Dagens Nyheter 18/2 2012

 

Những truyện ngắn hoàn hảo. Stefan Jonsson đọc một cuốn giật gân Việt Nam. 

Tập truyện ngắn. Nguyễn Ngọc Tư không nhường chỗ.

Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, mô tả dân Cà Mau, miền nam Việt Nam. 

Những truyện ngắn hoàn hảo từ Việt Nam ngày nay

Nguyễn Ngọc Tư viết thẳng thắn về những mặt trái của Việt Nam. Nhưng không có gì mang tính giáo dục trong những truyện ngắn nghiêm ngặt của Tư. Stefan Jonsson đọc một nhà truyện ngắn u sầu hạng nhất. 

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện một thế giới duyên dáng, không cưỡng lại được, và tuyệt vọng. Chúng ta ở dưới gió mùa và mưa vụt, trên những cánh đồng giữa những con đê, con kênh mà nối lại các làng, giữa những con vịt đang ăn lúa trên đồng mới gặt, trong những chiếc xuồng đang qua dòng sông, với những gia đình đã bị giải tán, hoặc với những đoàn ca múa nhạc đang đưa các thần thoại lên sân khấu, ca ngợi cuộc đấu tranh giải phóng, gọi lại những người đã biến mất. Chúng ta ở Cà Mau, miền nam Việt Nam. 

Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, lớn lên ở đó. Sản phẩm của Tư lớn rồi – 14 tập truyện ngắn - , làm Tư hiện ra như một trong số nhà văn Việt Nam được đọc nhất, đồng thời thành công nhất trên vũ đài quốc tế. Bây giờ, bằng tiếng Thụy Điển mới có một cuốn truyện ngắn chọn lọc, nhờ có Tobias Theander. 

Những truyện này nằm chặt chẽ quanh cuộc sống. Phiên dịch văn xuôi loài này không những là phiên dịch một thứ tiếng, còn là truyền một nền sống, cũng đặc biệt bằng một tỉnh Thụy Điển nào đó thì phải. Theander thành công việc ấy.

Ở Thụy Điển, cuộc hiện đại hóa lớn đã đánh vỡ hệ thống nông thôn tự lực, đồng thời mở nó cho thế giới vào. Với Tư, điều tương ứng là cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài đã làm dân Cà Mau thấy rõ vị trí của mình trên thế giới. 

Tư viết về hiện tại của ta, lúc mà cả ở Cà Mau, những con đường siêu thị, toàn cầu hóa đã trù tính. Nhưng vẫn chỉ trù tính, vẫn chưa xây dựng. Các người vẫn còn có thể bước vào nhiều hướng khác nhau. Các nhân vật của Tư thường ẩn nấp vào những góc tường của truyền thống. Về bề mặt, họ đều giống nhau đến nỗi khó phân biệt họ; Biển người mênh mông là tên của một truyện ngắn. Còn bên trong, họ đều mang theo thế giới của riêng mình, và trong các truyện ngắn họ tiếp theo nhau như chạy tiếp sức, lên sân khấu của người kể laị, bày tỏ câu chuyện mình, rồi rút lui – bước xuống xuồng, biến đi trên sông dưới chân trời phẳng. 

Có thể gọi cái này là truyện dân tộc học. Cũng có thể gọi là truyện đồng quê.  

Nếu thế, phải nói là truyện đồng quê màu đen. Trong lời bạt, Tobias Theander giải thích tại sao nhiều người ở Việt Nam thương Tư, thảo luận về Tư. Tư không sắp đặt, chỉ kể lại về sự nghiện rượu, sự mại dâm, sự áp bức phụ nữ. Và chính vì các truyện ngắn không cố gắng mang tính giáo dục, trái lại, chúng mô tả thẳng thắn mọi vấn đề, thì các nhân vật của Tư có vẻ càng anh hùng hơn khi đấu tranh để khắc phục các vấn đề. 

Có điều, không phải mọi người sống sót. Trong truyện ngắn Dòng nhớ có câu chuyện về lý do chợ Ba Bảy Chín có tên gọi ấy: ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh. Đấy là xác suất đời sống trong thế giới của Tư. 

Và những điều kiện ấy dường như khắc vào phong cảnh. Cà Mau là vùng châu thổ, gồm có dòng sông, bãi lầy, kênh, đồng, đê  và rừng đước. Trong đồ khâm biển, sông và đất, thì biên giới giữa cái rắn và cái lỏng chuyển động theo con nước, theo mùa. Có khi có đất chắc dưới chân, có khi chìm, mặc dù ở cùng một chỗ. 

Tư mò để tìm sự không bền này, đo những thay đổi xã hội, mô tả những người đang tìm sự thăng bằng, một điểm cân bằng. Vô ích đây, cuộc sống vẫn không ổn định. Có người bà con chưa biết mà đến thăm, làm mọi thứ hỗn loạn. Những đôi vợ chồng có vẻ hạnh phúc mà bất ngờ hủy bỏ trong một đêm. Em út chết đuối trong con kênh. 

Các truyện ngắn này là phẩm chất cao nhất, cũng hoàn hảo, cũng nghiêm ngặt về hình thức bằng một truyện của Chekhov, và nhiều khi, chúng nó có cùng một thứ hình ảnh u sầu về việc số phận hoặc sụ tình cờ đánh người ngã. Hơn nữa, ở đây có một trong những nhân vật kỳ cục nhất của văn học thế giới, tức là con vịt xiêm Cộc. Có lẽ, vai trò của nó là đại diện cho Phật. Con Cộc điềm đạm lại cái mẻ lúa, nó ăn chậm rãi. Ý nói sao mà tôi tội nghiệp hai người quá đi, làm người mà khổ vậy, làm vịt còn sướng hơn. Đêm đó, ngoài nhà xuồng, nó nghe ông thở dài.

 

Stefan Jonsson

litteratur@dn.se