Calitoday
‘Mobifone mua AVG’: Bà Nguyễn Thanh
Phượng tạm thời “thoát”?
Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today News – Một trong những chi tiết đáng chú ý nhất của
bản kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra Chính phủ –
được công bố vào chiều 14/3/2018, là đã không hiện diện cái tên Nguyễn
Thanh Phượng hay công ty tư vấn Bản Việt của con gái ruột cựu thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Một số tờ báo nhà nước khi đưa tin về kết luận thanh tra trên đã không
trích nội dung vi phạm của các công ty tư vấn, mặc dù nêu khá đầy đủ về
vi phạm của nhiều bộ ngành. Hiện tượng đưa tin khiên cưỡng này có thể
khiến những người quan sát chính trường có cảm giác như một sự cố ý.
Cứ theo kết luận thanh tra trên, bà Nguyễn Thanh Phượng đã “thoát” –
trái ngược với một thông tin gần đây trên mạng xã hội cho biết bà Phượng
chính là “chủ mưu” trong vụ “Mobifone mua AVG”.
Việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra diễn
ra sau hai sự kiện liên quan đến cựu Thủ tướng Dũng: ngay trước tết
nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ đến
thăm cựu Thủ tướng Dũng và “tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng”, sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng còn được mời dự một hội
nghị về cơ chế đặc thù của TP.HCM sau tết nguyên đán năm 2018.
Một giả thiết tiếp nối được nêu ra: không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có
thể “thoát” vụ “Mobifone mua AVG”, mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn
đang an toàn.
Hoặc tạm thời an toàn.
Từ “tạm thời” có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn,
nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy
bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.
Tái hiện vụ “đánh Đinh La Thăng”?
Kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra Chính phủ được công
bố chỉ 2 ngày sau vụ hủy hợp đồng “Mobifone mua AVG”. Đồng thời trái với
“truyền thống” bưng bít, kết luận này được gửi cho báo chí để đưa tin
rộng rãi. Và cũng chỉ đến lúc này, báo chí nhà nước mới được nới “vòng
kim cô” để ồn ào đưa tin và bình luận về vụ “Mobifone mua AVG”.
Vì sao thế?
Trong khoảng thời gian từ ngày 8/3 khi Tổng bí thư Trọng cùng Ban Bí thư
hiện ra để yêu cầu xử lý vụ “Mobifone mua AVG” cho đến ngày 12/3 khi hợp
đồng “Mobifone mua AVG” chính thức được hủy bỏ “dưới sự chứng kiến của
lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông”, báo chí nhà nước hầu như cấm
khẩu. Rất dễ nhận ra rằng đã có một mệnh lệnh đó cấm báo chí khai thác
sâu về vụ này cho đến khi có lệnh mới.
Trong khi đó, dường như đã xảy ra một thỏa thuận ngầm nào đó về động tác
“khắc phục hậu quả”, khi “trên” cho phép Bộ TT-TT và hai bên Mobifone
cùng AVG tiến hành hủy hợp đồng “Mobifone mua AVG” để tiền “ăn không
được phải nhả ra” trở vào túi ngân khố, sau đó mới cho Thanh tra chính
phủ công bố kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG”.
Tuy nhiên, động thái công bố toàn văn kết luận thanh tra vụ “Mobifone
mua AVG” và còn gửi cho báo chí đăng tải công khai lại giống hệt vụ Đinh
La Thăng: vào tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương bất ngờ công bố
toàn văn báo cáo kiểm tra về Đinh La Thăng thời ông Thăng còn là chủ
tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi cho
cho báo chí để đăng công khai và tạo nên một chiến dịch truyền thông rất
rộng nhằm “đánh” Đinh La Thăng.
Vậy Tổng bí thư Trọng và Thường trực Ban bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm ta trung ương Trần Quốc Vượng có ẩn ý hay dụng ý gì khi đang tạo
hiệu ứng truyền thông đối với vụ “Mobifone mua AVG”?
“Đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ: Giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công An
tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn
thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý
đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật”, Thanh tra Chính phủ kiến nghị
trong Kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra đề cập sai phạm của nhiều bộ ngành và dơn vị, nhưng
có lẽ nổi bật nhất là “trục” Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) và Bộ
Công an.
Theo Kết luận thanh tra này, dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ
quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ TT-TT đã ban hành Quyết
định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm
Luật Đầu tư…
Bộ TT-TT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản
lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc
thẩm định Dự án; phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi
phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà
nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ.
Việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí
mật Nhà nước nhưng Bộ TT-TT đã có văn bản đề nghị Bộ Công an cho ý kiến
và đã đưa giao dịch này thuộc danh mục mật là không đúng quy định.
Khi thương vụ Mobifone mua AVG được triển khai, Bộ Công an đã có nhiều
văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ.
Qua các văn bản của Bộ Công an tham gia ý kiến với Bộ TT-TT, cho thấy:
Việc Bộ Công an có văn bản số 4352 đề nghị Bộ TT-TT hướng dẫn Công ty
AVG không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ nên bán
cổ phần cho các đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất;
Mặt khác, việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc
lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng trên cơ sở đề nghị của Bộ TT-TT, Bộ Công
an có văn bản số 418, thống nhất với Bộ TT-TT về việc đưa tài liệu giao
dịch này trong danh mục tài liệu bí mật của Bộ TT-TT với mức độ “MẬT”,
thực hiện bảo mật vụ việc mua bán, không giới hạn về thời gian bảo mật
thông tin, là chưa phù hợp…
Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone, nguy
cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng
7.006 tỉ đồng.
Với nội dung kết luận thanh tra trên, chỉ có thể hiểu đây là án lớn,
thuộc loại “đại án quốc gia”. Rất có thể điểm ngắm của Tổng bí thư Trọng
sẽ là một số quan chức cao cấp nào đó của Bộ TT-TT và Bộ Công an |