Diễn Đàn
146 - tháng 12/2004

Thư từ Mỹ của Trần Hữu Dũng

 

 

Cuối tháng 11, 2004

 

Bạn quư,

 

Thế là ngày 2/11 đă đi vào lịch sử và chúng ta (như tôi đoán đa số các bạn đọc thư này) đều vô cùng thất vọng phải “sống” với Bush-Cheney thêm bốn năm nữa.  Hẵn nơi bạn đă có đầy dẫy những bài tường thuật, phân tích về cuộc bầu cử này.  Ở đây, tôi chỉ ghi lại một ít nhận xét và đưa ra vài con số có thể làm bạn ngạc nhiên.

 

Trước hết, xin tóm tắt:  Bush thắng Kerry với tỷ số đại cử tri (electoral vote) 286-252, khoảng 51% phiếu cử tri toàn quốc, và hơn Kerry độ 3,5 triệu lá thăm.  Nh́n vào bản đồ nước Mỹ th́ Kerry chỉ thắng ở các tiểu bang miền tây bắc, các tiểu bang vùng Đại Hồ (Great Lakes), và ba tiểu bang ven Thái B́nh Dương.  Tất cả các bang c̣n lại đều rơi vào tay Bush. Đặc biệt là Florida mà Bush chỉ thắng (với nhiều mờ ám) vài trăm phiếu năm 2000, th́ kỳ này số chênh lệch (cho Bush) có hơn mấy trăm ngàn.  Bush cũng thắng Ohio, một tiểu bang nạn nhân của chính sách kinh tế Bush bốn năm qua.  Chỉ một tiểu bang đổi từ Cộng hoà lần trước sang Dân chủ lần này, đó là New Hampshire.  Về phía quốc hội th́ đảng Dân chủ, vốn là thiểu số, lại mất thêm ghế (đảng Cộng hoà sẽ chiếm 53% hạ viện, 55% thượng viện).  Đau nhất, nghị sĩ Tom Daschle (thủ lănh Dân chủ ở thượng viện) cũng bị cử tri cho về vườn.  Ngược lại, một người như ông già Jim Bunning (nghị sĩ Cộng hoà bang Kentucky) tuy có vẻ chớm bị Alzheimer, lại được cử tri tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa!

 

Hẵn bạn cũng đă đoán là các nhà b́nh luận Mỹ (nhất là những người ủng hộ Kerry) đă có vô số bài phân tích nguyên do sự thất bại của Kerry trước một đối thủ mà, trong bốn năm qua, đă tăng số thất nghiệp lên nhiều triệu, làm thâm hụt ngân sách nặng nề, và (theo nhiều người) đă ngông nghênh đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh vô cớ và phi nghĩa, khiến nước này ngày càng bị thế giới thù ghét, v.v. và v.v.  Các “khám nghiệm hậu sự” này đưa ra ba kết luận: thất bại này là lỗi của Kerry, lỗi của đảng Dân chủ, và lỗi của ... dân Mỹ!

 

*

 

Lỗi Kerry?  Như tôi đă viết trong thư tháng 10, nh́n lại th́ sự im lặng của Kerry trước những cáo buộc dối láo của bọn Swift Boat Veterans for Truth (một nhóm tự xưng là cựu đồng ngũ với Kerry) và trong những ngày đại hội đảng Cộng hoà, là một lỗi lầm chiến thuật rất lớn của Kerry.  Khi Kerry công khai phản kích những vu khống này th́ đă trễ, “poll” cho thấy ông đă tụt quá xa. Sau này biết thêm là Kerry hay chần chừ, thiếu quyết định.  Lúc ấy, Kerry muốn trả lời ngay, nhưng rồi lại nghe một số cố vấn, đổi ư. 

 

Hai sự cố nữa cũng là lỗi lầm của Kerry.  Một lần, khi được yêu cầu giải thích tại sao ông bỏ phiếu chống chi thêm 87 tỉ đô la cho Iraq, Kerry phân trần: “Tôi bỏ phiếu thuận trước khi tôi bỏ phiếu chống!”.  Một lần khác, khi được hỏi nếu đă làm tổng thống th́ ông có đánh Iraq không, th́ ông trả lời “Yes!”.  Hai câu này đă bám theo Kerry suốt mấy tháng tranh cử.  Phe Bush tha hồ dùng chúng để cười nhạo, chỉ trích Kerry thay đổi lập trường như chong chóng, gieo nghi ngờ trong cử tri về con người của ông ta.

 

Kerry thay đổi bộ tham mưu không dưới ba lần, lần chót là chỉ hai tháng trước ngày bầu cử.  Nhóm sau cùng (đa số là người của Clinton) tuy có kinh nghiệm và thực tài, và nhờ họ mà con thuyển Kerry có vững lại đôi chút, nhưng lại bị vợ Kerry nghi kỵ, không ưa.  Mà những người này cũng có lỗi:  Kerry đă van nài họ giúp từ năm ngoái nhưng họ lại ham tiền (bận làm ăn béo bở với thân chủ riêng) nên cứ thoái thác.  Sự thật là ít người (kể cả những cố vấn của ông) hiểu rơ Kerry, thật t́nh sống chết với Kerry.

 

Là nghị sĩ hai mươi năm nay, Kerry quen lối ăn nói dài ḍng, quanh co, rào trước đón sau của các chính trị gia lập pháp.  Ông đưa ra hàng loạt chương tŕnh, chính sách, nhưng không ai rơ được cái nh́n xa (nếu có) của ông.  Thú tiêu khiển của Kerry cũng là xa lạ với đa số dân Mỹ:  chạy xe đạp (mặc trang phục ôm sát người như cua rơ Tour de France), trượt tuyết (và té trẹo vai!), trượt gió (windsurfing) trở buồm trên biển.

 

Dù có nhiều nhược điểm như thế, nhờ ba lần đấu khẩu trên truyền h́nh Kerry cũng đă phục hồi đến mức ngang ngữa với Bush trong các cuộc thăm ḍ ư kiến.  Theo sự “tự kiểm thảo” của chính bộ tham mưu phe Kerry th́ có ba cụm vấn đề trong bầu cử ḱ này: vấn đề Iraq, vấn đề kinh tế, và vấn đề “giá trị văn hoá”.  Theo họ, những tin tức dồn dập về Iraq trong hai tuần trước ngày bầu cử (nhất là vụ mất chất nỗ ở Al-Qaquaa và băng video của Bin Laden) đă át tiếng nói của Kerry về vấn đề kinh tế, cho phép Bush đánh lá bài “giá trị văn hoá” .  Họ nói thế, song theo tôi th́ lá bài kinh tế (thường là đặc chiêu của đảng Dân chủ) cũng không chơi mạnh được trong tay Kerry v́ phong thái lănh đạm của ông ta, mà ông lại có bà vợ quá giàu.  Thế nên khi Kerry bảo là ông “thông cảm” với cảnh đầu tắt mặt tối của đa số gia đ́nh Mỹ th́ cũng hơi khó tin.  Thực vậy, theo tôi, sự kiện “sốc” nhất là đa số cử tri phụ nữ (thường lo nhiều hơn về hoàn cảnh gia đ́nh, và hay ủng hộ đảng Dân chủ) lại chọn Bush thay v́ Kerry.

 

Tuy có người đổ lỗi cho Kerry như nói trên, song thực sự th́ số này không nhiều (so với những lần bầu cử trước), bởi v́ ḱ này tương đối là đảng Dân chủ đă đoàn kết chung quanh Kerry (kể cả bộ tham mưu của ông cũng gồm hầu hết “tinh hoa” của đảng Dân chủ).  Kerry cũng không thiếu tiền tranh cử, không thiếu người đi gơ cửa vận động cử tri.  Tất nhiên Kerry không là một ứng cử viên thập toàn (có ai được thế đâu?) nhưng khó nói rằng một Howard Dean, hay một Hillary Clinton đă có thể khá hơn ông.

 

*

 

Lỗi đảng Dân chủ?  Nhiều người cho rằng đảng Dân chủ thua v́ chẳng biết cách gói ghém “thông điệp” của họ.  Nhưng nên gói ghém sao cho đúng?  Một số lớn cho rằng đáng lẽ đảng Dân chủ nên nói nhiều hơn về  “trách nhiệm đạo đức” và “giá trị văn hoá”, dẫn chứng với kết quả thăm ḍ là 22% cử tri cho biết “giá trị đạo đức” là quan tâm hàng đầu của họ (và 79% số này bỏ cho Bush).  Song, nh́n kĩ th́ chưa chắc như thế.  Một là, con số này là giảm xuống từ 35% năm 2000, và 40% năm 1996.   Hai là, cụm từ “giá trị đạo đức” trong câu hỏi thăm ḍ cử tri là rất chung chung, mơ hồ, mỗi người có thể hiểu một khác. (Thật vậy, nếu những vấn đề khác, như kinh tế, ngoại giao, mà được hỏi cách chung chung như thế th́ quan tâm về “kinh tế” sẽ lên hàng đầu và về “đạo đức” sẽ xuống hạng bét.)

 

Ngược lại, nhiều người th́ nghĩ như Thomas Frank (xem thư tháng 9 của tôi) rằng lỗi của đảng Dân chủ là đă không nhấn mạnh đến những vấn đề kinh tế, mà xưa nay dân Mỹ vẫn tin là đảng này có chính sách hữu hiệu hơn.  Theo họ, v́ ít nhắc đến quyền lợi kinh tế của dân Mỹ, đảng Dân chủ đă vô h́nh chung nhường sân chơi cho đảng Cộng hoà hù dọa dân chúng với “kẻ thù” trong lẫn ngoài nước theo định nghĩa của đảng này.  (Trong nước th́ có đ̣i hỏi hôn nhân của người đồng tính, văn hoá đồi trụy, chẳng hạn, c̣n ngoài nước th́ có khủng bố, Bin Laden, tất nhiên.)  Dân Mỹ đâm lo sợ và bỏ phiếu cho “lănh tụ mạnh”, tín đồ đạo chúa George W. Bush.   

 

Nhiều người khác, trong cả hai đảng, cho rằng đảng Dân chủ thua ḱ này v́ thiếu một “cái nh́n xa, toàn cục” cho một thế giới mới.  Nhà b́nh luận bảo thủ David Brooks, chẳng hạn, đưa ra giả thuyết rằng có một thay đổi sâu rộng trong xă hội Mỹ (nhiều người từ thành phố dời nhà ra ngoại ô, trở thành bảo thủ hơn) mà đảng Dân chủ không nhận thấy.  Song nh́n vào con số th́ giả thuyết của Brooks không vững: mức ủng hộ Bush ở các đô thị tăng lên 10% (giảm 2% ở thôn quê, và giảm 9% ở các thành phố nhỏ).  Cũng có người nói đến luồng di dân từ các tiểu bang miền bắc (phóng khoáng) xuống miền nam (bảo thủ).  Nếu có dịp th́ tôi sẽ viết thêm về vấn đề này.

 

Chính những người đảng Dân chủ cũng nh́n nhận rằng Bush thắng không phải v́ số phiếu của những người evangelical (phái Tin Lành cực đoan) tăng vọt ḱ này, song v́ Kerry không thu hút được phiếu những người tuy không là evangelical nhưng không t́m thấy ở đảng Dân chủ (và Kerry) một “nguyên tắc chỉ đạo” (guiding principle) nào.  Nói cách khác, theo họ, đảng Dân chủ cho ấn tượng là chống tôn giáo.  (Tất nhiên, những người đảng Cộng ḥa th́ vui vẻ khẳng định đây không phải là “ấn tượng” ǵ sất, đảng Dân chủ là thật sự chống đạo chúa!)

 

Về mặt chiến thuật, phải nói rằng đảng Dân chủ đă thành công trong việc vận động (khá rần rộ!) giới trẻ đi bầu, và nâng cao số người tham gia bầu cử nói chung.  Tuy nhiên, họ không để ư là đảng Cộng ḥa cũng tích cực (nhưng khôn ngoan lẳng lặng) huy động người ủng hộ của họ (nhất là qua các nhà thờ) đi bỏ phiếu.  Kết quả cho thấy đảng Cộng hoà đă trội hơn trong khâu này.

 

Đàng khác, con số ba triệu rưỡi phiếu chênh lệch chưa chắc là phản ảnh sự ủng hộ Kerry kém Bush đến thế.   Có giả thuyết cho rằng những người ủng hộ Bush thường nồng nhiệt hơn, và họ đi bỏ phiếu dù sống trong các tiểu bang (như Tennessee, Alabama) mà ai cũng biết trước là Bush sẽ thắng đậm.  C̣n dân ủng hộ Kerry th́ “lè phè” hơn, và nếu họ sống ở những bang (như California, New York, hay Illinois) mà Kerry đă chắc chắn thắng th́ họ có thể nghĩ  lá phiếu của họ là không cần thiết, và không đi bầu!

 

Dù sao, phải nh́n nhận là nội bộ đảng Dân chủ, và phe cấp tiến nói chung, cũng ít đổ lỗi nhau sau bầu cử  (cho đến nay).  Khách quan mà nói th́ đảng Dân chủ ḱ này vận động tranh cử cũng khá.  Trong quá khứ, gần ngày bầu cử là đảng Dân chủ phải cắt bớt quảng cáo v́ hết tiền, nhưng lần này th́ họ quảng cáo trên TV rất hăng đến phút chót, không thua đảng Cộng hoà.  Và đảng Dân chủ cũng có nhiều thành công nổi bật đáng học hỏi cho tương lai.  Ở Montana, chẳng hạn, tuy là tiểu bang miền tây (và Bush thắng lớn), người đảng Dân chủ lại được bầu vào mọi chức vụ khác, từ thống đốc trở xuống.

 

*

 

Lỗi dân Mỹ?  Đối với những ai theo dơi thời sự, có tư tưởng tiến bộ (trong đó hẵn có người viết và đọc thư này!) th́, dù Kerry không phải là một ứng viên lư tưởng, hay đảng Dân chủ phạm nhiều lỗi lầm, cũng khó hiểu tại sao 51% dân Mỹ lại có thể bỏ phiếu cho một người như Bush, tiếp tục bốn năm nữa chính sách bốn năm qua.  Không trách có người kết luận: Đa số dân Mỹ hẵn là ngu dốt, mê muội, nhẹ dạ, hẹp ḥi, nếu không là mất trí hoàn toàn.

 

Cụ thể hơn, những người này đổ lỗi cho những người theo “đạo chúa toàn thống” (Christian fundamentalists).  Vai tṛ của nhóm này trong cuộc bầu cử vừa qua rơ ràng là có tính quyết định (và chính họ sẵn sàng nhận, thậm chí thổi phồng, “công trạng” ấy).  Đây là những người rất bảo thủ, nhiệt t́nh tin vào những vấn đề như cấm hôn nhân đồng tính, cấm phá thai, cấm dùng tế bào gốc trong nghiên cứu y khoa, cho phép cầu nguyện trong trường học, không tin thuyết tiến hoá của Darwin, v.v.  Trước đây họ chỉ tập trung ở các bang miền nam nước Mỹ nhưng sau này lan lên cả miền (trung) bắc như Ohio, Indiana, Iowa, thậm chí Wisconsin (là tiểu bang nổi tiếng với truyền thống cấp tiến), lan qua miền tây, và xuống sâu Florida.  (Florida tuy là miền nam nhưng có tính miền bắc v́ đông đảo người nghĩ hưu từ miền bắc xuống sống ở đây.)  Tất cả các bang này (nổi bật là Florida và Ohio) đều rơi vào tay Bush.

 

Những người “đạo chúa toàn thống” ủng hộ Bush hơn Kerry th́ cũng tất nhiên, nhưng lí do năm nay họ đi bầu đông khác thường th́ phải nói là do mưu đồ khôn khéo của phe Bush, nhất là của Karl Rove, cố vấn “thiên tài” của Bush, biết cách t́m ra họ, rồi tổ chức, sách động họ đi bỏ phiếu.  Sự kiện nổi bật là số nguời này đi bỏ phiếu lần đầu năm nay là 3,7 triệu, gần như y chang số phiếu mà Bush hơn Kerry!

 

Không ít nhà b́nh luận cho rằng phản ứng đối với các dự luật cho phép hôn nhân đồng tính là một lí do Bush đắc cử.  Song theo nhiều thăm ḍ ư kiến sau này th́, chính xác hơn, những người ủng hộ Bush cũng ủng hộ ngăn cấm hôn nhân đồng tính, thay v́ ngược lại.  Trường hợp  Oregon cũng đáng để ư: cử tri bang ấy chấp thuận ngăn cấm hôn nhân đồng tính, song lại dồn phiếu cho Kerry.  Trường hợp Ohio (cũng là một bang mà dự luật hôn nhân đồng tính được đem ra bỏ phiếu) cũng gần như thế: trong lúc số ủng hộ Bush toàn nước Mỹ tăng lên 3% so với năm 2000 th́ ở Ohio chỉ tăng 1%. (Nhưng có người lại phản biện:  Nếu không có vấn đề này th́ Bush đă thua ở Ohio v́ thất nghiệp ở đây rất cao, và thất cử hoàn toàn.)

 

Có thể đa số dân Mỹ bỏ phiếu cho Bush v́ thiếu hiểu biết, kém thông tin?  Bị những cơ quan truyền thông cánh hữu (Fox News, v.v., như tôi đă kể trong thư tháng 9) phỉnh dụ, lừa bịp?  Chẳng những họ không biết t́nh h́nh thế giới (đa số người bỏ phiếu cho Bush vẫn tin rằng vụ 11/9 là có bàn tay Hussein, rằng Mỹ đă t́m được vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq, v.v.), mà cũng không biết về t́nh h́nh ở ngay nước họ.  Một con số điển h́nh: So với năm 2000, số người không xong trung học ủng hộ Bush năm nay tăng lên khoảng 10%, trong lúc chính họ đă bị nghèo đi v́ chính sách kinh tế của Bush.  Bạn thử giải thích xem!

 

Cũng làm sao giải thích sự kiện hơn 50% cử tri cho rằng kinh tế Mỹ năm nay (với thất nghiệp cao hơn, ngân quỹ đi từ thặng dư sang thâm hụt, v.v... ) là khá hơn bốn năm truớc?  Rồi lại nh́n nhận là hoàn cảnh gia đ́nh của chính họ là tệ hơn? Rồi lại bỏ phiếu cho Bush?  Cũng theo các thăm ḍ ư kiến th́ đa số những người có thu nhập không cao đă ủng hộ Bush v́ sợ “khủng bố”.  Trớ trêu là, như nhiều nhà b́nh luận đă chỉ rơ, khi đảng Cộng hoà cầm quyền th́ chính những người này là bị thiệt tḥi nhất về kinh tế.

 

Nước Mỹ ngày nay hầu như chia làm hai:  Một nước Mỹ “xanh” gồm những bang đông dân (New York, California, Illinois) những thành phố lớn, của giới trí thức... và một nước Mỹ “đỏ” của những bang ít dân, những ngoại ô, của những người sùng đạo chúa ...  Trong lúc đảng Dân chủ than phiền là những người bỏ phiếu cho Bush là lạc hậu, cuồng tín, thậm chí ngu dốt (nếu bạn muốn biết: cử tri ủng hộ Kerry trung b́nh có 14,64 năm đi học, cho Bush: 14,48 năm), th́ đảng Cộng hoà đổ lỗi cho đảng Dân chủ là đă trở thành ưu tú, không c̣n biết, hay cùng chia sẻ, những giá trị của đa số dân Mỹ.

 

Trước khi chấm dứt “báo cáo” đă khá dài này, tôi xin thêm vài điều.  Cũng như nhiều bạn, sự thắng cử kỳ này của Bush làm tôi “đau” c̣n hơn năm 2000.  Chúng ta không thể đổ lỗi cho Ralph Nader (nếu không có ông này phá đám th́ Al Gore đă thắng, nhưng lần này th́ ông không có ảnh hưởng ǵ), cũng không thể đổ lỗi cho gian lận (như rơ ràng ở Florida bốn năm trước), không thể đổ lỗi là đảng Cộng hoà nhiều tiền hơn, không thể đổ lỗi là dân ít đi bầu.  Song, hăy nh́n cách khác: tuy là Kerry thua nặng (khoảng 3,5 triệu phiếu), nhưng có thể coi như sém thắng (nếu 60.000 lá phiếu ở Ohio là cho Kerry thay v́ Bush th́ Kerry đă đắc cử rồi).  Nh́n cách khác nữa: tính theo đại cử tri (electoral vote) th́ Bush thắng với tỷ số 286-252.  Đây là tỷ lệ mỏng thứ nh́ trong lịch sử nước Mỹ. (C̣n mỏng nhất?  Th́ cũng chính là Bush, năm 2000: 271-267.)   Về tỷ lệ 51% cử tri ủng hộ Bush th́ cũng chẳng có ǵ “đáng nể” v́ đó là tỷ lệ thấp nhất từ năm 1828 đến nay.

 

Theo tôi, Kerry thất cử là do nhiều lí do nhỏ, không v́ chỉ vài lí do lớn.  Những lí do này cũng không phải là mới lạ, và cũng không phải là dấu hiệu sự thay đổi căn bản, không thể đảo ngược, của nước Mỹ (như các nhà b́nh luận ở các nước khác thường dễ dăi kết luận).  Đúng là nước Mỹ có trở thành “bảo thủ” hơn trong vài thập kỉ vừa qua, nhưng tôi c̣n nhớ những năm 60 (nhất là sau khi Lyndon Johnson đại thắng Barry Goldwater năm 1964) th́ mọi người đều bảo là phong trào bảo thủ đă cáo chung ở nước Mỹ.  Lịch sử không bao giờ đứng yên (dù Fukuyama có nói thế nào!).  Tôi sẽ bàn thêm về tương lai của đảng Dân chủ và phe cấp tiến trong những bức thư sắp đến.

 

Cuối cùng, xin bạn tha thứ, tôi phải đưa một tin thật buồn:  Cô Iris Chang (người Mỹ gốc Hoa) tác giả nhiều quyển sách về Trung Quốc rất được mến phục, nổi tiếng nhất là Cuộc hăm hiếp Nam Kinh (The Rape of Nanking), đă từ trần ngày 9 tháng 11. Tự tử.  Ba mươi sáu tuổi.

 

Hẹn bạn thư sau,

 

Tiểu Hằng Ngôn