Nhật Ký Việt Nam – Âm Thanh Ngày Cũ Trần
Quí Phiệt
Ngày 28 tháng 3
Hôm nay tôi được Tiến sĩ Tài thông báo
theo yêu cầu của Khoa Anh và Trường Khoa Học Xã hội & Nhân văn,
Chương trình Fulbright đã chấp thuận cho tôi lưu lại thêm một học kỳ
nữa. Sau khi hội ý với Nga, tôi sẽ viết thư cho trường tôi ở
Hoa Kỳ xin gia hạn nghỉ phép cho đến
tháng giêng năm tới.
Cả hai
chúng tôi đều vui mừng. Một năm không đủ để đền bù lại những năm dài xa
cách quê hương. Có nhiều
nơi chốn và người để thăm viếng, nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi
trở lại Hoa Kỳ vĩnh viễn. Nga cũng muốn tôi ở lại thêm để tiếp tục giúp
đỡ các sinh viên của tôi cả hai chúng tôi ngày càng yêu mến. Một lý do
nữa rất quan trọng: Bởi vì sách của tôi viết về quá khứ của tôi, nơi này
là lý tưởng nhất bởi vì thiên đường của tôi nằm ở đây. Kho tàng của tôi
ở đây, không ở nơi nào khác. Mỗi phút tôi còn ở lại đây đều có giá trị.
Mọi sự, mọi người tôi gặp ở đây
đều dính liền với quá khứ của tôi hay gợi nhớ cho tôi quá khứ ấy.
Tất cả
đều vô
cùng quí báu đối với tôi.
Hôm
trước khi đi mua thực phẩm với Nga tại ngôi chợ xép trong xóm, tôi thấy
một con gà trống một chân bị cột vào khu vực bán hàng của người chủ bằng
một sợi giây. Bởi vì con vật đứng yên chịu đựng, trong nhật ký tôi
ví nó với sự bất hạnh của con người.
Thật lạ lùng khi hình ảnh con gà trống ấy hiện ra trở lại trong óc tôi
ngày hôm nay cùng
với sự vui mừng có cơ hội ở lại Việt Nam lâu hơn và tình yêu quê nhà
tràn ngập trong lòng tôi, con vật ấy mang một ý nghĩa khác. Nó khêu gợi
trong tôi hình ảnh một con gà trống chúng tôi nuôi với bầy gà khác ở sân
vườn nhà chúng tôi ở Quảng Bình. Bây giờ tôi có thể hình dung cái đầu
của nó đảo qua lại, phồng cuống họng lông đẹp gáy lên một tiếng đầy tự
mãn. Con gà
trống
này—và sau đó những con gà trống khác khi tôi từ bé lớn lên và trong
giai đoạn trưởng thành của tôi—đánh thức tôi trong buổi nửa đêm về sáng,
óc miên man nhớ đến thuở niên thiếu lúc
cha
tôi dắc tôi đi qua các làng quê ở Quảng
Bình.
Bất kỳ cảnh tượng nào tôi gặp ở đây cũng được lọc qua tấm kính của ký ức
và tưởng tượng của tôi để trở thành tượng trưng cho một thiên đường tôi
đã có một lần.
Ngày 3 tháng 4
Tôi
thường mua nhật báo—và thỉnh thoảng các tạp chí—vào buổi sáng không phải
lúc nào cũng đọc, nhưng để sưu tập làm kỷ niệm thời gian tôi sống ở đây.
Dường như để đền bù cho biết bao nhiêu sự mất mát tôi phải chịu vì cuộc
đời lưu vong
quá lâu, tôi thu thập càng nhiều càng tốt bất cứ những gì liên quan tới
Việt Nam, dù biết rằng tôi không thể đem mọi
thứ về lại Mỹ với
tôi.
Sau
khi ăn cơm tối xong,
tôi chạy ra sạp báo ở góc đường để lấy một số báo tôi quên mua sáng
nay. Trời sập tối.
Một cơn mưa nhẹ rơi trên
đầu và vai tôi. Trong ánh đèn đường và cơn mưa và nhất là dưới áp lực
của đường phố rộn rịp đường phố trông đông
nghẽn hơn
ban
ngày. Lòng tôi bỗng nhiên thắt lại. Mọi vật bỗng trông quen thuộc một
cách đau đớn, quá
gần gũi với tôi và không thể tách rời khỏi tôi đến nỗi tôi cảm thấy như
cũng
là một phần của tôi, thuộc về tôi mắc dù tôi là người lạ
ở đây. Tôi không cảm thấy bị đe dọa bởi chỗ này chút nào. Đã gần bốn
mươi năm kể từ lúc tôi rời Việt Nam, nhưng đêm nay tôi có thể nhận nó ra
ngay một cách dễ dàng và tình yêu
của tôi đối với nó không bao giờ
suy giảm.
Người
đàn bà trẻ
bán
báo hình như kinh ngạc khi thấy thái độ của tôi tối nay. Thay vì hành
động như một khách hàng bình thường trả tiền mua báo rồi
về nhà, tôi nán lại và bắt chuyện một cách thân thiện với cô. Tôi còn
nhìn chăm chú vào cô khi nói chuyện. Cô không biết rằng giọng của cô tôi
nghe tối nay khi cô mời tôi đọc qua các tạp chí nghe êm ái nhưng quen
thuộc và thân thương đến nỗi làm tôi cảm thấy nhức nhối trong lòng như
giọng nói của một cô em gái hay người yêu đã mất. Lòng ưa muốn tiếp xúc
lại với quá khứ và quê nhà của tôi qua trung gian người phụ nữ trẻ tuổi
này và thành phố này tràn ngập lòng tôi mạnh đến nỗi tôi có thể nhận
diện được tất cả trong người phụ nữ và nơi chốn này. Tôi nói chuyện với
cô một cách dễ dàng, thích thú nghe được giọng của tôi và giọng của
cô.
Tôi dường như nghe một giọng nói ấy của người bán báo, thấy cơn mưa và
giòng xe cộ rộn ràng như thế này trên một đường phố Saigon cách đây ba
mươi lăm năm khi tôi dạy học ở trường Trung học Pétrus Ký. Quá khứ ở
khoảnh khắc tuyệt vời
moment délicieux
này,
tôi mượn câu nói của Proust, đã trở về với tôi và đang ở trong tôi. Quá
khứ đó tràn ngập hiện tại và vô hiệu hóa cảm giác nghi ngại, lo sợ đã
tách rời tôi khỏi chốn này khi tôi mới về đây.
Tôi rão bước về nhà trọ, thưởng thức những
tiếng đập trên vai tôi của
cơn mưa nhẹ và tiếng ồn nén lại của
giòng xe cộ ban đêm. Tiếng động kích thích một tổng hợp các thứ⸺âm
thanh, hình ảnh, cảm giác, tình cảm—cuồn cuộn trào ra từ trong tôi, mơ
hồ, lẫn lộn, mạnh mẽ, tràn đầy.
Văn hào Mỷ William Faulkner trong tác phẩm
The Sound and the Fury
[Âm thanh và cuồng nộ] viết rằng âm thanh dồn
lại từ quá khứ quá lâu khiến bầu không khí thiếu hụt không khí. Tôi như
khó thở, mất tự chủ,
trôi
cuốn theo tiếng động, quên mất đường về nhà trọ. Đây là quá khứ tôi
tưởng đã mất trước khi về quê nhà, một quá khứ làm
bằng những âm thanh tôi đã nghe vào giờ này trong một buổi chiều muộn
năm 1960 khi tôi thảnh thơi bước đi trên con đường này sau khi bước xuống
chuyến tàu hỏa tốc hành từ Nha Trang. Đây cũng là quá khứ đổ xuống người
tôi khiến tôi ngẩn người
khi
nghe tiếng trẻ con chơi đùa vui vẻ ở sân trường trong xóm chị Thúy ngày
hôm trước, hay khi tôi thức dậy bởi tiếng rao của
người
bán hàng rong trong đêm khuya tĩnh mịch. Trong tĩnh mịch tiếng ồn thú vị
đó đã nằm im lìm trong tôi trong bốn mươi năm qua nay sống lại, mang tôi
trên đôi cánh của nó trở về quá
khứ quen thuộc và thời gian bị lãng quên. Quá khứ thần tiên của tôi sống
lại hòa lẫn với hiện tại êm đềm chận đứng hoàn toàn ý thức của tôi về
những năm đau khổ, mất mát.
Điều làm tôi thích thú—và làm tôi không hiểu—là thế giới vật chất nơi
tôi đang sống và thế giới nhớ lại/sáng tạo lại hòa lẫn với nhau thành
một khiến tôi không thể phân biệt cái nào thực và cái nào tưởng tượng.
Có lý nào người cha lãng mạn của tôi đã
truyền vào tiềm thức của tôi khi tôi còn là một đứa bé con cái ý tưởng
Trang Chu mộng hồ điệp
của cha thuở nào?
Cái
hiện tại duy nhất một chiều
dường
như bất biến ấy có phải có nghĩa rằng tôi sẽ tìm bắt được thiên đường đã
mất của tôi trong thời gian còn lại ở đây chăng?
Trong
Du côté de chez
Swann
[Con đường của Swann]
Proust
dùng thí dụ chiếc độc bình như là tượng trưng cho sự
ẩn kín
và tìm
lại được quá
khứ. Proust viết:
“Một
giờ không phải chỉ là một giờ.
Một giờ là chiếc độc
bình
chứa đầy hương thơm, âm thanh, dự án và khí hậu.” Qua suốt
tác phẩm
Đi tìm
thời gian đã mất
ký ức tiếng vang
(echoic memory)
kích
động ký ức của Marcel, nhân vật chính
của Proust,
và
làm
quá khứ của chàng bừng
sống
lại. Nhưng quá khứ không phải sống lại với âm thanh, mà được hồi sinh
cùng một lần, như Proust có thể nói, với màu sắc, hình dáng, ảnh tượng
của
nó. Mặc dù chỉ có công dụng tạm thời, âm thanh
vẫn quan trọng đối với một kẻ lưu vong như tôi đã mất hết tất cả ở quê
nhà, không còn lại cái gì có thể giúp tìm lại thời gian đã mất ngoại trừ
tiếng vọng xa xăm của quá
khứ.
|