Văn Hóa Từ Chức Và
Covid-19 Tại Mỹ
Trần Đán
Kính thưa Tổng
Thống Donald Trump,
Năm 2013, khi siêu
vi Ebola gây xuất huyết xuất hiện tại châu Phi đe dọa lan lây cả thế
giới và nước Mỹ, ông kêu gọi Tổng Thống đương thời Obama hãy từ chức.
Obama đã làm gì để bị chỉ trích như thế? Độ lây nhiễm của siêu vi Ebola
không kém gì covid-19 và xác suất giết người còn cao hơn covid-19.
Tổng Thống Obama nghe lời các chuyên gia y tế Mỹ, lập tức gửi
5000 lính Mỹ sang Liberia lập những bệnh viện dã chiến để giúp họ chống
dịch, đồng thời tăng cường phòng thủ nước Mỹ, truy bệnh tận gốc. Kết quả
tại Mỹ chỉ 4 người bị lây nhiễm (trong đó có cô y tá gốc Việt Nina Phạm
nay đã lành,) và một người chết.
Một tử vong so với
100.000 – 240.000 tử vong mà ông tiên đoán dịch covid-19 sẽ gây ra –
dưới nhiệm kỳ của ông! Ông không tin cứ kiểm tra đi.
Có phải đến lúc
chính ông nên từ chức, để người lãnh đạo giỏi hơn lên chống dịch và
chống Trung Quốc?
Ông ngụy biện rằng
bên đối lập Dân Chủ vì luận tội ông ráo riết vụ Ukraine khiến ông bị
chia trí. Lập luận này không đứng vững. Lãnh đạo của nước Mỹ, đứng đầu
cả thế giới tự do, phải là kẻ “ba đầu sáu tay” đủ sức – với sự góp sức
của một đội ngũ nhân tài đa diện – chống chọi mọi thử thách một cách
đồng thời. Đơn cử Tổng Thống Clinton, trong thời gian bị luận tội bởi
đảng đối lập Cộng Hòa về vụ Lewinski, vẫn phải đối phó với vô vàn thử
thách quốc tế do Chiến Tranh Lạnh chấm dứt. Yugoslavia tan rã, diệt
chủng xảy ra, Al- Qaeda tấn công khắp nơi, v.v...ông vẫn can thiệp mạnh
mẽ vào Kosovo và truy kích Osama. Cộng Hòa – Dân Chủ đấu đá, đó là
nguyên tắc vận hành dân chủ Mỹ. Clinton vẫn không nao núng lãnh đạo thế
giới.
Còn ông, ta thứ xem
lại diễn biến của dịch covid-19 trong 3 tháng đầu năm nay ông nhé.
Thế à? 100.000 mạng
người là chính phủ “làm tốt công việc” à?
Trên mạng xã hội
dân chúng bức xức hỏi, ”Ai là những người nằm trong số 100.000 người đó?
Người trong gia đình ông à? Người giàu thì có thể bay ra các ốc đảo của
họ đế tránh chỗ đông người. Còn chúng ta, không có lựa chọn đó, ông
không đếm xỉa à?” Một nhà phân tích truyền hình thậm chí cáo buộc ông,
“mang nợ máu với nhân dân Mỹ.”
Điều gì đã xảy ra
trong 3 tháng từ khi ông biết đến siêu vi Vũ Hán? Đối lập tung tin giả?
Báo chí thổi phồng? Ông đã có những hành động nào để thể hiện “Nước Mỹ
Vĩ Đại Trở Lại”?
Càng ngày ông càng
hành xử như Tổng Thống Johnson trước thời điểm ông ta không ra ứng cử
Tổng Thống năm 1968. Lúc đó chiến tranh VN ngày càng tàn khốc, báo chí
Mỹ theo chân quân đội Mỹ hằng ngày đưa lên truyền hình những hình ảnh
thật về chiến tranh, về
thương vong cho cả hai bên và cho dân thường – trái với những tin tức
được tô hồng từ chính phủ. Tổng Thống Nixon kế thừa Cuộc Chiến VN. Với
Kissinger, ông ta muốn độc diễn màn “rút khỏi VN trong danh dự.” Bị phản
đối dữ dội, ông nhìn đâu cũng thấy kẻ thù ý thức hệ, đặc biệt là báo
chí. Cuối cùng ông ta phải ra đi trong ô nhục.
Vâng, trước con
covid, như chính ông thú nhận, đây là một “cuộc chiến” chống lại một đối
phương “vô hình.” Vậy thì cách tiếp cận nào đúng? Của chính quyền ông,
chỉ đưa ra những tin tích cực, hồ hởi, được kiểm lọc, nhằm “nâng cao
tinh thần dân chúng”, đa phần do các nhà chính trị gia tuyên bố, hay
cách tiếp cận của báo chí thu thập và đăng lên các dữ kiện từ
hiện trường (bệnh viện, lời khai của bác sĩ, y
tá, bệnh nhân) những con số được kiểm chứng, những lời phân tích
và tiên đoán của các chuyên gia, các nhà khoa học?
Một số người Việt
lúc đầu tuyệt đối tin vào lời nói của chính phủ. Điều đó tốt thôi vì dân
một nước phải đoàn kết trước nguy biến. Nhưng sự thật cuối cùng cũng
sáng tỏ. Ví dụ một người Việt tôi biết lúc đầu cũng nói như ông, “có gì
đâu mà hốt hoảng lên, vài người chết thôi mà? Lại báo chí ghét ông, oang
oáng cả lên,” nhưng khi có cô con gái bay về từ New York báo tin nóng từ
“chiến trường”: bệnh viện hết giường, nhân viên y tế không đủ khẩu
trang, áo choàng, máy thở, phải một cái dùng cho hai bệnh nhân, xe tải
đông lạnh đưa từng đợt xác người, thì lúc đó người cha mới tin là thật
và chạy đi mua gạo và thuốc diệt khuẩn.
Thượng nghị sĩ đảng
Cộng Hòa Paul Rand cũng thế, trước đó ông cho là dịch covid chỉ là tin
đồn thất thiệt do phe Dân Chủ tung ra. Một hôm Paul Rand xét nghiêm
dương tính. Vì ỷ y trong những ngày trước đó, ông ta vẫn họp hành tại
Quốc Hội nên có nguy cơ lan lây cho các đồng nghiệp, trong đó có thượng
nghị sĩ Romney.
Đúng là môt ví dụ
điển hính về ý thức hệ làm lu mờ tính khách quan, thưa Tổng Thống biết
không! Thay vì dùng óc phán đoán dựa trên các dữ kiện khoa học, một số
không ít người Mỹ, đứng đầu là ông, đã mắc phải cái mà khi xưa người
Cộng Sản VN gọi là “duy ý chí”. Họ cứ tin là ý chí có thể bẻ cong được
thực tế.
Sáng 31/3, trong
phiên họp tại Tòa Bạch Ốc, được hỏi, ”có phải vì ông khẳng định dịch sẽ
chóng qua nên dân Mỹ bị thiếu cảnh giác?” ông đã phải thú nhận, “Tôi
biết hết. Tôi biết là nó có thế rất dễ sợ… tôi không muốn tỏ vẻ bi quan…
Tôi muốn mang lại hi vọng. Tôi còn phải nâng tinh thần của dân!”
Hi vọng gì khi còn
dối trá, đùn đấy trách nhiệm? Hi vọng gì khi phớt lờ các báo cáo từ các
cơ quan tình báo mà ông nghi ngờ là các ổ chống đối ý thức hệ để rồi bị
bất ngờ? Hi vọng gì vào ông khi những người chết oan uổng vì thiếu máy
thở, găng tay, khấu trang, vác xin, mẫu xét nghiệm, v.v…
Nhưng tôi không
tuyệt vọng, vì dù thiếu lãnh đạo, dân Mỹ cũng chung tay cùng chống chọi.
Tôi tìm thấy hi vọng ở những công dân tuân thủ lệnh cách ly, những công
dân lẻ tẻ may khẩu trang trao tặng cho nhân viên y tế,
những bệnh nhân tự nguyện hiến máu có chất đề kháng cho những
bệnh nhân khác, những công ty tư nhân ráo riết điều nghiên
cách chữa trị, v.v… Nhưng sự thiếu lãnh đạo ở mức không ngờ khiến
mỗi tiểu bang phải tranh nhau tìm mua thiết bị với giá nâng, tiểu bang
này (New Jersey) đuổi công dân của tiểu bang kia (New York) về, v.v…
Thật hỗn loạn!
Sau khủng hoảng
tiền tệ năm 2008, Quốc Hội mở cuộc điều tra tìm nguyên nhân. Chắc chắn
là sau này Quốc Hội cũng sẽ làm rõ những sai lầm nghiêm trọng của ông về
chống dịch kể từ khi ông thắng cử năm 2016. Đây là những gì họ sẽ phát
hiện:
Ai đã đục khoét nghiêm trọng chính quyền Mỹ, thay thế những chuyên gia từng
phục vụ qua nhiều chính quyền cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa bằng những đảng
viên tuân phục (“hồng hơn chuyên?”) khiến khi
gặp biến guồng máy bị tê liệt? Nói cách khác “công tác cán bộ”
của ông khá tương tự như của nhà nước cộng sản Việt Nam thì làm sao đối
phó nổi với hai địch thủ đáng gờm là Trung Quốc và Nga? Lần này phải
chăng vì VN hành xử lấy “chuyên hơn hồng” theo gương của Hàn Quốc,
Singapore, Hồng Kông nên thành công trị dịch hơn ông?
Thưa ông Tổng
Thống, nếu ông biết danh dự như Tổng Thống Johnson và Nixon thì nên từ
chức thôi! Đừng lấy ý thức hệ che mắt sự thật, chỉ tội cho dân.
|