Tiến Dân 9-9-17
Vài
suy nghĩ về đoàn kết trong phong trào dân chủ
Trung Nguyễn
Sự
kiện Giáo sư Tương Lai tuyên bố trung thành với đảng Lao Động của ông Hồ
Chí Minh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý những ngày gần đây. Nhiều
người đã sinh hoạt lâu năm trong phong trào dân chủ đã viết bài, nêu
quan điểm về sự kiện này. Đa
số các bài viết trách GS Tương Lai đến giờ này vẫn còn ca tụng “tư tưởng
Hồ Chí Minh”. Các bài viết khác thì bênh vực GS Tương Lai, cho rằng tác
giả những bài viết trên không đoàn kết, và cho rằng trong chính trị thì
“mục đích biện minh cho phương tiện”: không cần biết đảng Lao Động của
GS Tương Lai trung thành với “tư tưởng Hồ Chí Minh” như thế nào nhưng
chỉ cần có đảng ngoài đảng cộng sản một cách công khai là tốt rồi. Đứng
trước những luồng ý kiến trái chiều ấy, chúng ta có thể rút ra những
nhận xét gì?
Phải là đảng chính trị mới giải quyết được vấn đề Việt Nam Đầu
tiên, cần khẳng định rằng vấn đề gốc rễ của Việt Nam là vấn đề chính
trị, vấn đề độc quyền chính trị, đứng trên pháp luật của một đảng. Do
đó, chỉ có những con người chính trị, những chính trị gia, những đảng
chính trị mới đủ sức giải quyết vấn đề này. Nếu
có ai đó kể ví dụ về những tổ chức xã hội dân sự nào đó đã từng dân chủ
hóa thành công một quốc gia nào đó thì thật ra cái mác “xã hội dân sự”
chỉ là vỏ bọc. Cuối cùng cũng phải là các đảng khác với đảng đang độc
quyền tập hợp đủ thế lực để buộc đảng độc quyền ngồi xuống đàm phán, đi
tới bầu ra quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới cho toàn dân
phúc quyết. Bản hiến pháp mới đó mới đặt nền tảng cho quốc gia là nhà
nước pháp quyền, bắt đầu thể chế dân chủ. Như
thế, nói thẳng ra, chính trị nghĩa là quyền lực. Chính trị Việt Nam hiện
tại rất cần những con người chính trị đủ khả năng, đủ kiên trì tổ chức
thành những chính đảng lớn có mặt ở 63 tỉnh thành. Không chính đảng nào
đủ người ra ứng cử thì chuyện chiến thắng đảng cộng sản trong một cuộc
bầu cử tự do và công bằng cũng đã là chuyện xa vời, chưa nói đến còn
phải đủ đông để gây sức ép buộc giới lãnh đạo cộng sản phải ngồi xuống
đàm phán. Các
tổ chức xã hội dân sự thì không có chức năng đưa người ra ứng cử, cho
nên với những ai thật sự muốn làm chính trị thì cũng phải đi tới chuyện
lập đảng chính trị để hy vọng tham chính. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt
với khó khăn vì cái mác “xã hội dân sự” ngay từ đầu đã chỉ thu hút những
con người xã hội, quan tâm đến một vấn đề xã hội cụ thể nào đó chứ không
phải là những con người có hiểu biết và quan tâm ở tầm chính trị, tức là
tầm tổng quát, vĩ mô. Biến một tổ chức xã hội dân sự với nguyên tắc sinh
hoạt lỏng lẻo, ngang hàng, trở thành một đảng chính trị sinh hoạt có kỷ
luật, có thể thống là một bước “đại nhạy vọt” hầu như không thể làm
được.
Người chính trị tự tin vào tư tưởng, giải pháp và lực lượng của mình chứ
không đặt hy vọng bên ngoài Một
số người hy vọng vào sự sụp đổ ngân sách quốc gia hoặc việc đấu đá giữa
các phe phái sẽ khiến đảng cộng sản tan rã. Tuy nhiên, trong lịch sử, đã
từng có những lúc ngân sách quốc gia thê thảm hơn rất nhiều, đất nước bị
Trung Cộng (đảng Cộng sản Trung Quốc) uy hiếp nặng nề hơn nhiều, nhưng
đảng cộng sản vẫn đứng vững đến giờ này. Dù
vậy, giả sử đột nhiên ngày mai không còn bóng dáng đảng viên cộng sản
nào trên đất nước này, do đa số cán bộ công chức đều là đảng viên cộng
sản, sẽ không lực lượng nào đủ đông và biết cách điều hành chính phủ,
biết các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu, thu thuế… Chưa
kể lực lượng công an không còn thì cướp, giết, hiếp sẽ diễn ra khắp nơi.
Và nếu quân đội vắng bóng thì đó sẽ là niềm vui lớn nhất của Trung Cộng,
“thế lực thù địch” lớn nhất hiện tại của nhân dân Việt Nam. Do
đó, nhiệm vụ rất lớn của những con người chính trị là chạy đua với thời
gian để có thể xây dựng được những chính đảng lớn ở Việt Nam. Đảng Đại
hội Quốc gia Dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi mất 82 năm xây dựng lực lượng
mới thành công, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Miến Điện
phải mất gần 30 năm mới tạm thành công. Bản thân đảng Cộng sản Việt Nam
phải mất 45 năm, gần nửa thế kỷ, từ năm 1930 tới 1975 mới nắm quyền trên
cả nước. Những con người chính trị ở Việt Nam hiện tại liệu đã đủ kiên
trì bằng các thế hệ đảng viên cộng sản trước đây?
Tư duy chống đối, giải pháp xuống đường thì làm sao đoàn kết?
Nhiều người cho rằng cái tôi cá nhân của những người trong phong trào
dân chủ quá lớn nên không thể đoàn kết được. Điều đó đúng nhưng chưa đủ.
Trong lịch sử phong trào dân chủ, ý tưởng thành lập các “Phong trào”,
“Liên minh”, “Khối”, “Tập Hợp”, “Mạng Lưới”… nhằm tập hợp lực lượng rất
phổ biến. Tuy nhiên cuối cùng các hình thức đó đều đi đến chỗ tan rã
hoặc hữu danh vô thực. Vì sao lại như thế? Thứ
nhất, mỗi đoàn thể, mỗi cá nhân trong phong trào dân chủ đều có một cách
thức tiếp cận vấn đề dân chủ hóa khác nhau. Có đoàn thể thì đòi phải có
tự do báo chí trước, đoàn thể khác thì đòi tự do lập hội trước, thậm chí
có đoàn thể đòi đảng cộng sản phải giải tán trước,… Không thể có đoàn
kết nếu không có một mục tiêu, một nguyên tắc chung. Thứ
hai, các cá nhân thì không thể “liên minh” ngang hàng với các đoàn thể.
Trong chính trị thì phải có tổ chức mới có sức mạnh. Đó cũng là lý do
tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn cảnh giác: “Tuyệt đối không để
hình thành các tổ chức chính trị đối lập”. Các loại hình tập hợp lực
lượng mà những người trong phong trào dân chủ đưa ra đa số là lẫn lộn cá
nhân và đoàn thể. Thứ
ba, đa số các cá nhân, đoàn thể dù các hình thức, cương lĩnh đưa ra bên
ngoài có vẻ khác nhau nhưng thực ra về mặt tư duy rất giống nhau, đó là
chống đối lại chính quyền cộng sản hiện tại. Từ đó, giải pháp mà họ đưa
ra, thật ra đều quay về một chuyện là tập hợp lực lượng để “xuống đường
biểu tình lật đổ”. Tư
duy chống đối đó rất tai hại. Từ chuyện chống đối với đảng cộng sản, dẫn
đến chống đối giữa các đoàn thể khác nhau, thậm chí chống đối cả những
đồng đội trong cùng một đoàn thể với nhau. Cuối cùng các “liên minh”,
các đoàn thể cứ tan rã dần. Tư
duy chống đối đó lại mang đến một thiệt hại khác là tù tội. Dù ai cũng
tuyên bố mình đấu tranh “bất bạo động” nhưng từ tư duy, lời nói, những
dòng “trạng thái” trên Facebook đến việc làm đều thể hiện tính bạo động,
sự thù hận, chống đối mà không có sự góp ý xây dựng, không đưa ra được
giải pháp. Các lãnh đạo đảng cộng sản dĩ nhiên là không bao giờ tin
những lời có cánh “bất bạo động” đó và họ sẽ ra tay đàn áp ngay khi họ
cảm thấy đã đến lúc.
Đoàn kết quốc gia cần trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản
hiến pháp do toàn dân phúc quyết
Chuyện đoàn kết với nhau để chống đối đảng cầm quyền thực ra cuối cùng
cũng chỉ là nhất thời, không bền vững. Việc đoàn kết quốc gia cần hướng
tới xây dựng nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực, đảm bảo bình đẳng
giữa mọi thành phần trong xã hội, kể cả các đảng viên cộng sản cũng là
một người chủ bình đẳng của đất nước.
Người dân trong một nước đoàn kết với nhau chính là cùng nhau tuân thủ
pháp luật chuẩn mực của quốc gia đó. Nếu việc kêu gọi đoàn kết quốc gia
mà không thu hút được những đảng viên cộng sản tham gia thì đó là sự
thất bại. Lãnh
đạo chính trị, dù ở bất kỳ đảng phái nào, dù theo ý thức hệ nào thì cuối
cùng nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là đoàn kết quốc gia, không phân biệt
đảng phái, ý thức hệ. Những lời nói của Tổng thống Donald Trump ngầm ý
ủng hộ chủ nghĩa thượng tôn da trắng, gây chia rẽ một Hiệp chủng quốc
như Hoa Kỳ đã khiến những doanh nhân lớn nhất Hoa Kỳ rời bỏ ban cố vấn
cho Nhà Trắng. Các
lãnh đạo đảng cộng sản cũng rất muốn đoàn kết quốc gia, cứ nhìn vào khẩu
hiệu “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại
thành công” của Hồ Chí Minh là biết. Tuy nhiên, “tư tưởng” này của Hồ
Chí Minh không thực hiện được vì pháp luật của giới lãnh đạo cộng sản
làm ra chỉ phục vụ cho lợi ích của họ, gây ra sự bất công giữa các thành
phần trong xã hội nên không thể đoàn kết quốc gia được.
Đừng lấy mục đích biện minh cho phương tiện
Ngoài vấn đề phát triển và quản lý một tổ chức chính trị rộng lớn trên
cả nước, ngoài vấn đề đoàn kết quốc gia trên nền tảng gì, những con
người chính trị mong muốn dân chủ hóa đất nước còn đối mặt với hàng loạt
các vấn đề khác: đó là sự đàn áp khốc liệt của các lãnh đạo đảng cộng
sản, sự sợ hãi của người dân, vận động tài chính,… Dù
giải pháp của họ là gì, hãy luôn nhớ phải Chính Trực với nhân dân và với
đồng đội! Có người cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho
phương tiện”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì các chính trị gia có thể làm
những chuyện tàn ác, thậm chí diệt chủng, chống lại loài người vì những
mục tiêu “tốt đẹp”. Ví
dụ ngay chính đảng cộng sản, vì mục tiêu “tốt đẹp” tiến tới chủ nghĩa xã
hội, không còn giai cấp, không còn người bóc lột người, họ sẵn sàng “trí
phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cũng
như vậy, không một ai được lấy mục tiêu tốt đẹp là dân chủ hóa để biện
minh cho việc đàn áp, thậm chí tàn sát các đảng viên cộng sản một khi
chế độ thay đổi. Nếu làm như thế thì những người dân chủ cũng chẳng khác
những người lãnh đạo cộng sản trước đây đã trả thù hầu như tất cả những
người từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Mọi việc xử lý đều phải
được quy định trong pháp luật chuẩn mực, bảo đảm tinh thần bao dung,
tính công bằng, đoàn kết dân tộc, và cả dân tộc cùng thắng. ©
Tiếng Dân |