuộc chiến

 

Theo quan điểm của Bắc Kinh, từ sau 1975 Việt Nam đã hành xử xấu với Trung Hoa, thể hiện qua việc tranh chấp về biên giới và các chính sách chống người Hoa, phản bội lại các nguyên tắc cơ bản của tình hũu nghị Việt Nam-Trung Hoa. Theo cuốn sách “Cuộc chiến trừng phạt: các hoạt động tự vệ đáp trả lại quân đội Việt Nam của quân giải phóng”, của Wang Lili, ý định trừng phạt đã được Đặng diển đạt trong quá trình thăm viếng Nhật Bản vào năm 1978: ” Trung Hoa phải trừng phạt nặng Việt Nam” vì “Trung Hoa không thể chịu đựng được nữa”.

 

Nhờ vào cuộc chiến, Trung Hoa tìm kiếm cách gia cố quan điểm Trung Hoa là trọng tâm của thế giới, nhắm vào các quốc gia lân bang nhỏ hơn, bao gồm Việt Nam, như là các quốc gia thấp kém trong quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Hoa. Sụ bất tương xứng cả về diện tích và sức manh đã ảnh hưởng sâu đến quan hệ giửa hai quốc gia trong nhiều thế kỷ. Trong quá khứ, dù đánh bại được các thế lực quân sự, các triều đại cầm quyền của Việt Nam xưng là hoàng đế đối với trong nước nhưng cũng thể hiện như một vị vương phải triều cống cho các hoàng đế ở phương bắc. Sự không biết ơn của Việt Nam đối với các khoản viện trợ có giá trị 20 tỷ dollars của Trung Hoa, thái độ bất kính và kể cả sự không tuân lệnh của Việt Nam thể hiện qua sự không tiếp tục tuân thủ các áp đặt của Trung Hoa.

 

Vì vậy, Đặng , kiến trúc sư trưởng của chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, muốn dạy “người em nhỏ” một bài học. Vì, Đặng và Trung Hoa đã học nhiều bài học đau khổ, mặc dù chiến tranh không mang lại những hậu quả quốc tế lớn đối với Trung Hoa. Cuộc chiến chắc chắn không phải là một chương hào hùng trong lịch sử Quân giải phóng Trung Hoa (PLA), cuộc chiến đã phải điều động hơn 1/4 số lượng bộ binh với hơn 320.000 quân mà đạt được hiệu quả rất thấp.

 

Đặng rất tức giận và ông ta quyết định cũng cố quân đội. Suốt những năm sau, hàng trăm ngàn quân lính kém năng lực bị trả về nhà .

 

Như thêm vào nỗi đau, nỗ lực của Đăng lôi kéo Hoa Kỳ về phía mình bằng một cuộc chiến đẫm máu kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên đã thất bại. Sự ngầm hiểu về quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ được xem là một thành công lớn trong mắt công chúng. Washington, dù đang đối nghịch với Hà Nội và đồng minh của họ là Liên Xô, từ chối xen vào mối quan hệ của các quốc gia cộng sản. Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Cambodia và Trung Hoa rút quần khỏi Việt Nam, điều này ngược lại với mong muốn của Đặng. Thêm vào đó, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa, Hoa Kỳ vẫn phê duyệt các giao dịch vũ khí với Đài Loan.

 

Xuyên suốt quá trình lịch sử, Trung Hoa luôn tự mô tả về tính bất bại trong chiến đấu nhưng rất mong manh trước sự tấn công từ bên ngoài. Mô tả Trung Hoa như là người tiến hành cuộc chiến sẽ tạo ra sự mâu thuẩn với sự tuyên truyền tập trụng vào nghệ thuật lãnh đạo của người lãnh đạo mong muốn hòa bình của đất nước. Là môt lãnh đạo thực dụng, khác với Mao, một người thích chiến tranh và cách mạng, Đặng ưa chuộng hòa bình và phát triển.

 

Các lãnh tụ của Trung Hoa luôn khắc họa Trung Hoa là một quốc gia nhân ái theo đường lối không xung đột, tránh đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi, hòa hợp, tôn trọng công lý. Cho phép công khai về cuôc chiến sẽ làm mất thể diện Trung Hoa, phơi bày ra Trung Hoa không chỉ là bên thất bại nặng nề mà còn là một kẻ dối trá. Đó là một cuộc tấn công được tính toán rất kỷ và tổ chức chu đáo, dưới sự tổng chỉ huy của Đặng, không phả là cuộc chiến tự vệ như định hướng tuyên truyền của Trung Hoa.  

 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CCP) cũng mô tả mình là người chiến thắng trong cuộc chiến chớp nhoáng. Sự thật đáng thất vọng, số lính bị thương tật quá lớn, sự thật được che dấu qua việc tô vẻ một bức tranh hạnh phúc về chiến thắng. Hơn nữa, Trung Hoa tuyên truyền với người dân rằng cuộc chiến tranh tự vệ không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn là nghĩa vụ quốc tế: bảo vệ người anh em Cambodia trong cuộc chiến chống lại Việt Nam, chống lại bá quyền toàn cầu Liên Xô và tham vọng bá quyền khu vực của Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh dạy dỗ thất bại đẩy nhanh quá trình rút quân Việt Nam khỏi Cambodia. Thêm vào Hiệp định hợp tác và thân thiện với Liên Xô, Việt Nam đề nghị về mối quan hệ đặc biệt giửa 3 nước Đông Dương.

 

Hơn nữa, Trung Hoa không phải là không có trách nhiệm trong việc hồi hương của người Hoa. Nếu chính quyền Việt Nam xác nhận người người tỵ nạn là những người Hoa bị ngược đãi và xua đuổi, chính quyền Trung Hoa chấp nhận cho số người Hoa thiểu số này trở về. Trung Hoa đã đóng cửa biên giới năm 1978 đối với những người thiểu số là dòng họ thân thuộc của người Hoa bản xứ và yêu cầu Việt Nam cho họ quay về Viêt Nam như là người Việt Nam.

 

Về công chúng, 4 học giả ở tại Trung Hoa từ chối đưa ra bình luận. Một giáo sư sử học, làm việc tại đại học Bắc Kinh, người yêu cầu ẩn danh, nói: “Rất là nhạy cảm khi thảo luận về những sự kiện đã qua.”

 

Một học giả làm việc ở châu Âu bổ sung:” Nói về cuộc chiến là phủ định Đặng Tiểu Bình như là một lãnh tụ vĩ đại. Ông ta là một biểu tượng”.

 

Đồng thuận giử im lặng

 

Năm 2019, Lý Gia Trung (Li Jiazhong), nguyên đại sứ tại Việt Nam (1995-2005), là người đã phục vụ tại tòa đại sứ Trung Hoa tại Việt Nam thập niên 1970, phát hành quyển sách: “Quan hệ Trung Hoa-Việt Nam: 40 năm trải nghiệm cá nhân”. Lý dành toàn bộ một chương để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ Trung Hoa-Việt Nam, nhưng ông ta bỏ qua chi tiết về cuộc chiến 1979.

 

Theo lời kể của Lý, Việt Nam là bên đưa ra đề nghị bình thường hóa quan hệ đầu tiên, không đi qua kênh ngoại giao chính thức được lãnh đạo bởi bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một người rành tiếng Pháp và ưa thích văn hóa Pháp. Bộ trưởng ngoại giao Trung Hoa đã hai lần từ chối gặp Thạch.

 

Sau khi thấy kênh giao tiếp qua bộ ngoại giao bị tắc nghẽn, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, người tiếp quản quyền lực sau khi Lê Duẫn chết vào năm 1986, thông qua đặc phái viên đề xuất với tòa đại sứ Trung Hoa một cuộc họp không chính thức để đưa ra yêu cầu “trao đổi trực tiếp và sâu sắc” với các lãnh đạo cao cấp của Trung Hoa. Tuy nhiên, phía Trung Hoa chuyển lại lời nhắn là ”Trung Hoa chưa sẵn sàng gặp Việt Nam” và với sự khôn ngoan, Linh nhận ra vấn đề thuộc về ông ta.

 

Và theo hồi ký xuất bản năm 2013 ”Bài Marsellaise của tướng Giáp” của Claude Blanchemaison, người đã là đại sứ Pháp tại Việt Nam từ 1989 đến 1993, vào mùa thu năm 1989, có tin đồn về việc lãnh đạo Việt Nam bí mật đến Trung Hoa để tái xác nhận về sự gắn bó về ý thức hệ và tương đồng về hình thái chính trị.

 

Sự sụp đổ của Liên Xô và khối quốc gia xã hội chủ nghĩa ở châu Âu vào năm 1991, làm tăng cảm giác bất an của Việt Nam. Chủ trương chống Trung Hoa trong chính phủ không còn được duy trì. Sau cái chết của Lê Duẫn vào năm 1986, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh, chủ động hướng về việc bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa.

 

Theo Lý (Li Jiazhong), vì Trung Hoa đang chuẩn bị tổ chức Asia Games trong thời gian này, hội nghị được tổ chức ở Thành Đô (Chengdu) để bảo đảm bí mật. Không nhiều người biết chính xác về những gì được thỏa thuận tại hội nghị, đề nghị về liên minh quân sự của Việt Nam bị từ chối.

 

Hội nghị được mô tả là cởi mở và thân thiện, hai bên đồng ý “đóng lại quá khứ và mở ra tương lai” tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giửa hai nước vào năm 1991. Nguyễn Văn Linh được cho là đã nói “Chúng tôi quyết định điều chỉnh những chính sách sai lầm trong quá khứ, chúng tôi sẽ không quên ơn. Chúng tôi sẽ phục hồi lại chính sách về Trung Hoa của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ khôi phục lại truyền thống hữu nghị giửa hai đảng và hai nước.”