VietNamNet phỏng vấn Nguyễn Trung

 

 

Ông có lời nhắn nhủ nào đến các độc giả của Ḍng đời - đặc biệt là các độc giả trẻ -không?

 

Trước hết xin nói đôi lời v́ sao tôi viết Ḍng đời.  Như mọi người dân nước ta, tôi hiểu  cái giá dân tộc ta đă phải trả cho sự nghiệp độc lập và thống nhất đất nước. Trân trọng điều đó, tôi cố nh́n lại chặng đường 30 năm đầu tiên của đất nước độc lập thống nhất, với mong mỏi rút ra những ǵ có ích cho hiện tại và tương lai - nhất là mong mỏi mỗi người trong tất cả chúng ta phải làm ǵ cho xứng, cho bơ với những ǵ dân tộc ta đă phải hy sinh và trả giá. Để làm việc đó tôi chọn cách viết tiểu thuyết, như một thử nghiệm riêng tư, với ư nghĩ tạo dựng lại cuộc sống trong xă hội nước ta quăng thời gian rất đáng ghi nhớ này - những thập kỷ đầu tiên của một nước Việt Nam mới -  để tất  cả mọi người chúng ta cùng khảo nghiệm, cùng ư thức và chiêm nghiệm.

 

Từ khi gơ ḍng chữ đầu tiên trên vi tính cho Ḍng đời, cho đến khi đánh cái dấu chấm cuối cùng cho bản thảo lần thứ 16 để đưa đi in, trong tôi chỉ có một sự thôi thúc: Không được phản bội một hy sinh nào! Không một mất mát nào được phép bỏ qua!.. Đặt chân đên vùng miền nào của Tổ quốc, những tiếng nói ấy trong không trung lúc như trăm ngàn mũi kim làm tôi tê dại, lúc xuyên nhói tim tôi…

 

Sự thôi thúc ấy từ cuộc sống ngày đêm vang vọng da diết vào tâm khảm tôi. Nay tôi xin chuyển tải tiếp sự thôi thúc ấy đến tất cả các bạn đọc già và trẻ, như là một lời nhắn tâm huyết của chính tôi.

 

Tại sao ông chọn h́nh thức tiểu thuyết? Ông có nghĩ rằng Ḍng đời có thể hơi quá dài và khiến cho một số độc giả ngần ngại không?

 

Tôi chọn h́nh thức tiểu thuyết bởi hai lư do. Thứ nhất, tôi muốn “chuyển tải” đến người đọc đời sống hiện thực quăng thời gian lịch sử này đă được cô đọng. Thứ hai, tôi muốn thế hệ sau sẽ có “hiện thực được cô đọng” này để nh́n lại, suy nghĩ, đánh giá bằng con mắt của chính họ. V́ vậy có lẽ h́nh thức truyện là thích hợp hơn cả. Đúng là tiểu thuyết 4 tập này khá dài, v́ 30 năm cũng là một thời gian dài…

 

Dĩ nhiên trong thời đại internet hiện nay, người ta có ít th́ giờ và thường chỉ thích đọc, thích xem những thứ ǵ ngăn ngắn. Song có lẽ chính v́ vậy những cuốn tiểu thuyết bám vào cuộc sống hiện thực, có dung lượng lớn, may ra có thể có ích, với tính chất là “bộ nhớ của thời cuộc”... Tôi hy vọng thế.

 

Vâng, từng tác phẩm nhỏ, từng truyện ngắn riêng lẻ, từng bài thơ nhỏ… không làm được việc đó.

 

Gọi là bộ nhớ của thời cuộc!.. Có lẽ tôi tham lam quá… Nhưng hiện tại và tương lai nào không dựa trên quá khứ, không xuất phát từ quá khứ? Nên tôi mong được bạn đọc thể tất. Hơn nữa, cuộc đời trong Ḍng đời có biết bao nhiêu thân phận con người khác nhau, hầu hết là những người b́nh thường… Xin mạn phép nói: Truyện ít nhiều có dáng dấp sử thi của những con người b́nh thường..  

 

Các nhà văn trẻ hiện nay của chúng ta dường như quá bận rộn đến những vấn đề cá nhân mà ít quan tâm đến thời cuộc. Ông có nhận xét ǵ về tính tích cực xă hội của các nhà văn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các nhà văn trẻ?

 

Trước hết xin nói tôi không nghĩ như vậy về các nhà văn trẻ. Đơn giản v́ tôi đọc họ c̣n ít lắm. Thú thực tôi chẳng có ǵ làm căn cứ để nhận xét các nhà văn trẻ ít quan tâm đến thời cuộc.

 

Cho phép tôi nêu vài suy nghĩ riêng: Văn học về mặt nào đó là sự khám phá không ngừng, trải nghiệm không ngừng, sáng tạo… và phần nào cả thử nghiệm nữa... Bản thân tôi không muốn và không có thước đo nào cho các nhà văn cả. Tôi không thích như thế, hơn nữa việc này quá khó đối với tôi. Đọc xong một quyển truyện, tôi chỉ lấy cảm nhận của ḿnh làm thước đo mối quan hệ của truyên đó đối với tôi. Có trao đổi ǵ với bạn bè, th́ cũng chỉ là trao đổi cảm nhận rất riêng tư của tôi thôi. Có thể v́ ư thức và kiến thức xă hội của tôi c̣n kém. Khi viết Ḍng đời, thước đo tự tôi áp đặt cho ḿnh là cuộc sống chấp nhận ḿnh đến đâu th́ tôi biết tôi đi được tới đấy!

 

Ví dụ, ông nghĩ thế nào về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

 

Nguyễn Ngọc Tư? …Về ngôn ngữ, là người miền Bắc nên tôi rất thích giọng văn “đặc sản” như thế ở miền Nam. Đúng là cái chất vùng miền đó. Không biết người dân quê hương cô Tư đánh giá thế nào, nhưng riêng tôi có muốn hoài công bắt chước giọng văn ấy cũng không được. Tôi cảm ơn tác giả về niềm vui này. C̣n về nội dung, theo tôi nên để bạn đọc rộng răi nhận xét. Nhận xét đi nhận xét lại mới vỡ ra vấn đề. Có thể khen, chê hết lời, đừng ngần ngại, nhưng phải với tinh thần xây dựng. Dù thế nào cũng không nên đ̣i dùng biện pháp hành chính đối xử với nhà văn như đă xảy ra đối với cô Tư ở địa  phương. Điều quan trọng là khuyến khích, cổ vũ nhà văn nâng cao cái tâm khi viết. Người cầm bút nếu cứ phải theo một khuôn phép nào đó th́ c̣n đâu là sáng tạo với nghệ thuật. Trước sau tôi vẫn nghĩ không nên đ̣i hỏi nhà văn trẻ phải thế này thế nọ. Quyền sáng tạo của mỗi cá nhân cần được hết sức tôn trọng. Văn học phải khám phá, phải sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trước độc giả, trước xă hội… Song để phê phán cũng góp phần thúc đẩy sáng tạo, thiết nghĩ người đọc cũng không nên chỉ có cái “khuôn vàng thước ngọc” cố định, mà nên luôn luôn mới, luôn luôn tự làm mới ḿnh...

 

Thưa ông, một nhà văn trẻ nữa… Đỗ Hoàng Diệu?

 

Thôi chết, anh biến tôi thành nhà phê b́nh văn học?

 

Xin ông thẳng thắn nói ư kiến của ḿnh.

 

Tôi có đọc Bóng đè, nhưng thú thực, v́ lư do nào đấy, đọc nhanh quá. Đọc nhanh đến nỗi tôi gần như quên hết truyện nói ǵ, nhưng cái tên của truyện trở thành một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với tôi. Làm việc ǵ bây giờ, tôi cũng tự nhắc ḿnh: Đừng để bị bóng đè! Ḿnh phải là ḿnh, đừng để bị bóng đè!.. Thậm chí đôi khi tôi làm việc ǵ chưa đúng với ư thức tôi phải làm, bạn tôi cũng không ngần ngại phê phán tôi thẳng thừng là bị bóng đè!. Có lúc tôi c̣n bị bạn c̣n đay nghiến: Anh c̣n bị bóng đè nhiều lắm!.. Thế mới khổ chứ! Chỉ riêng điều này, tôi nợ Đỗ Hoàng Diệu lời cảm ơn. Tôi có đọc một vài bài báo, một vài ư kiến về Bóng đè. Có bà mẹ c̣n nói: Không bao giờ bà để cho con gái bà đọc thứ văn chương sa đoạ này! Xin cứ để cho dư luận rộng răi đánh giá, nói thẳng nói hết, đừng cuống lên. Sau đó sẽ chấn tĩnh lại chắt lọc, rút tỉa…

 

 

 Ông có dự định ǵ tiếp theo sau cuốn Ḍng đời?

 

Tạm thời tôi vẫn chưa hoàn hồn sau mười năm vắt sức cho  Ḍng đời. Có lẽ tôi cần thời gian...

 

Ông đă nhận được những phản hồi nào từ độc giả? Ông có chuẩn bị tinh thần để chờ đợi những phản hồi không thuận lợi không?

 

Bản thảo Ḍng đời được in là bản thảo thứ 16. Gần hai năm qua tôi đă đưa bản thảo (các lượt khác nhau – các versions khác nhau) cho nhiều người đọc và góp ư, được nhận nhiều lời khuyên chân thành. Đấy là  sự tiếp sức quư báu cho tôi đi tới cùng. Phần lớn người đọc bản thảo là những bạn bè thuộc bậc đàn anh như Trần Bạch Đằng, Hữu Ngọc, Sơn Tùng, Trần Quang Cơ..,   hoặc cùng lứa tuổi như các anh Cao Huy Thuần, Phan Đ́nh Diệu... Phản hồi thuận hay không thuận là chuyện b́nh thường, phải có tranh luận th́ mới ra chân lư. Trong khi viết mà cứ nghĩ đến việc sẽ có phản hồi thế này thế nọ th́ không viết được.

 

Việt Nam sắp được kết nạp vào WTO, ban lănh đạo mới của Việt Nam đang có những hành động mạnh mẽ tỏ rơ quyết tâm chống tham nhũng và các căn bệnh khác của hệ thống. Ông có lạc quan hơn về thời cuộc không?

 

Anh quay ngoắt đề tài, muốn làm tôi nghẹt thở? …Tôi vẫn nghĩ nước ta đang đứng trước cơ hội ngàn năm chưa từng có, cơ hội vàng. Đi liền với những thách thức bây giờ nước ta mới đối mặt – nghĩa là  cũng chưa từng có. T́nh h́nh đất nước xứng đáng có một “bộ tổng tư lệnh” và một “bộ tham mưu chiến lược” đầy bản lĩnh, đủ sức huy động toàn trí và toàn lực của cả nước cho hội nhập thắng lợi vào nền kinh tế toàn cầu hoá. Đây là mặt trận chính yếu của toàn dân tộc và chỉ có quyền thắng! Làm tất cả mọi việc để khơi dạy t́nh thần quật khởi của toàn dân tộc là yếu tố giành thắng lợi. Tôi nghĩ “Bộ tổng tư lệnh” và “bộ tham mưu chiến lược” này phải lớn hơn, bản lĩnh hơn “Bộ tổng tư lệnh” chống tham nhũng.

 

Xin cảm ơn ông.

 

Thụ Nhân thực hiện