Calitoday
Vì sao ‘GDP 7,46%’ của Thủ tướng Phúc bị xem là ‘giả’?
Thiền Lâm
Lần đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức thủ tướng vào giữa năm 2016,
ông Nguyễn Xuân Phúc bị dư luận xã hội và giới chuyên gia cùng Quốc hội
bật lên mối nghi ngờ nặng nề về những kết quả “thành tích điều hành kinh
tế” do ông báo cáo trong kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017.
Nghi ngờ lớn nhất tập trung vào kết quả “tăng trưởng 7,46% GDP trong quý
3 năm 2017”.
Không ít dư luận còn cho rằng số liệu trên là giả.
Trong kỳ họp quốc hội, dân biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Vụ trưởng Vụ
Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho rằng,
số liệu tăng trưởng mấy năm trở lại đây tăng giảm thất thường, không hợp
lý, lúc lên cao, lúc lại đột ngột giảm xuống. Điển hình là tốc độ tăng
của năm 2017, không theo logic thông thường. Cuối năm tăng trưởng rất
cao, đầu năm sau thì đột ngột giảm xuống.
Cùng lúc, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển, giảng viên
chính sách công của Đại học Fulbright Việt Nam, có một bài phân tích
trên trang báo điện tử Vietnamnet và mát mẻ: “chưa năm nào có sự cải
thiện tăng trưởng từ quý I đến quý III như năm nay”. Nhờ vậy, tăng
trưởng GDP 9 tháng đầu năm lên tới 6,4%.
Tiến sĩ Thành cũng giễu cợt: “Với dự kiến quý IV/2017 có tốc độ tăng
trưởng còn cao hơn nữa, có lẽ không cần đợi đến số liệu thực tế vào cuối
năm, Chính phủ đã có thể báo cáo ngay với Quốc hội là mục tiêu tăng
trưởng 6,7% của 2017 sẽ đạt được”.
Một trong những phản biện chi tiết được Tiến sĩ Thành đề cập về “đóng
góp lớn cho con số đẹp này là sự tăng trưởng cao của công nghiệp chế
biến – chế tạo (lên tới 12,8% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ)”, là
“điện chỉ tăng 8,3% làm sao công nghiệp chế biến chế tạo tăng được 11 –
12%?”. Vì theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, kinh nghiệm các năm cho thấy
khi GDP tăng 6 – 6,5%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11 – 12% thì
sản lượng điện tăng 11 – 12%. Nhưng trong 9 tháng năm 2017, trong khi
GDP tăng 6,4% và công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,8% thì điện
chỉ tăng có 8,3%…
Trước đó tại phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội vào giữa tháng
10/2017, Chủ tịch quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải đặt ra hàng
loạt câu hỏi: “Tăng trưởng GDP 6,7% nhưng tăng thu ngân sách so với dự
toán chỉ 2,3%? Giải ngân vốn đầu tư thì chậm mà tăng trưởng lại cao,
điều này nghe có mâu thuẫn?…”.
Hỗ trợ cho những câu hỏi của bà Kim Ngân là một thực tế rất ư trần trụi
về thu ngân sách.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2017, tổng thu ngân sách Việt Nam vẫn chỉ
đạt 865,6 nghìn tỷ đồng
Với đà thu thuế đáng thất vọng trong 10 tháng đầu năm 2017, rất có thể
đến ngày cuối cùng của năm 2017, số thuế thu được cho ngân sách chỉ là
1.088 ngàn tỷ đồng, hụt đến 11% so với dự toán đầu năm 2017 là 1.212
ngàn tỷ đồng, thậm chí còn thấp hơn cả số thu ngân sách năm 2016 là
1.094 ngàn tỷ đồng. Nếu kịch bản này xảy ra, 2017 không chỉ là năm thứ
ba liên tiếp ngân sách trung ương bị hụt thu, mà còn là năm đầu tiên số
thu ngân sách bị giảm so với năm liền trước – một biểu hiện rất rõ rệt
về biểu đồ xuống dốc và có thể biến thành lao dốc của thu ngân sách
trong năm 2018 và những năm sau “toàn đảng, toàn dân và toàn quân tiến
tới đại hội 13”, nếu còn có đại hội này.
Ngay cả Sài Gòn – nơi được Bộ Chính trị xem là “con bò sữa” vì thường
đóng góp đến hơn 30% GDP quốc gia và cũng chừng đó cho nguồn thu ngân
sách – cũng có thể bị hụt thu trong năm 2017, với mức hụt thu so với dự
toán đầu năm lên tới 7-8%. Hiện tượng này cho thấy chẳng khác gì báo chí
nhà nước kêu gào suốt từ năm 2011 đến nay về “sức dân và sức doanh
nghiệp đã kiệt”.
Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – một trong những niềm tự hào lớn
nhất của ngành thuế Việt Nam trong nhiều năm qua – cũng rơi vào số phận
hụt thu có thể lên đến 7% trong năm 2017 như khối doanh nghiệp nhà nước…
Với kết quả “tăng trưởng 7,46% GDP trong quý 3 năm 2017” để “đạt tăng
trưởng bình quân năm 2017 là 6,7%”, có thể nhận ra rằng ông Nguyễn Xuân
Phúc đang rất cần những thành tích kinh tế để tôn tạo vai trò không chỉ
thủ tướng mà còn ứng cử viên tổng bí thư.
Tuy nhiên, ngày càng dày đặc dấu hiệu cho thấy ông Phúc đang sa vào lối
mòn về chủ nghĩa cường điệu và khoe khoang thành tích không biết chán
của Nguyễn Tấn Dũng.
Trước khi bị “rớt đài” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền, Nguyễn Tấn
Dũng cũng đã bị các đối thủ chính trị đả kích mạnh về thói huênh hoang
thành tích nhưng rất thiếu cơ sở khoa bọc. Còn giờ đây, Thủ tướng Phúc
cũng có thể phải đối mặt với những đối thủ chính trị không ưa gì ông và
luôn biết cách khai thác điểm yếu của ông, nhất là căn bệnh “giả số
liệu”. |