Đìu Hiu Pháp Ngữ
Ngày Pháp ngữ 20 tháng 3 hàng năm gợi lên những cảm xúc khó tả. Vui hay
buồn hay dửng dưng mặc kệ sự đời? Môt số câu hỏi luôn đặt ra cho những
ai quan tâm đến Pháp ngữ: Nước ta tham gia Khối Pháp ngữ để làm gì? Có
lợi ích gì trong việc học tiếng Pháp? Nên giữ gìn tiếng Pháp và văn hóa
Pháp ở mức độ nào?
Khối Pháp ngữ có tên chính thức, hình như do Việt Nam đề xuất: Cộng đồng
các quốc gia có chung việc sử dụng tiếng Pháp (Communauté des pays ayant
en commun l’usage du franḉais). Vào thời điểm Việt Nam đề xuất tên gọi
này, giới chức trong nước thuộc chính quyền và Đảng cộng sản hầu hết
biết tiếng Pháp và giới ngoại giao còn dùng tiếng Pháp trong các giao
dịch quốc tế. Trong cùng thời gian đó việc học tiếng Pháp trong các
trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở khá phổ biến, nhất là ở các
trường thuộc Miền Nam cũ. Thế rồi mọi sự rơi rụng dần: cho đến nay hầu
như quan chức chính quyền, các ngành chức năng không còn ai biết tiếng
Pháp nữa. Tìm ra một vị lãnh đạo đi dự Thượng Đỉnh Pháp ngữ hay các cuộc
tiếp xúc chuyên môn là chuyện quá khả năng của đất nước. Đành phải làm
chuyện tréo ngoe là nói tiếng Việt rồi có người phiên dịch đi kèm. Việc
học tiếng Pháp trong các trường phổ thông suy giảm nhanh chóng, hiện chỉ
có hơn một ngàn học sinh học tiếng Pháp trên toàn quốc, trong khi ở Hàn
Quốc, một nước không thuộc cộng đồng Pháp ngữ, số học sinh học tiếng
Pháp cò đến mấy trăm ngàn.
Trong cộng đồng Pháp ngũ, vị thế Việt Nam như thế nào? Trước khi xem xét
câu hỏi này ta điểm qua sắc thái các quốc gia trong cộng đồng và xếp
loại các quốc gia theo từng nhóm có sắc thái đặc tù. Cộng đống Pháp ngữ
hiện nay có thể chia làm năm nhóm.
Nhóm I gồm các quốc gia hay vùng lãnh thổ có tiếng mẹ đẻ là tiếng Pháp:
Pháp và các lãnh thổ hải ngoại, Walonie (Bỉ), Genève-Lausane (Thụy sỹ),
Québec (Canada).
Nhóm II gồm các quốc gia Tây Phi thuộc đia cũ có tiếng mẹ đẻ thuộc từng
bộ lạc nên phải dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức cho hoạt động
ngoại giao, hành chính, văn hóa giáo dục và truyền thông.
Nhóm III gồm chủ yếu các quốc gia Trung Cận Đông và Bắc Phi. Các quốc
gia này có tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Pháp vẫn có
ảnh hưởng mạnh trong hoạt động ngoại giao, văn hóa giáo dục, báo chí
truyền thông, sáng tác văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học.
Nhóm IV gồm các quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam chịu ảnh hưởng
tiếng Pháp và văn hóa Pháp trong quá khứ, hiện tại
giữ quan hệ chắt chẽ với Pháp nhưng tiếng Pháp không còn vai trò
gì đáng kể.
Nhóm V gồm các quốc gia Đông Âu như Bulgarie, Roumanie…và một quốc gia
thuộc Liên xô cũ là Moldavie. Các quốc gia này vừa thoát ảnh hưởng Nga
nhưng không muốn rơi vào ảnh hưởng Mỹ nên chọn việc gia nhập một cộng
đồng “vô thưởng vô phạt” chỉ có ý nghĩa văn hóa. Nhóm này còn có một
trường hợp đặc biệt, đó là Ai Cập. Quốc gia này vào những năm cuối 60
đầu 70 thế kỷ trước muốn thoát khỏi ảnh hưởng Anh-Mỹ nên gia nhập khối
Pháp ngữ, dầu tiếng Anh vẫn là chủ đạo trong mọi hoạt động đối
ngoại và văn hóa.
Nhìn vào sự phân loại trên ta thấy vị thế của Việt Nam khá mờ nhạt và
câu hỏi ta thuộc vào khối Pháp ngữ để làm gì chỉ có một cách giải đáp
ngắn gọn: Mục tiêu duy nhất là đa dạng hóa, đa phương hóa trong chính
sách đối ngoại, thế thôi; còn để làm gì thì chưa ai nghĩ đến. Cũng y như
thấy người ta đi chùa mình cũng đi theo, còn đi chùa làm gì thì tính
sau.
Con đường trí tuệ của Việt Nam vốn theo hướng dễ dãi, cứ đường mòn mà
đi, cứ theo các mẫu đúc sẵn mà suy nghĩ.
Ngày trước thì lấy Liiên xô, rung Quốc làm chuẩn; nay thì có vẻ
muốn nhìn sang Singapore, Nhật, Mỹ. Thế hệ tôi đang yên bình học trong
chương trình Hoàng Xuân Hãn, bỗng đùng một cái đổi sang
“hệ Liên xô” chín lớp, rồi
mười lớp. Cho điểm trên 10 hay 20 chuyển sang 5 bậc. Cái lộn xộn đó đến
nay vẫn ám ảnh ngành giáo
dục. Có vẻ như đang tiến hành dự án Colombia mà ai cũng ngán ngẫm.
Trở lại với tiếng Pháp. Hiện nay chủ trương về ngoại ngữ của nhà nước
vẫn chưa có gì định hình dứt khoát, đột phá. Trong thực tế toàn quốc
đang đặt tiếng Anh làm ngoại ngữ số 1, có người đề nghị nâng tiếng Anh
thành ngôn ngữ chính thức thứ hai, sau tiếng Việt. Đó là những việc làm
và những suy nghĩ đúng đắn đáng khích lệ. Tuy nhiên việc xếp tiếng Pháp
vào hàng ngũ những ngôn ngữ loại hai ngang với tiếng Hàn, Nhật, Đức …
sau tiếng Trung và tiếng Nga…là điều không hợp lý trên nhiều phương
diện.
Trong nền tảng văn hóa nước ta, chữ Hán cổ và tiếng Pháp thuộc về di sản
quí giá cần gìn giữ. Tầm quan trọng của chữ Hán (không phải tiếng Hoa
hiện đại) ai cũng thấy rõ, đó là cội nguồn của bao bộ sử ký đồ sộ ,
những công trình khảo cứu bách khoa của Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú, của
bao áng văn chương bất hủ.
Gia tài tiếng Pháp xem ra đồ sộ không kém. Đó là cội nguồn của các công
trình nghiên cứu Đàng Trong, Đàng Ngoài của các vị thừa sai, giáo sỹ,
thương gia, giới quân sự, giới khoa học, giới hành chính , tòa án và
đông đảo những kẻ phiêu lưu đủ màu sắc. Gia tài đó hiện diện trong những
thư viện lơn hiện nay ít người ngó ngàng tới trong nước và hiện diện
nhiều hơn trong các trung tâm lưu trữ Pháp. Tài liệu bằng tiếng Pháp do
chính quyền thuộc địa để lại bao trum hết các lĩnh vực hoạt động xã hội,
các ngành nghề đủ loại từ việc xây dựng đền chùa đến việc quản lý rừng,
sông suối..
Gần đây có việc tranh cãi về dự án nước mắm, có người đưa lên mạng một
tài liệu thời Pháp thuộc xử lý chuyện nước mắm như thế nào đầu thế kỷ
20. Những người phụ trách Festival Huế muốn dàn dựng cảnh Tế Nam Giao
phải dựa vào tạp chí BAVH (Bulletin des Amis du vieux Húe), tức Đô Thành
Hiếu Cổ của Cha Cadìere. Việc gìn giữ di sản cần được quan tâm một cách
chân thành và khoa học.
Về chữ Hán tôi đã có lời bàn cách đây ít lâu. Trong bài này tôi chỉ nói
về tiếng Pháp. Không nhất thiết phải đưa tiếng Pháp lên ngang với tiếng
Anh hay nâng tầm phổ cập rộng lớn hơn mà chỉ vận dụng việc đào tạo tiếng
Pháp vào một số trọng điểm. Ở cấp độ lãnh đạo nên có một Phó Chủ Tịch
nước, một Phó Thủ tướng thạo tiếng Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng
Giáo dục cần phải biết tiếng Pháp. Hiện nay sinh viên tốt nghiệp ngành
Lịch sử không biết chữ Hán cũng không biết tiếng Pháp. Thử hỏi họ sẽ
nghiên cứu cái gì, ở đâu. Nhiều người làm luận văn về văn học Pháp mà
không biết tiếng Pháp, thế mà cũng trót lọt xong xuôi. Ngẫm thế biết
chất lượng đại học của ta quá thấp, đó là do tình dễ dãi trong đào tạo,
một khuyết tật thâm căn cố đế. Theo tôi, ngành sử buộc sinh viên phải
học chữ Hán và tiếng Pháp. Sinh viên học văn học nước ngoài phải học qua
ngoại ngữ. Trước1 mắt chỉ
làm được như vậy thôi. Về lâu dài, nếu có tư duy đột phá kiểu Lý Quang
Diệu , có thể nghĩ đến một qui chế Pháp ngữ đầy đủ hơn, ngõ hầu làm cho
ta có một nền văn hóa vững mạnh đối phó được với ngọn gió độc hại bạo
tàn đến từ Phương Bắc
|