THỜI BÁO (Đức)
3-4-21

Một nước cờ của Nguyễn Tấn Dũng, 8 năm sau Nguyễn Phú Trọng mới giải nổi

Cả bàn cờ thì Nguyễn Phú Trọng đã thắng, tuy nhiên dù thua cuộc, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đi một nước cờ tưởng như đơn giản nhưng phải mất 8 năm ròng rã, bằng đủ mọi cách thức thì ngày 31/3/2021 ông Nguyễn Phú Trọng mới giải xong.

Câu chuyện bắt đầu từ cách đây 9 năm, khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng còn đang ở cửa dưới, tuy nhiên ông tham vọng rất lớn. Chính vì vậy mà ông vận động Bộ Chính Trị ủng hộ ông kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Trung ương 6 khóa 11 diễn ra giữa tháng 10/2012. Kết quả không thể lột chức được Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng phải đọc diễn văn bế mạc hội nghị trong nước mắt vì kế hoạch thất bại. Nước cờ này ông Trọng thua.

Tuy nhiên, với ông Trọng thì thua một nước cờ không có nghĩa là thua cả ván, vì vậy mà ông vận động Bộ Chính trị chuyển chức trưởng ban trung ương về phòng chống tham nhũng về tay ông. Kết quả là ngày 1 tháng 2 năm 2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW chuyển Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng sang tay ông Trọng. Nước cờ này ông Trọng thắng.

Biết là phe Nguyễn Tấn Dũng có binh đông tướng mạnh, nếu không lập thêm ban bệ tuyển thêm đệ tử thì ông khó mà có được chiến thắng trước ông Dũng. Thế là đầu năm 2013 ông Trọng cho lập ban nội chính trung ương và ban kinh tế trung ương. Sau đó là bố trí Vương Đình Huệ về nắm ban kinh tế và bố trí ông Nguyễn Bá Thanh về làm trưởng ban nội chính.

Tiếp theo là vào kỳ hội nghị trung ương 7 của trung ương đảng khóa 11, diễn ra giữa tháng 5 năm 2013 thì ông Trọng tính đưa ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị. Thế nhưng ý đồ này bị ông Nguyễn Tấn Dũng chặn đứng. Ông Dũng đã loại Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ trước cửa thiên đường. Thay vào đó ông Dũng cướp lấy hai suất ủy viên bộ chính trị đó trao cho người phe mình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân. Đây là một nước cờ mà Nguyễn Phú Trọng đã thua chua chát trước Nguyễn Tấn Dũng. Và sau đó ông Nguyễn Bá Thanh đã nhiễm bệnh lạ và qua đời bỏ lại ban nội chính tồn tại như cái xác không hồn thì đó lại là một lần thua nữa của ông Trọng trước Nguyễn Tấn Dũng.

Nước cờ Nguyễn Thị Kim Ngân là nước cờ hay nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng?

Phe Miền Nam lúc đó có 2 nhóm mạnh, nhóm Lê Thanh Hải cát cứ tại Sài Gòn và nhóm Nguyễn Tấn Dũng khuynh đảo trung ương. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thuộc nhóm lợi ích miền nam nhưng làm việc ở trung ương nên bà chỉ có thể đầu quan cho phe Ba Dũng. Trước bà Ngân chỉ có bà bà Tòng Thị Phóng là vào bộ chính trị. Tuy nhiên, bà Phóng thì cho thấy năng lực có hạn và các phe đấu đá nhau không chuộng bà lắm. Còn bà Ngân nhờ theo phe ba Dũng mà được vào Bộ Chính Trị bầu bổ sung giữa nhiệm kỳ.

Nói về việc bà Ngân vào Bộ Chính Trị là nước cờ của ông Dũng, nhưng về vị trí con cờ thì chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã chiếm mất vị trí của Vương Đình Huệ. Ông Vương Đình Huệ làm con cờ cho Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm con cờ cho Nguyễn Tấn Dũng và bà Ngân đã thắng. Sau nước cờ thất bại đó, ông Vương Đình Huệ rút về ban kinh tế trung ương ngồi im lìm không dám động tĩnh. Bởi ông Huệ biết, nếu hung hăng xung phong thì sẽ đụng ngay cú phản đòn ba Dũng thì mất hết sự nghiệp chính trị. Và Vương Đình Huệ đã đúng khi mà người cùng ông làm con cờ cho ông Trọng như ông là Nguyễn Bá Thanh đã phải mất mạng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm phó chủ tịch quốc hội năm 2011, sau bà Tòng Thị Phóng. Bà Tòng Thị Phóng là người được ông Nông Đức Mạnh giới thiệu vào Bộ Chính Trị và bà đã trúng cứ vào cơ quan này năm 2011. Và sau đó là làm phó chủ tịch thường trực quốc hội. Đên năm 2013 bà Ngân mới vào Bộ Chính Trị. Lúc đó quốc hội có 2 phó chủ tịch là ủy viên Bộ Chính Trị. Đó là bà Phóng và bà Ngân. Tuy nhiên dù là phó chủ tịch thường trực thì thế của bà Phóng không bằng thế của bà Ngân vì bà Ngân được Nguyễn Tấn Dũng hậu thuẫn.

Cái dở của ông Trọng là không chịu hỗ trợ bà Phóng để bà ngăn cản bà Ngân. Nên đây có thể nói là một sai sót khó chấp nhận của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiến dù ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực

Cái may mắn của bà Ngân là người ủng hộ mình vừa đi một nước cờ hay trước khi mất quyền lực. Thỏa thuận trước khi rút lui đã đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào tứ trụ, bà là người phụ nữ đầu tiên và là duy nhất cho đến nay nắm được một ghế trong tứ trụ. Tuy nhiên cái may cho bà Ngân là ông Dũng thỏa thuận không chỉ đưa bà mà còn đưa Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải. Chính nhờ hai người này mà bà Ngân được yên ổn ngồi ghế chủ tịch Quốc hội đến hết nhiệm kỳ.

Chặt vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng chỉ chú ý đến các đấng mày râu chứ ông Trọng không chú ý phụ nữ, vì đơn giản ông Trọng ngán ngại các đâng mày râu hơn là phụ nữ như bà Ngân. Và suốt 5 năm, từ năm 2016 đến 2021, ông Trọng chú ý vào Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải mà đánh. Để đánh ngã ngựa 2 người này thì ông Trọng đã mất 5 năm ròng rã, và nhờ đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân an toàn ngồi ghế chủ tịch Quốc hội.

Trong 4 ghế tứ trụ, người ta xếp thứ từ là: Số một là tổng bí thư; số hai là chủ tịch nước; số ba là thủ tướng; số bốn là chủ tịch Quốc hội. Tuy trên danh nghĩa như thế, nhưng thực tế phải là: Số một ghế tổng bí thư; số hai là thủ tướng; số ba là chủ tịch quốc hội vì chức này có triển vọng lên tổng bí thư chứ chức chủ tịch nước là không lên được nữa mà chỉ có về vườn. Và cuối cùng là chức chủ tịch nước.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngồi ghế chủ tịch quốc hội là cao nhất, rất khó lên cao hơn được. Vì phần bà là phụ nữ, phần vì thế lực ủng hộ bà đã không còn thực quyền nữa.  Vì vậy ông Vương Đình Huệ sau khi thất bại trước Phạm Minh Chính thì ông lại muốn dạt qua ghế chủ tịch quốc hội hơn ghế chủ tịch nước vì ngồi ghế này, ông Huệ hoàn toàn có cơ hội thực hiện ước mơ như Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Phú trọng là lên chức tổng bí thư từ vị trí chủ tịch quốc hội.

Và muốn dạt vào ghế chủ tịch quốc hội, ông Vương Đình Huệ phải đợi đến khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân hết nhiệm kỳ ông mới thay thế được.

Hóa giải nước cờ sau 8 năm, nhưng cuộc chơi chưa kết thúc?

Từ khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân loại Vương Đình Huệ khỏi Bộ Chính Trị năm 2013 cho đến khi ông Huệ thay bà Ngân lấy chức chủ tịch quốc hội thì thời gian là 8 năm. Phải mất 8 năm, với nhiều năm ẩn dật chờ thời ở ban kinh thế trung ương thì thầy trò Nguyễn Tấn Dũng và Vương Đình Huệ mới hóa giải được.

Như vậy 3 nước cờ chính mà ông Dũng đi là nước cờ Đinh La Thăng bị ông Dũng hóa giải năm 2017 sau có hơn 1 năm. Nước cờ Hoàng Trung Hải bị ông Nguyễn Phú Trọng hóa giải sau 4 năm. Và nước cờ Nguyễn Thị Kim Ngân bị ông Trọng hóa giải sau 8 năm ròng rã và kết thúc 3 nước cờ mà ông Dũng đã đi trước khi rời ghế quyền lực. Tuy nhiên, sau khi ông Trọng và ông Huệ loại bỏ bà Ngân khỏi ghế chủ tịch Quốc hội, tức là nước cờ cuối cùng đã bị hóa giải thì liệu rằng ván cơ giữa hai “đối thủ truyền kiếp” đã kết thúc chưa hay là còn tiếp tục?

Xin thưa cuộc chiến Trọng Dũng vẫn chưa kết thúc đâu. Vì sao? Vì trước khi tàn nước cờ cuối cùng, thì ông Dũng đã đi nước cờ mới. Lần này không phải dùng thuộc hạ làm con cờ mà ông dùng chính con trai mình – Nguyễn Thanh Nghị. Không biết ông Trọng có thấy bài học 8 năm mới giải một nước cờ của ông Dũng không? Nếu ông mà lơ là, để 8 năm sau mới loại được Nguyễn Thanh Nghị thì e lúc đó Nguyễn Thanh Nghị đã ngồi chễm chệ trên một trong 4 ghế của tứ trụ mất rồi, và lúc đó kẻ chiến thắng lại là ông Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải ông Nguyễn Phú trọng. Vì sao? Vì hiện nay có một nước mà ông Trọng đang ở thế thua đối với ông Dũng, đó là phần con cái. Con cái của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn vô danh, trong khi đó khả năng rất cao là Nguyễn Thanh Nghị sẽ nắm chức bộ trưởng bộ xây dựng.

Ông Trọng biết Nguyễn Thanh Nghị là là nước cờ sống còn của ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông đã năm lần bảy lượt ra tay chặn nhưng chưa thành. Không biết, 5 năm tới liệu rằng ông Trọng có loại được Nguyễn Thanh Nghị không, hãy chờ xem?

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)