Diễn Đàn
Trần Hữu Dũng
Đọc “Pol Pot”
Philip Short, 2005, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, New York: Henry Holt.
Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và c̣n nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đă thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dă man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp? Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xă hội và văn hóa Khờ-me?
Philip Short, người Anh, nguyên là phóng viên đài BBC và Times of London, tuy không là sử gia như những tác giả đi truớc (như Chandler [1], Kiernan [2], [3]) cùng đề tài, nhưng có cái lợi là viết sau ngày Khờ-me Đỏ quy hàng (1998). Ông đă lặn lội hơn bốn năm ở Campuchia, phỏng vấn nhiều nạn nhân cũng như một số cựu thủ lănh Khờ-me Đỏ hiện c̣n sống (như Khieu Samphan, Ieng Sary, Nuon Chea), và đặc biệt là Laurence Picq, một phụ nữ Pháp nhiệt t́nh tin tưởng ở Khờ-me Đỏ, theo chồng là Suong Sikoeun về Phnom Penh năm 1975. Quyển “Pol Pot” của Short là một tác phầm “lớn”, đầy ắp những chi tiết thú vị. Qua hơn 500 trang giấy, người đọc sẽ biết thêm rất nhiều chẳng những về Pol Pot mà c̣n về lịch sử Campuchia thế kỉ vừa qua, đặc biệt là những liên hệ với Việt Nam, qua con mắt của người Khờ-me.
●
Một trong vài ấn tượng mạnh nhất mà cuốn sách này để lại là, rơ ràng, những sự tàn ác hơn ba năm dưới quyền Khờ-me Đỏ không phải bắt đầu vào ngày họ bước chân vào Phnom Penh mà đă manh nha từ mấy mươi năm về trước, và dần dần leo thang. Short cho thấy tội ác của Pol Pot và đồng bọn có nguồn gốc sâu tận trong bản tính Khờ-me, chính sách của họ là phản ảnh bản tính ấy, uốn nắn bởi ḍng lịch sử (và địa lí) Khờ-me. Nó không là một hiện tượng đột phát, dị thường. (Ở đa số các nước khác, Short nhận xét, những cuộc thanh trừng đẫm máu như thế thường xảy ra sau một biến cố chính trị nhất định nào đó -- ở Nga, năm 1918, sau cuộc ám sát hụt Lênin chẳng hạn – hơn là kế thừa của một chuỗi biến cố xă hội và văn hóa lâu dài.)
Thật vậy, nh́n suốt ḍng lịch sử theo lời kể của Short, khó tránh ấn tượng là Pol Pot và đồng bọn đă mưu tính từ lâu là sẽ thẳng tay tàn sát ngay từ ngày đầu của Campuchia dưới quyền họ. Cuộc viếng thăm năm 1965 của Pol Pot ở Hà Nội (làm việc với Lê Duẫn) và Bắc Kinh (vài tháng trước cách mạng văn hoá) là bức ngoặc quan trọng trong tư duy của cấp lănh đạo Khờ-me Đỏ. Nhưng có lẽ quyết định tàn sát là rơ rệt nhất sau những năm đầu thập kỉ 1970, một phần là phản ứng các đợt giết chóc dă man của quân Lon Nol, một phần cũng là bị lan nhiễm “khí thế” “cáp Duồn” (giết người Việt) bừng bừng ở Campuchia lúc ấy. (Nhờ Short, độc giả sẽ nhớ lại, nếu đă quên, bản chất của Sihanouk: đàng sau bộ mặt bông lơn bốc đồng như tên hề của ông ta là một người tham ô, nham hiểm,và tàn ác không vừa!) Short cũng kể đến sự ngạc nhiên của Pol Pot vào tháng 3 năm 1971, khi thấy “thị trường” ở vùng họ giải phóng (cụ thể là Kratié) hồi sinh rộn rịp c̣n hơn truớc, với những con buôn dỡ lại mánh khóe lừa bịp, bốc lột dân chúng.
Về cuộc lùa dân khỏi thành thị sau ngày chiếm Phnom Penh, cấp lănh đạo Khờ-me Đỏ khó biện hộ. Với các kí giả tây phương, Pol Pot giải thích sự di tản đó là cần thiết v́ thành thị sắp cạn lương thực, và Mỹ sắp tấn công. (Song đó là nói láo v́ lương thực ở thành thị lúc ấy thật ra c̣n đầy ắp, và không ǵ khó hơn tiếp vận hàng triệu người nhốn nháo di tản.) Với kí giả Trung Quốc th́ Pol Pot có vẻ thành thực hơn, bảo rằng mục tiêu của di tản là nhằm phá vỡ các mạng gián điệp của địch. Sự thực, cuộc di tản này là theo kế họach có từ lâu. Trong phỏng vấn với Short sau ngày quy hàng, Ieng Sary cho biết Pol Pot và đồng bọn rút kinh nghiệm của Công xă Paris vào thế kỉ 19. Theo họ, Công xă này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đă không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả. Pol Pot muốn tránh sai lầm đó. Thêm nữa, theo tài liệu nội bộ của Trung ương đảng Cộng sản Khờ-me mà Short khám phá sau này th́ mục đích “làm trống đô thị” là nhằm bảo tồn và củng cố địa vị của cán bộ và quân lính Khờ-me Đỏ. Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm (khi dân di tản không c̣n vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo) th́ mọi người đều vô sản như nhau. Theo cách nói của Short, chiến dịch (lùa dân khỏi thành thị) ấy không phải là giai đoạn đầu trong kế họach tiêu diệt toàn thể một giai cấp (trí thức, hoặc thị dân) như nhiều tác giả khác đă phân tích, nhưng mục đích của nó là đưa Campuchia trở về cảnh hỗn mang, và từ đó một Campuchia mới sẽ xuất hiện.
●
Khác với Chandler và nhiều tác giả khác, Short cho rằng sự tàn ác của Khờ-me Đỏ không phải là hệ luận của chủ nghĩa Mác Lê (hoặc, chính xác hơn, của chủ nghĩa Stalin qua con mắt của nhóm trí thức Khờ-me Đỏ từng du học ở Pháp). (Theo Short, phần lớn sinh viên Khờ-me ở Pháp không giỏi tiếng Pháp, họ thú nhận là không hiểu nổi kinh điển Mác Lê. Đối với những người này th́ Stalin dễ hiểu hơn, nhất là phần về “thanh trừng nội bộ đảng”!). Cũng nên biết là lúc ở Pháp, bọn Pol Pot thường sang Nam Tư vào mùa hè để lao động ở các công trường tập thể ở nước ấy. Những kinh nghiệm này (và sự họ thán phục Nam Tư đă đứng lên chống lại Liên Xô mà họ ví như Campuchia sẽ chống lại Việt Nam) đă có ảnh hưởng đến những việc họ làm sau này ở Campuchia. Nhưng Short cũng nhận rằng về chính sách kinh tế (vấn đề huớng nội hay hướng ngọai, vai tṛ của công nghiệp, v.v.) th́ Khờ-me Đỏ bị ảnh hưởng rất nhiều những ǵ họ học trong sách vở Pháp trong thời ḱ này.
[Tưởng cũng nên nói thêm là không c̣n ai tin giả thuyết của William Shawcross [4], rằng Khờ-me Đỏ trở thành dă man như vậy cũng chỉ là hậu quả sự tàn ác của việc Mỹ dội bom Campuchia. Chính Shawcross cũng không c̣n tin, và sau này rất “bồ” Mỹ, ủng hộ chiến tranh xâm lược Iraq của Bush.]
Hơn nữa, theo nhiều tư liệu dẫn chứng của Short, Pol Pot và đồng bọn không chỉ muốn áp dụng chủ nghĩa Mác Lê ở Campuchia, họ c̣n muốn vượt qua (“đi tắt đón đầu”?) chủ nghĩa đó để khôi phục sự “vĩ đại” của Khờ-me, trên cả Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, và mọi nước khác. Như vậy, có thể nói, Pol Pot và đồng bọn bị chi phối bởi hai tư tưởng trái ngược nhau: một bên là mặc cảm tự ti, và một bên là hội chứng vĩ cuồng, sô vanh dân tộc.
Theo Short, sự tàn ác dă man chưa từng có của cộng sản Khờ-me sau này là do văn hóa Khờ-me, pha lẫn với mặc cảm hận thù (dồn nén qua nhiều thế kỉ) đối với các nước láng giềng, nhất là Việt Nam, mà đa số dân Khờ-me (cộng sản hay không) đều có. Bằng cớ là sự tàn ác của Khờ-me Issarak (tổ chức không cộng sản), hoặc của chính quyền Sihanouk, Lon Nol. Theo Short, đa số người Khờ-me theo chủ nghĩa Mác Lê không v́ những nhận định sâu sắc ǵ của chủ nghĩa ấy, nhưng để t́m cách đuồi Pháp ra khỏi nuớc họ, và để thay đổi một xă hội phong kiến mà chế độ thuộc địa đă giữ nguyên. Mấy người này (cũng như những người cộng sản nơi khác) nh́n chủ nghĩa Stalin qua lăng kính của văn hoá họ; trong trường hợp nhóm Pol Pot lúc đó, văn hóa ấy là Phật giáo tiểu thừa. Chủ nghĩa Stalin là biểu hiện của cái “tốt thắng xấu” (không phải là của giai cấp vô sản hay công nhân ǵ sất). Theo Short, Khờ-me Đỏ chịu ảnh hưởng của Stalin, khác với Trung Quốc và Việt Nam, với truyền thống nho giáo, chịa ảnh huởng của Mác Lê. Đối với Short, văn hóa Khờ-me không có ư niệm “công lí” như những văn hóa khác. Văn hóa Khờ-me là một văn hoá “thống trị hoặc bị thống trị”, một văn hóa tránh đối đầu (confrontation). Trong một văn hoá như vậy, không thể giải quyết những tranh chấp bằng tranh căi hay lí luận. Giữa hai thái cực tùng phục và vũ lực, không có “điểm giữa”. Một điều nữa (khá tế nhị) là tuy Short không nói thẳng rằng bản tính của dân Campuchia là lười biếng, nhưng rơ ràng là ông ám chỉ như thế.
Khác với những bạo chúa như Stalin (xem Deutscher [5]), hoặc Hitler (xem Bullock [6]) là những người tuy đời tư th́ rất tầm thường song “nổi bật” trong địa vị bạo chúa, Pol Pot, qua cuốn của Short, cũng không có ǵ nổi bật như một bạo chúa cả. (Thậm chí, cho đến đầu thập kỉ 1950, không có dấu hiệu nào cho thấy Pol Pot sẽ tàn ác như sau này.) Pol Pot là một học tṛ tầm thường, một sinh viên tầm thường, một nhà chỉ huy quân sự tầm thường, một lănh tụ tầm thường. Y chỉ đáng chú ư bởi một điều: mấy triệu người đă chết v́ sự tàn ác và bất tài của y.
Cái kinh tởm nhất của chế độ Khờ-me Đỏ không phải là sự khắc nghiệt của nó (như tuồng nó có lí tưởng ǵ cao cả lắm!) nhưng là sự thô lậu tầm thuờng của một chế độ chuyên chế: tham ô, bè đảng, tranh giành tư lợi, đâm chém nội bộ ... Chế độ ấy tan ră v́ những thô lậu tầm thường ấy. Nếu không th́ biết đâu nó đă chẳng thành công?
●
Tiếc là nhiều lí giải của Short có phần trái ngược nhau. Ví dụ, ông cho là Khờ me Đỏ giết tù binh không thương hại v́ theo văn hóa Khờ-me th́ con người không có khả năng cải tạo (và ông chua thêm, khác với nho giáo của Việt Nam và Trung Quốc). Song, trước đó, Short lại nói rằng theo chủ nghĩa cộng sản của Khờ-me Đỏ th́ “ư thức vô sản” có thể được nung rèn ở mọi người, bất ḱ xuất thân từ giai cấp nào. Hai ư kiến này mâu thuẫn với nhau.
Nhiều chi tiết cũng cần xem lại: chẳng hạn như Short cho rằng sự giải tán của đảng Cộng sản Campuchia tháng 12 năm 1981 là có thật, trong lúc Chandler th́ cho rằng đảng này vẫn c̣n tồn tại ít nhất đến năm 1985, và có lẽ sau đó nữa. Short cũng có nhiều phát biểu nghe rất kêu, nhưng hơi rỗng, ví dụ “người Khờ-me khẳng định nhân thân của họ qua một lưỡng phân: họ chống lại cái mà họ không là”. Nghĩa là ǵ? Và đâu là bằng cớ?
Short hay so sánh Campuchia với Viêt Nam và Trung Quốc và cho rằng sự dă man của Khờ-me (khác với Việt Nam và Trung Quốc!) là phản ảnh sự khác biệt giữa nho giáo và Phật giáo tiểu thừa. Người viết này e rằng Short đă lí luận kiểu “post hoc ergo hoc”. Bởi lẽ, nếu thế th́ hăy so sánh với Thái Lan và Miến Điện, những nước này cũng theo Phật giáo tiểu thừa như Campuchia nhưng sao họ không có bọn nào “dă man” như Khờ-me Đỏ?
Nhiều độc giả sẽ bất b́nh với Short khi ông cho rằng thảm họa ở Campuchia không thể gọi là “diệt chủng” v́, theo ông, chủ tâm của Khờ-me Đỏ là nô lệ hóa và thanh trừng kẻ thù hơn là tiêu diệt cả một giống dân. Cụ thể, theo Short, không thể so sánh (nhà tù nổi tiếng) Toul Sleng với các ḷ thiêu người của Đức trong Thế chiến II v́ ở Toul Sleng tội nhân bị bắt buộc “cung khai”, :thú tội” trước khi bị thủ tiêu. Nhiều người cũng sẽ phản đối ư Short cho rằng văn hóa Khờ-me cũng là một phần lí do của sự tàn sát đó – họ trách Short đổ lỗi cho nạn nhân thay v́ lên án thủ phạm.
●
Một người đọc Việt Nam, quen với bức xúc “sao nước ḿnh chẳng may, lại nằm cận kề ông khổng lồ Trung Quốc?”, khi gấp cuốn sách này lại, không khỏi có phần ái ngại cho ngừơi bạn láng giềng của chúng ta. Ôi, nếu chúng ta khó một, th́ họ khó hai, khó ba! Bởi v́ chính chúng ta cũng là ông “khổng lồ” đối với họ! Nhưng biết làm sao? Chúng ta chỉ biết hi vọng, và cầu mong, rằng họ (cũng như chúng ta) sẽ có những lănh tụ sáng suốt, tài ba, đầy ḷng nhân ái, để lèo lái con thuyền quốc gia trong một thế giới luôn luôn thay đổi, nhưng nhu cầu sống chung trong ḥa b́nh giữa các quốc gia, đúng hơn là giữa người và người, bao giờ cũng là căn bản nhất.
Dayton 23-4-2005 Trần Hữu Dũng
■ Tham khảo
[1] David Chandler, 1999, Brother Number One: A political biography of Pol Pot (rev. ed) Boulder, Colorado: Westview Press [2] Ben Kiernan, 2002, The Pol Pot Regime (2nd edition), New Haven: Yale University Press [3] Ben Kiernan, 2002, How Pol Pot came to power (2nd edition), New Haven: Yale University Press [4] Wiliam Shawcross, 1979, Sideshow: Kissinger, Nixon, and the destruction of Cambodia, NY: Simon & Schuster [5] Isaac Deutscher, 1949, Stalin: A political biography, NY: Oxford University Press. [6] Alan Bullock, 1964, Hitler: A study of tyranny, NY: Harper & Row
|