Việt Nam Thời Báo
Chiến dịch Hoa Kim Tước
Hồng Dân
(VNTB) – Gần như những nhân vật cộm cán trong chiến dịch mang tên Hoa
Kim Tước hiện đều đang nằm trong nghi án tham nhũng.
“Chiến dịch Hoa Kim Tước” là cách gọi mang hới hướm khói lửa chiến tranh
của việc mà hầu hết các quốc gia xem là bình thường trong vấn đề bảo hộ
công dân, nhưng ở Việt Nam khi ấy thì mới một “Chiến dịch Hoa Kim Tước”
đề đưa 339 người dân Việt Nam ‘mắc kẹt’ ở Ấn Độ trở về với tổ quốc giữa
lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Người được gọi là giữ ấn tiên phong của Hoa Kim Tước khi ấy là Đại sứ
Phạm Sanh Châu.
Khi chiến dịch Hoa Kim Tước ca khúc khải hoàn, trên truyền thông khi ấy
đã ngợi ca như đây là một cuộc “di dân bác ái”. Xin được trích kể lại
‘hào khí’ khi ấy để cánh nhà báo ‘chấp bút’ trong tụng ca qua lời kể của
Đại sứ Phạm Sanh Châu:
…Đã có hơn 6,5 ngàn cuộc điện thoại, hơn 200 văn bản gửi về nước và
chính quyền các cấp của Ấn Độ, cùng vô số tình huống nan giải, thậm chí
“thót tim” mà tập thể 31 cán bộ tham gia chiến dịch đã trải qua.
Ví như việc lựa chọn danh sách người được về trong chuyến bay đầu tiên
thế nào khi có trường hợp không thuộc diện đủ điều kiện nhưng lại “đủ lý
đủ tình” để được xếp “ngoại lệ”.
Có chuyến bay giải cứu rồi, nhưng làm sao để tập hợp được những người
trong danh sách hiện đang ở rải rác nhiều nơi tại Ấn Độ, trong khi lệnh
phong tỏa vẫn đang được thực thi.
Một số người lại không thể thuê ô-tô do các giấy phép mãi vẫn chưa được
cấp, một số bị “đuổi” khỏi khách sạn, hoặc khi đến được nơi tập hợp thì
đã đói mềm… Khó có thể kể hết những việc không tên đầy vất vả để lo mọi
loại giấy tờ thông hành cho hàng trăm người về Thủ đô New Delhi bằng các
loại phương tiện khác nhau trong khoảng thời gian gấp gáp giữa thời điểm
phong tỏa.
Trải qua bao khó khăn, 13 “cánh quân” theo từng khu vực, mỗi nhóm do một
cán bộ sứ quán phụ trách từ xa qua email và nhóm chat, đã ngày đêm vượt
hàng chục ngàn ki-lô-mét của 22 tiểu bang để về tập hợp tại New Delhi.
Bữa cơm giản dị nhưng ấm tình quê hương nước Việt với đậu sốt, rau muống
xào, “món quà” để ăn đường quen thuộc với cơm nắm, muối vừng, trứng luộc
mà các cán bộ ở Đại sứ quán Việt Nam chuẩn bị đã khiến người dân rơi lệ.
Liên tục hỏi thăm, động viên mọi người dân với phương châm “không để ai
bị bỏ lại phía sau”, góp tiền để hỗ trợ người dân mua vé máy bay, đứng
nhiều giờ liên tục để giúp người dân kê khai thông tin làm thủ tục xuất
nhập cảnh… là những ấn tượng mà mỗi người dân được trở về lần này nhớ
mãi.
Chưa bao giờ ba chữ “trở về nhà” lại trở nên khắc khoải và thiêng liêng
như thế đối với những người Việt kẹt lại ở Ấn Độ vì Covid-19.
Những nỗ lực tổ chức một chiến dịch giải cứu mà Đại sứ Phạm Sanh Châu đã
đặt tên là Chiến dịch Hoa Kim Tước thực sự công phu. Sau chiến dịch, Đại
sứ quán còn tổ chức thêm 3 chiến dịch nữa đều mang tên các loài hoa
tượng trưng của các đất nước mà công dân Việt Nam đang mắc kẹt.
Mỗi chiến dịch có một bối cảnh khác nhau, con người khác nhau và trải
nghiệm khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung là lo lắng và hồi
hộp cho đến tận giây phút cuối cùng…
… Quả thật đúng là đến tận lúc này khi dịch giã đã qua đi rồi mà người
ta vẫn tiếp tục hồi họp khi nghe thấy Đảng đang ‘công khai một cách úp
mở’ là có nhiều sai phạm trong các chuyến bay giải cứu lúc dịch giã
Covid; và cũng đang có nhiều quan chức, viên chức được cho là liên quan
bắt đầu xộ khám.
“Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ,
quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ
Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức thực hiện các
chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19; một
số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương,
tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã
hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giảm uy tín
của tổ chức đảng và Ngành Ngoại giao.
(…) Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn
cứ quy định của Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ
luật: (…) Khiển trách các đồng chí: Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt
Nam tại Ấn Độ; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ” –
trích Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
ngày 22-12-2022.
Như vậy xem ra ngay cả việc ca khúc khải hoàn như “Chiến dịch Hoa Kim
Tước” thì sau đó vẫn có thể là “trảm tướng”, cho thấy đúng là muôn hình
vạn trạng của phe nhóm quyền lực trong một thể chế chính trị không có sự
cạnh tranh đảng phải, tưởng rằng “trên dưới một lòng” …
Một chút bên lề về “hoa kim tước”. Tên tiếng Anh là “laburnum”, thuộc họ
đậu, “fabaceae”. Ý nghĩa theo cách diễn đạt về ngôn ngữ loài hoa thì đây
là hoa của “bị bỏ rơi, phụ bạc”.
Hoa kim tước thường có một chút thoang thoảng hương vào cuối mùa thu và
qua mùa đông, và hương hoa nồng nhất vào mùa xuân. Độc tố chính của kim
tước là Cytisine. Các triệu chứng của ngộ độc cây kim tước có thể bao
gồm buồn ngủ dữ dội, nôn mửa, co quắp, hôn mê, trào nước bọt và giãn con
ngươi mắt…
Việt Nam Thời Báo
Cựu đại sứ Phạm Sanh Châu sẽ rời chính trường để làm doanh nhân
(VNTB) – Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra mức kỷ luật “Khiển trách”
đối với đảng viên Phạm Sanh Châu, khi ông là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ.
Phía Đảng cho rằng ông Phạm Sanh Châu nằm trong nhóm quyền lực đã lợi
dụng dịch giã Covid-19 để tạo ra những áp phe làm ăn được gọi là “chuyến
bay giải cứu”.
Hồi đầu năm nay, khi không còn làm đại sứ nữa, chia sẻ với thân hữu báo
chí, ông Phạm Sanh Châu đã tính rời chính trường để chuyển sang làm…
doanh nhân.
Ông từng chia sẻ không hề giấu giếm là ông có thế mạnh quen thân với rất
nhiều tỷ phú ngoại quốc. “Riêng cá nhân tôi, tôi tự nhận mình là một đại
sứ mê kinh tế.”
Trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại, tôi mê ngoại giao kinh tế hơn
cả, dù không phải là tôi không tốt ở lĩnh vực ngoại giao chính trị hay
văn hóa. Lý do vì tôi thấy nó hiệu quả, mang lại lợi ích cho đất nước
bằng thứ có thể nhìn thấy ngay được. Khi nhìn một doanh nghiệp đầu tư
vào Việt Nam, đóng thuế cho Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho người
Việt Nam, hay như khi tôi tìm cách giúp doanh nghiệp tháo gỡ một khúc
mắc nào đó, tôi đều tìm thấy niềm vui trong đó.
Dĩ nhiên, ngoại giao chính trị càng quan trọng, nhưng xây dựng ngoại
giao chính trị thì phải mất nhiều năm, dựa trên công sức của không chỉ
một nhà ngoại giao có thể làm được.
Trong mấy năm ở đây, tôi thúc đẩy việc mở đường bay giữa hai nước. Để
làm được điều đó, tôi liên tục tiếp xúc với các quan chức Ấn Độ bằng
nhiều hình thức, cả gặp chính thức lẫn gọi điện, cho đến khi lấy xong
được giấy phép bay mới hài lòng. Có quan chức Ấn Độ thắc mắc với tôi:
“Tôi chưa bao giờ thấy nhà ngoại giao nào mà lại tích cực đến như thế để
mở một đường bay. Hay lẽ nào trong đó có cổ phần của ông?”. Tôi trả lời:
“Nhiệm vụ của nhà ngoại giao là phục vụ lợi ích đất nước. Nên việc nào
có lợi cho đất nước tôi đều nhiệt tình như thế cả”.
Cuối năm 2020, Tập đoàn công nghệ hàng đầu Ấn Độ (HCL group) công bố đầu
tư vào Việt Nam, tạo ra thêm 10.000 việc làm cho người Việt mỗi năm.
Doanh thu mỗi năm của HCL là 15 tỷ USD. Đó là một trong những tập đoàn
công nghệ cực kỳ lớn trên thế giới.
Tôi cũng đã dành thời gian 2 năm bỏ công sức vào mối quan hệ với ông chủ
tịch nổi tiếng khó tính của HCL, mời họ sang Việt Nam để giới thiệu về
các tiềm năng của Việt Nam. Với nhiều tập đoàn khác của Ấn Độ đã và đang
có kế hoạch vào Việt Nam, tôi cũng nhiệt tình như vậy. Tôi tìm gặp ông
ấy rất nhiều lần, dù ai cũng nói ông ấy khó tính. Nhưng tôi quan niệm,
chừng nào ông ấy còn chưa nói “không thể”, thì chừng đó tôi còn nỗ lực.
Cuối 2020, khi HCL vào Việt Nam, ông Chủ tịch HCL có nói vui với tôi:
“Vì ấn tượng với Đại sứ mà tôi quyết tâm đầu tư vào Việt Nam”. Như vậy
là tôi có ích rồi, và với tôi, thành công chính là những thứ cụ thể như
vậy…”.
Nói về ông Phạm Sanh Châu, một nhà báo đang sống ở Sài Gòn cho hay hồi
mà báo chí đưa tin Lý Nhã Kỳ tham gia đám cưới của gia đình tỷ phú Ấn
Độ, thật ra đó là do Đại sứ Phạm Sanh Châu quan hệ với mục đích để đám
cưới đó càng đạt hiệu ứng tốt hơn về mặt truyền thông.
“Việc đó có gì sai? Chỉ là cách thức của tôi khác mọi người mà thôi. Tôi
chắc chắn tôi không vi phạm pháp luật, không làm sai đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước, cũng không làm trái lương tâm của một công
dân, nên dù có ồn ào hay không trong mắt của mọi người cũng không làm
giảm đi giá trị mà tôi có” – cựu Đại sứ Phạm Sanh Châu nhắc lại vụ việc
mà ngay cả người đẹp Lý Nhã Kỳ cũng tránh chưa lần nào công khai với báo
chí.
Giờ thì có lẽ phải xong vụ án chuyến bay giải cứu với những quân cờ
chính trị được Đảng thu vén lại thì ông Phạm Sanh Châu mới có thể thực
hiện được điều mà thân phụ của ông cũng là một nhà ngoại giao từng
khuyên ông: “Bài học đầu tiên về ngoại giao mà ông dạy tôi là đếm các vị
khách có mặt trong buổi lễ quốc khánh của Việt Nam.
Ba tôi (cựa Đại sứ Phạm Ngọc Quế, tổng lãnh sự đầu tiên của Việt Nam tại
Sri Lanka) nghĩ tôi có tính cách đặc trưng của người miền Nam: quảng
giao, sôi nổi. Nên ông bảo tôi hợp để làm doanh nhân hoặc một nhà hoạt
động xã hội hơn một nhà ngoại giao trong khuôn khổ. Ông từng muốn tôi
vào Nha Trang quê nội tôi để học Đại học Thủy sản. Nhưng cuối cùng, tôi
cãi lời ông, và trở thành một nhà ngoại giao như bây giờ…”.
|