8
Là đảng viên Đảng Xã hội Việt
Nam Có
ba bất ngờ, mãi sau này bác sĩ Trần Hữu nghiệp mới hiểu. Thứ nhất, từ
Nam Bộ vượt biển ra miền Bắc trước khi đi tại bến Cồn Tra, Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre, các đồng chí lãnh đạo Khu 8 gặp mặt, dặn dò sứ mạng chủ
yếu nhiệm vụ là báo cáo với Trung ương, Bác Hồ, tình hình Nam Bộ sau
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, và xin vũ khí vào chi viện cho
kháng chiến miền Nam. Nhưng không ngờ bác sĩ Trần Hữu Nghiệp lại “bị”
giữ lại, không được quay vào Nam cùng đoàn trên con thuyền chở đầy vũ
khí đang tập kết tại bến Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Bất
ngờ thứ hai, Trần Hữu Nghiệp lúc ở Nam Bộ được giao nhiệm vụ mở lớp dạy
nghề Y ở cù lao An Hóa, tỉnh Mỹ Tho, chưa phải là người bên quân sự,
nhưng ra ngoài này Trung ương điều sang công tác tại Cục Quân y, Bộ Quốc
phòng. Và thứ ba, cũng là điều khó hiểu nhất, Trần Hữu Nghiệp được Bác
Hồ, Chính phủ mời tham gia vào Ban Chấp hành thành lập Đảng Xã hội Việt
Nam.
Nhưng hai bất ngờ trên, nghĩ sâu lại có liên quan với nhau hay nói cách
khác tuy hai mà một, một mà hai. Bây giờ thì biết rồi, bác sĩ Trần Hữu
Nghiệp khi còn ở trong Nam té ra được gọi tham gia trong chuyến vượt
biển đã có chỉ đạo của Trung ương và Bác Hồ. Nhưng ai là người giới
thiệu với Bác, với Trung ương về Trần Hữu Nghiệp? Câu trả lời rất có thể
từ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch? Họ từng quen biết nhau khi đang học Trường
Đại học Y khoa Đông Dương. Phạm Ngọc Thạch ngày đó học trên Trần Hữu
Nghiệp hai lớp, sở thích của ông rất mê bóng đá và không chiều nào khi
xuống lớp là chạy ra sân. Học ở Hà Nội xong bốn năm, Phạm Ngọc Thạch
được học bổng sang Paris (Pháp) học tiếp hai năm lấy bằng “đốc tờ”, rồi
làm trợ giảng ở Trường đại học Y Paris ba năm, sau đó mới về Việt Nam
vào Sài Gòn mở phòng mạch trên đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh
Khai ngày nay). Ở Sài Gòn Phạm Ngọc Thạch bắt đầu giác ngộ cách mạng,
rồi đi theo kháng chiến. Chính Phạm Ngọc Thạch là người cắm lá cờ đỏ sao
vàng đầu tiên, ngay tại ngôi nhà của mình ở Sài Gòn trong ngày Cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Ngày 27 tháng 8 năm 1945 tại Việt Bắc, Ủy ban Mặt
trận Giải phóng Việt Nam họp tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời, bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch được cử làm Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, lúc ấy ông còn đang hoạt động ở Nam Bộ. Những câu hỏi
cứ treo lơ lửng ở đấy, rồi vì công tác liên tục không có thời gian suy
ngẫm, nhưng cái chính Trần Hữu Nghiệp thực sự được cấp trên tin tưởng.
Sang công tác ở Cục quân Y ban đầu có phần hơi lạ? Nhưng càng tiếp thu,
càng nhận ra ý đồ sáng suốt của cấp trên là để phục vụ cho nhiệm vụ lâu
dài. Nhiều kiến thức về mặt tổ chức, Trần Hữu Nghiệp từng làm khi ở An
Hóa, Mỹ Tho, nhưng chưa thực bài bản nhất là các nội dung trong hệ thống
đào tạo, trong các tình huống phối hợp nhiệm vụ giữa quân và dân y trên
chiến trường cả ở cấp cơ sở và cấp trên cơ sở.
Chuyện bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được đề cử, tham gia vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam càng thú vị hơn, nếu không nói là quá
bất ngờ. Thú vị, bất ngờ vì được chính Bác Hồ giới thiệu, trong khi Trần
Hữu Nghiệp không phải đảng viên Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản
Việt Nam). Còn hơn thế, một đảng này lại giới thiệu một người không phải
đảng mình tham gia vào một đảng khác, trên thực tế đảng ấy là một đảng
đối lập của Đảng Lao động Việt Nam?! Nhưng xem ra vẫn là có lý. Lý vì
bác sĩ Trần Hữu Nghiệp bấy giờ chưa là đảng viên Đảng Lao động mà nguyên
tắc chẳng có đảng nào họ chấp nhận người của đảng này được phép tham gia
đảng khác! Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp còn “mới toanh” chưa dính dáng gì tới
chính trị.
Nhưng bản chất con đường Trần Hữu Nghiệp dấn thân, chính là con đường
cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (Đảng Lao động Việt Nam),
để nói nó thú vị lại ở điều này. Một trí thức như Trần Hữu Nghiệp, ông
cũng thừa biết điều đó và có thể xem được làm Ủy viên Ban Chấp hành đầu
tiên Đảng Xã hội Việt Nam là một nhiệm vụ cũng không vô lý, đôi khi cảm
thấy còn vinh dự nữa. Ngày 22 tháng 7 năm 1946, Bác Hồ, Trung ương cử
các ông Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám và bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đứng ra
thành lập Đảng Xã hội Việt Nam. Họ là những trí thức lớn, nhân vật nổi
tiếng lúc bấy giờ. Hãy xem tiểu sử tóm tắt của các vị, đầu tiên là ông
Nguyễn Xiển.
Ngay
từ nhỏ học trường Quốc học Vinh, sau ra Hà Nội thi vào trường Bưởi ngôi
trường danh giá chỉ thi tuyển lấy các học trò xuất sắc. Nhân đây cũng
nói luôn có một điều rất thú vị trùng hợp ngẫu nhiên giữa Nguyễn Xiển và
Trần Hữu Nghiệp trong một “sự cố”, năm 1926 chàng trai Nguyễn Xiển tham
gia bãi khóa tại Hà Nội, trong tang lễ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh,
thì cùng năm đó ở Nam Bộ tại trường trung học công tỉnh Bến Tre cậu học
trò Trần Hữu Nghiệp cũng xuống đường, tham gia bãi khóa nhân đám tang cụ
Phan Châu Trinh. Kết cục ở Hà Nội Nguyễn Xiển bị nhà trường đuổi học,
cấm thi tú tài, ở Bến Tre Trần Hữu Nghiệp cũng bị chính quyền tay sai
Pháp, nhà trường đuổi học và phải lên Sài Gòn xin vào học trường tư thục
Huỳnh Khương Ninh. Bị đuổi học, nhưng Nguyễn Xiển quyết tâm tự học để
năm sau thi đỗ tú tài Tây, rồi được học bổng sang Pháp thi vào trường
Đại học Toulouse và đỗ cử nhân tại Paris. Tốt nghiệp Nguyễn Xiển trở về
Việt Nam, triều đình Huế thấy tài năng của Nguyễn Xiển mời vào làm quan,
nhưng ông từ chối, ra Hà Nội làm nghề dạy học. Cách mạng Tháng Tám thành
công, Nguyễn Xiển được Bác Hồ cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc Bộ,
kiêm giám đốc Nha Khí tượng. Nói
về ông Hoàng Minh Giám, xuất thân trong một dòng tộc nổi tiếng các triều
đại phong kiến Việt Nam, như quan Thượng thư Bộ lễ Hoàng Phạm Thạch
(1795 – 1849). Quan Thượng thư Bộ lễ Hoàng Tướng Hiệp (1835 – 1885). Ông
ngoại của Hoàng Minh Giám cũng từng là Thượng thư Bộ học Cao Xuân Dục.
Cha Hoàng Minh Giám là cụ Phó bảng Hoàng Tăng Bí, một trong những người
sáng lập ra phong trào “Đông Kinh Nghĩa Thục”. Thật không hổ thẹn với
dòng dõi của mình, Hoàng Minh Giám từ khi nhỏ là đứa trẻ thông minh, tài
trí, có thiên bẫm chính trị gia giỏi. Năm 1926, tốt nghiệp Trường Cao
đẳng Đông Dương sau đó sang dạy học ở Campuchia, rồi về Sài Gòn tiếp tục
“gõ đầu trẻ”, nhưng tại đây Hoàng Minh Giám nhận ra bản chất của chủ
nghĩa thực dân, nỗi thống khổ của người dân mất nước, Hoàng Minh Giám đã
viết nhiều bài báo tố cáo chống lại chế độ thực dân Pháp. Năm 1945,
Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Hoàng Minh Giám
được Bác Hồ, Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đất nước mới
giành độc lập còn gặp bao nhiêu khó khăn thử thách, để giữ yên ổn định
chính trị khi quân Pháp được Mỹ giúp sức núp bóng quân Anh trở lại đánh
chiếm Nam Bộ, Hoàng Minh Giám trợ giúp tích cực cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đàm phán với Jean Sainteny đại diện cho Chính phủ Pháp, ký kết
Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946. Việc
lựa chọn các tên tuổi lớn như thế, vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã
hội Việt Nam là để tập hợp các nhân sĩ, trí thức, giới công thương tiến
bộ, đoàn kết xung quanh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chống lại thực dân
Pháp. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Xiển được bầu làm Tổng thơ ký Đảng. Các
ông Hoàng Minh Giám, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được đề cử tham gia vào Ban
Chấp hành. Kỷ niệm sự kiện đặc biệt này, về sau Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp
có viết một bài báo đăng trên tờ Tổ Quốc, số 142, có đoạn như sau:
“Tôi vinh dự đứng trong hàng ngũ
đảng viên ngay từ lúc Đảng xã hội mới ra đời. Người trí thức yêu nước và
yêu dân chủ 14, 15 năm về trước cảm thấy rằng giải phóng và thống nhất
Tổ quốc rồi còn cần phải dần dần tổ chức lại một đời sống công bằng hợp
lý. Danh từ xã hội chủ nghĩa nảy mầm ra, và từ ấy lảng vảng luôn trong
trí óc. Nhưng đi theo con đường nào mà tới chủ nghĩa xã hội, đi cách nào
nhanh hay chậm? Trước mắt tôi lúc ấy đồng thời cũng lơ lửng một tấm màn
sương. Cảm ơn Đảng giai cấp công nhân, đem tới cho chúng ta ánh sáng của
học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xé bức màn sương ấy cho
tan dần trên con đường tiến lên của người đảng viên xã hội Việt Nam”. Trần
Hữu Nghiệp nói như thế, và ông biết mình đang đi đúng con đường đã chọn,
nhưng trên con đường tới đích có lúc phải làm như vậy!
|