Sài Gòn Dễ Thương Dễ Sợ
Tạp bút
Nguyễn Thị Hậu
Hồi những năm 1970 - 1980 ở Sài Gòn thịnh hành câu
nói
cửa miệng: dễ thương, dễ sợ... nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh
viên.
Không hay ca ngợi bằng những
tính
từ như đẹp, sang trọng, quý phái... mà người Sài Gòn hay khen ai đó
(thường là phụ nữ), một việc làm nào đó là “dễ thương”. Dễ thương, là
thấy có cảm tình, quý mến, dễ chịu qua dung nhan, cư xử, hành vi,
ngôn ngữ. Phụ nữ ở tuổi nào
tầng lớp nào
cũng có thể là người “dễ thương”.
Thường
nghe mấy bạn trai trò chuyện “nhỏ đó dễ thương” khi nói về cô bạn hàng
xóm hay cùng lớp, mấy ông hay nói “chị đó, cô đó dễ thương” khi nói về
đồng nghiệp, bạn bè...
Phụ nữ thượng lưu cũng muốn được khen dễ thương, vì ngoài sự sang trọng
còn
là
sự duyên dáng, ý nhị.
Nhưng đừng tưởng khen người ta “dễ thương” là có thể “thương dễ”, tán
tỉnh sàm sỡ, coi vậy chớ
“thương không dễ” đâu nha.
Ngược với “dễ thương” là “dễ ghét” hay “thấy ghét” nhưng có khi không
phải là “ghét” thiệt!
Nếu “dễ thương” là... dễ
thương thiệt thì “dễ sợ” không hẳn là “sợ”, nhất là khi được các cô gái
nói ra với ngữ điệu kéo dài chữ “dễ” và nhấn vào âm “s” của chữ “sợ” thì
không có gì... dễ thương
bằng.
“Dễ sợ” là ngạc nhiên, trầm trồ, khi lại là chê trách, khi là câu trả
lời vô thưởng vô phạt khi nghe câu chuyện nào đó. “Dễ sợ” là sự bày tỏ
thái độ trước sự việc, hiện tượng, câu chuyện chứ
ít
dùng với người
như
một tính từ.
Vậy nhưng
người Sài Gòn lại hay
nói
ghép thành
“dễ thương dễ sợ”! Đó là dễ thương lắm á, đến nỗi không chỉ bày tỏ sự
cảm mến mà còn
thán phục,
ngưỡng mộ.
Mà cũng chỉ thấy những nàng trẻ trung duyên dáng được “đánh giá” là dễ
thương dễ sợ, chớ có chồng con rồi, nếu
được ai khen
câu này – nhất là
mấy
ông chồng - thì chắc
là
phần “dễ sợ” nhiều hơn.
Lần đầu nghe
thấy hai từ
“dễ thương”, “dễ sợ”
tôi
đã kết ngay.
Có lẽ ít có từ nào thể hiện sự hồn hậu của người Sài Gòn phổ biến như
thế: là
nhẹ nhàng khen ngợi
và
không nặng nề chê bai...
Tuy có phần
“cảm tính”
nhưng
lịch sự, thật lòng,
không “khẳng quyết” nên
người được khen
là “dễ thương” không
bối rối hay ngượng ngùng, người
hay hành vi
“dễ sợ” cũng không
buồn,
đôi khi
còn
vui vui vì nhận
ra
sự “tán thưởng” ngầm trong đó.
Ai không đồng tình cũng không cần phản bác, dễ thương hay dễ sợ chỉ hơn
bình thường chút thôi, đôi khi là trong một khoảnh khắc một ngữ cảnh
nhất định, đâu cần phải tranh cãi. Người Sài Gòn, người miền Tây vẫn cởi
mở như thế và từ đó luôn nhận thấy xung quanh có nhiều điều “dễ thương
dễ sợ”.
***
Như nhiều người đã biết, ngôn
ngữ là một trong những thành tố văn hóa quan trọng nhất vì nó
là
biểu hiện trực quan của thái độ, cảm xúc
con người,
đời sống xã hội và sắc thái văn hóa địa phương. Cùng với ngữ điệu, ngôn
ngữ thể hiện sự phong phú
và tinh tế
của tình cảm,
những mối quan hệ của con người và phần nào cả lịch sử
một cộng đồng, nhất là ở những đô thị lớn.
Ngày mới vô Sài Gòn, khi ra chợ tôi rất ngạc nhiên khi nghe cách chào
hỏi: cậu, dì, con, cháu… những xưng hô thân tộc bên mẹ chiếm ưu thế ở
chợ - một xã hội thu nhỏ. Lối xưng hô này nay chỉ còn trong vài chợ nhỏ
lâu đời, nơi mà người bán người mua đều quen thuộc nhau đến vài mươi
năm, thậm chí còn là bà con lối xóm. Cùng
với “cậu dì con cháu” là “mua giúp, mua giùm”. “Tiền trao cháo múc” vẫn
coi là vui vẻ giúp nhau, quan hệ người mua người bán là dịch vụ đấy
nhưng thân thiện
và tình nghĩa.
Không mua bán được
thì
“lần sau nhớ ghé mua giúp nghen” như một câu chào dễ thương.
Nhà tôi trong một hẻm nhỏ ở vùng Phú Nhuận gần sân bay Tân Sơn Nhứt,
xung quanh toàn biệt thự
và
lối xóm là
những
gia đình công chức,
phu nhân
của tướng tá
quan chức
và các cô chiêu cậu ấm.
Người Nam có người Bắc di cư 1954 cũng có, kín
cổng cao tường ít khi gặp mặt nhưng
khi
nhìn
thấy nhau luôn chào hỏi niềm nở.
Người bán hàng rong mỗi ngày qua đây cũng thành người quen của xóm, bữa
nào có thiếu dư chút đỉnh tiền bạc không sao. Đặc biệt cách trả giá của
mấy dì mấy cô rất nhẹ nhàng, không chê bai hàng hóa xấu đẹp hay miệt thị
người bán đắt rẻ, được giá thì mua không thì thôi… Cứ lựa
hàng
tính tiền, bữa nào giá cả lên xuống thì nói trước, còn cho thêm
nắm hành trái ớt… Việc chi tiêu tốn kém hơn
dường như
làm cả người bán cũng thấy xót xa chớ không chỉ người mua,
ấy là
hồi những ngày khó khăn thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
***
Hồi đó ra đường vẫy chiếc xích lô, bác tài không đi được thì xin lỗi mà
khách cũng cám ơn. Cám ơn là câu cửa miệng của cả người bán người mua.
Gặp người lạ muốn hỏi thăm thì xin lỗi trước, được việc xong là cám ơn
liền... Một nụ cười đáp trả như nói “không có chi” mang lại sự vui lòng
cho cả hai bên. Cám ơn xin lỗi từ mọi giọng nói Bắc Trung Nam, từ khu
biệt thự sang trọng tới xóm nhà lá, từ trường học đến công sở...
Cho tới giờ, dù mất đi nhiều ngôn ngữ thịnh hành hồi cuối thế kỷ trước
nhưng cũng may người Sài Gòn còn giữ được thói quen “cám ơn” và “xin
lỗi” – mừng nhất là thói quen này ở con nít và người trẻ. Đi ngoài đường
nhắc nhau gạt chân chống, tắt đèn xinhan, cuốn sợi dây cột đồ...
rồi chạy tuốt, người được nhắc vẫn nói với theo câu “cám ơn” dù
mặt mũi ai cũng bịt kín mít chẳng biết xưng hô thế nào cho đúng.
Hồi đó ở Sài Gòn có đám đánh lộn chửi nhau không? Có chớ! Trong hẻm,
trong chợ, ở quán nhậu...
Bình thường xưng hô ông tui, lúc “cao trào” thì chửi thề và “mày, tao”
với nhau, khi gọi “mày tao” với người lớn tuổi hơn là hỗn hào nhất rồi.
Giận mấy thì giận cũng chỉ ngang hàng “bình đẳng”, không trèo leo đòi
làm “ông bà cha mẹ” ai. Chắc vậy nên oánh nhau chửi lộn xong thì cũng...
thôi, không để bụng thù dai.
***
Hồi đó ở Sài Gòn nghe giọng Sài Gòn, giọng miền Tây nhiều,
giọng Bắc giọng Trung cũng không ít, nhưng tất cả đều mang âm sắc
nhẹ nhàng, âm lượng vừa đủ, lịch sự. Ngữ điệu cũng vậy, dễ nghe, dường
như ai đến thành phố này giọng nói cũng “lai” một chút để có thể tiếp
xúc với nhau một cách thân thiện dễ dàng. Những giọng nói như vậy tiếc
là Sài Gòn nay ngày càng ít đi. Khi xem những bộ phim về Sài Gòn “hồi
đó” thấy ngôn ngữ trong phim như của một nơi xa lạ, hổng phải Sài Gòn
như bây giờ...
Ngôn ngữ bây giờ phong phú và “đáo để” hơn trước, nhiều tính từ trực
diện mạnh bạo, tiếng lóng, sự ám chỉ, liên tưởng cũng nhiều, âm sắc cao
hơn, tốc độ nhanh hơn và âm lượng thì hiếm nơi nào chỉ vừa đủ nghe...
Người đi xa mà nghe TV hay đọc “báo mạng” thì khó hiểu, thậm chí khó
chịu. Thật ra đây cũng là một quy luật của văn hóa: Cộng đồng dân cư thế
nào thì ngôn ngữ như thế: sự phong phú, phức tạp, biến đổi dân cư quá
nhanh, tâm thức và vị thế của các nhóm dân cư cũng thể hiện bằng và qua
ngôn ngữ.
Có cảm giác như ngôn ngữ Sài Gòn không chỉ thay đổi theo cộng đồng dân
cư thành phố mà còn thay đổi do tốc độ cuộc sống: thời thong thả tản bộ,
thời của những chiếc xe đạp mini, xe Solex hay xe máy Honda đã thay thế
bằng xe máy phân khối lớn và xe hơi, âm thanh máy quay đĩa và dàn Akai
đã thay thế bằng âm thanh của Video và loa thùng karaoke “kẹo kéo”...
Những tiếng nói “dễ thương” cứ bị khuất chìm dười những thanh âm “dễ sợ”
của một thành phố ngày càng xô bồ nhộn nhạo...
Vẫn biết cuộc đời dâu bể mà sao cứ nhớ thương hoài về Sài Gòn “dễ thương
dễ sợ” ngày xưa...
Sài Gòn, tháng 1.2019
|