YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019
Kính gửi:
-
Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam
(Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam)
Đồng kính gửi:
-
Toàn thể nhân dân Việt Nam và
người Việt sống ở nước ngoài
-
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
-
Các cơ quan ngoại giao quốc tế
tại Việt Nam
Kính thưa quý vị,
Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An
Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm
người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi
đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918),
họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.
Bản yêu sách gồm tám điểm sau:
1. Tổng
ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải
cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền
hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn
các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung
thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do
báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do
lập hội và hội họp;
5. Tự do
cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do
học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các
tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay
chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn
đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị
viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người
bản xứ.
Suốt một trăm năm qua, hằng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam
đã hy sinh để giành lấy những quyền căn bản mà Yêu sách 1919 đã nêu.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay,
khẳng định rằng Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng, chính là Nguyễn Ái Quấc,
người đứng tên ký Bản Yêu sách 1919. Vậy mà, một trăm năm sau, dưới
quyền toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần lớn những điểm nêu trong
Yêu sách 1919, tuy đã được thể hiện trong Hiến pháp của một nước Việt
Nam đã tuyên bố độc lập, và được Nhà nước Việt Nam long trọng cam kết
trong những hiệp ước, tuyên ngôn quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhưng
trên thực tế đã không được thực thi hoặc bị bóp méo, bị hạn chế tối đa
khi thi hành, thậm chí thi hành trái ngược.
Vì vậy, nhân dịp 100 năm Bản Yêu sách Tám điểm 1919, chúng tôi, những
người Việt Nam Yêu Tự do Dân chủ và Công lý, sinh sống trong và ngoài
lãnh thổ nước Việt Nam, xin công bố Bản Yêu sách Tám điểm 2019 sau:
1. Trả tự
do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những
người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy
kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật
đổ chính quyền nhân dân”…;
2. Cải
cách căn bản nền pháp lý để mọi người dân được hưởng các đảm bảo pháp lý
như nhau, xoá bỏ những luật và điều luật đặc biệt dùng làm công cụ khủng
bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (như những người
biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ
quyền đất nước…, những người phản biện chính sách, những người đối lập
chính trị…);
3. Thực
thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân,
chấm dứt chế độ kiểm duyệt dưới mọi hình thức (bao gồm các quy định kiểm
soát thông tin trên mạng);
4. Ban
hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do
lập hội và tự do hội họp;
5. Đảm
bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài
và từ nước ngoài trở về;
6. Thi
hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi
chính trị hoá trường học;
7.
Đảm bảo để tất cả các điều luật và
các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện trưng
cầu ý dân đối với những luật có tác động lớn đến đời sống của đông đảo
người dân và an nguy của quốc gia. Lấy pháp trị thay cho đảng trị (của
Đảng Cộng sản), tiến tới phân lập ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
8. Thực
hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch,
xoá bỏ cơ chế "đảng cử dân bầu”.
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu
Sách Tám Điểm về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường
duy nhất đưa nước Việt Nam thoát khỏi thực trạng trì trệ về kinh tế,
thối nát về chính trị xã hội, và nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào
tay ngoại bang; để từng bước phát triển bền vững, thực hiện được mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam hãy thực hiện các quyền hiến
định của mình mà không đợi ai cho phép; bằng cách đó gây sức ép để buộc
chính quyền ban hành và thực thi các luật đảm bảo những quyền hiến định,
nghiêm trị bất kỳ ai hay tổ chức nào cản trở việc công dân Việt Nam thực
hiện những quyền thiêng liêng đó của mình.
Chúng tôi trân trọng đề nghị Liên Hiệp Quốc và các nước đối tác với Việt
Nam quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân Việt Nam để có tác
động cần thiết, giúp cho những yêu sách nói trên được đáp ứng thuận lợi.
Ngày 19/12/2018
100 TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHỞI
XƯỚNG BẢN YÊU SÁCH
TỔ CHỨC
1.
Ban Vận động Văn đoàn
Độc lập Việt Nam, đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
2.
Bauxite Việt Nam, đại
diện: GS Phạm Xuân Yêm
3.
Câu lạc bộ Lê Hiếu
Đằng, đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
4.
Diễn đàn Xã hội Dân
sự, đại diện: TS Nguyễn Quang A
5.
Đàn Chim Việt (Ba
Lan), đại diện: Nhà báo Mạc Việt Hồng
6.
Hội Bầu bí tương thân,
đại diện: Nhà báo Nguyễn Lê Hùng
7.
Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam, đại diện: Nhà báo Phạm Chí Dũng
8.
Nhóm Văn Lang Praha,
đại diện: Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Cường
CÁ NHÂN:
1.
Bùi Hiền, Nhà thơ,
Canada
2.
Bùi Minh Quốc, Nhà
thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng
3.
Bùi Quang Vơm, Kỹ sư,
CH Pháp
4.
Cao Lập, Hưu trí,
California, Hoa Kỳ
5.
Đặng Hữu Nam, Linh
mục, Giáo phận Vinh, Nghệ An.
6.
Đặng Thị Hảo, TS Văn
học, Hà Nội
7.
Đào Công Tiến, nguyên
Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tp HCM
8.
Giuse Maria Lê Quốc
Thăng, Linh mục Công giáo, Sài Gòn
9.
Hà Dương Tuấn, nguyên
Chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
10.
Hà Dương Tường, Nhà
giáo về hưu, Pháp
11.
Hà Sĩ Phu, TS Sinh
học, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ (CLB PTH) Đà Lạt, Lâm Đồng
12.
Hà Quang Vinh, hưu
trí, Q11, TPHCM
13.
Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ
văn, Sài Gòn
14.
Hoàng Hưng, Nhà
thơ-Nhà báo tự do, Sài Gòn
15.
Hồ Ngọc Nhuận,
nguyên Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam TP HCM
16.
Huỳnh Sơn Phước, Nhà
báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, sống ở Hội An
17.
J.B Nguyễn Hữu Vinh,
Kỹ sư, Nhà báo độc lập, Hà Nội
18.
Kha Lương Ngãi, Nhà
báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
19.
Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ
sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
20.
Lê Công Định, Luật
gia, Sài Gòn
21.
Lê Hoài Nguyên, nhà
thơ, Hà Nội
22.
Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu
trí, Hà Nội
23.
Lê Phú Khải, Nhà báo,
Sài Gòn
24.
Lê Văn Tâm, nguyên Chủ
tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba, Nhật Bản
25.
Lê Xuân Khoa, nguyên
GS thỉnh giảng Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
26.
Mạc Văn Trang, TS Tâm
lý, Hà Nội
27.
Mai Hiền, Nhà báo,
California, Hoa Kỳ
28.
Mai Thái Lĩnh, Nhà
nghiên cứu, thành viên CLB PTH, TP Đà Lạt
29.
Nam Dao Nguyễn Mạnh
Hùng, nguyên GS Kinh tế Đại học Laval, Canada
30.
Ngô Kim Hoa (Sương
Quỳnh), Nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (CLB LHĐ), Sài
Gòn
31.
Ngô Thị Kim Cúc, Nhà
văn-Nhà báo, Sài Gòn
32.
Ngô Vĩnh Long, GS, Đại
học bang Maine, Hoa Kỳ.
33.
Nguyễn Đan Quế, Bác
sĩ, Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Sài Gòn
34.
Nguyễn Đăng Hưng, GS
Danh dự Đại học Liège, Bỉ, sống tại Sài Gòn
35.
Nguyễn Đăng Quang, Đại
tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
36.
Nguyễn Đình Cống, GS,
hưu trí, Hà Nội
37.
Nguyễn Đình Nguyên, TS
Y khoa, Australia
38.
Nguyễn Đông Yên, GS
Toán học, Hà Nội
39.
Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ
văn, Hà Nội
40.
Nguyễn Khắc Mai, Nhà
nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
41.
Nguyễn Kiều Dung, TS
Kinh tế, Hà Nội
42.
Nguyễn Lân Thắng, Kỹ
sư, Hà Nội
43.
Nguyễn Ngọc Giao, Nhà
giáo, Pháp
44.
Nguyễn Ngọc Lanh,
nguyên GS Đại học Y Hà Nội, Nhà giáo nhân dân
45.
Nguyễn Quang Nhàn, Cán
bộ hưu trí, CLB PTH, Đà Lạt, Lâm Đồng
46.
Nguyễn Sĩ Phương, TS,
CHLB Đức
47.
Nguyễn Thanh Hằng,
Dược sĩ, Pháp
48.
Nguyễn Thế Hùng, GSTS,
Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, sống tại Đà Nẵng
49.
Nguyễn Thế Hùng, TS
Vật lý, Hà Nội
50.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc,
Nhà văn, Hoa Kỳ
51.
Nguyễn Thị Khánh Trâm,
Hưu trí, Sài Gòn
52.
Nguyễn Thị Kim Chi,
Nghệ sĩ Ưu tú, Sài Gòn
53.
Nguyễn Thị Thanh Bình,
Nhà văn, Hoa Kỳ
54.
Nguyễn Thu Giang,
nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM, CLB LHĐ, Sài Gòn
55.
Nguyễn Tường Thụy, Nhà
báo độc lập, Hà Nội
56.
Nguyễn Văn Khải (Ông
già Ozon), TS, Hà Nội
57.
Nguyễn Văn Tạc, Giáo
học hưu trí, Hà Nội
58.
Nguyễn Viện, Nhà văn,
Sài Gòn
59.
Nguyễn Xuân Diện, TS
Ngữ văn, Hà Nội
60.
Phạm Duy Hiển (Phạm
Nguyên Trường), Dịch giả, Vũng Tàu
61.
Phạm Đình Trọng, Nhà
văn, Sài Gòn
62.
Phạm Đỗ Chí, TS Kinh
tế, Florida, Hoa Kỳ
63.
Phạm Đức Nguyên, TS,
Nhà giáo, Hà Nội
64.
Phạm Toàn, Nhà giáo
dục, Hà Nội
65.
Phạm Tư Thanh Thiên,
Nhà báo, Pháp
66.
Phan Đắc Lữ, Nhà thơ,
Sài Gòn
67.
Phan Thế Vấn, bác sĩ,
Sài Gòn
68.
Phan Thị Hoàng Oanh,
TS Hoá, Sài Gòn
69.
Phan Trọng Khang,
Thương binh 2/4, Hà Nội
70.
Phapxa Chan, Nhà thơ,
hiện tu học tại Texas, Hoa Kỳ
71.
Thái Văn Cầu, Chuyên
gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
72.
Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà
Nội
73.
Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà
văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
74.
Tiết Hùng Thái
(dịch giả Hiếu Tân), Vũng Tàu
75.
Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB
Lê Hiếu Đằng, TP HCM
76.
Tống Văn Công, Nhà
báo, California, Hoa Kỳ
77.
Trần Bang, Kỹ sư, Sài
Gòn
78.
Trần Minh Thảo, Viết
văn, CLB PTH, Bảo Lộc, Lâm Đồng,
79.
Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư,
Pháp
80.
Trần Thanh Vân, Kiến
trúc sư, Hà Nội
81.
Trần Thế Việt, nguyên
Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Đà Lạt, Lâm Đồng
82.
Trần Thị Băng Thanh,
PGS, TS Văn học Cổ Cận Việt Nam, Hà Nội
83.
Trần Tiến Đức, Nhà báo
độc lập-Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
84.
Trần Văn Thủy, Đạo
diễn phim tài liệu, NSND, Hà Nội
85.
Tuấn Khanh, Nhạc sĩ,
Sài Gòn
86.
Từ Thức, Nhà báo,
Paris, Pháp
87.
Trịnh Y Thư, Nhà thơ,
Hoa Kỳ
88.
Võ Thị Hảo, Nhà văn,
CHLB Đức
89.
Võ Văn Tạo, Nhà báo tự
do, Nha Trang
90.
Võ Văn Thôn, Nguyên
Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, CLB LHĐ, Sài Gòn
91.
Vũ Thế Khôi, Nhà giáo
ưu tú, Hà Nội
92.
Vũ Trọng Khải, PGS TS,
Chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, TPHCM
Trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân hưởng ứng Bản Yêu Sách Tám Điểm
2019 ghi rõ tên tổ chức, người đại diện tổ chức / họ tên, nghề
nghiệp-chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành; quốc gia) và gửi về
địa chỉ:
yeusach2019@gmail.com |