CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
LÀM THAY ĐỔI SỐ PHẬN ĐỜI TÔI
*

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám

và Quốc khánh 2 tháng 9

Trích hồi ký Chuyện đời tự kể

Nguyễn Minh Đào

 

Mùa Thu năm 1945 chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình – Hà Nội khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,  Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Những ngày tháng cách mạng sôi sục này làng quê tôi như ngày hội lớn, mọi người hồ hởi đứng lên cướp chánh quyền, xây dựng và bảo vệ chánh quyền cách mạng còn non trẻ. Những cuộc mít tinh, biểu tình sôi nổi của đồng bào các giới diễn ra liên miên. Các hoạt động của Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc như tập quân sự, tập võ, đánh trận giả… rất hào hứng, khuấy động không khí rực lửa cách mạng khắp xóm làng.  Khi ấy, tôi cùng các bạn nhỏ gia nhập Đội thiếu nhi cứu quốc, ngày ngày tụ tập ca hát, tập quân sự, đánh trận giả… Chưa bao giờ bọn nhỏ chúng tôi được vui như thế!    

Những tháng ngày được sống trong độc lập tự do thật ngắn ngủi! Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 tiếng súng kháng chiến quân dân Nam Bộ nổ khắp nơi. Chánh quyền cách mạng ra lệnh mỗi nhà phải có tầm vong vạt nhọn, dây trói, mõ tre sẳn sàng đánh Tây nhảy dù, hay có sự biến gì đánh mõ báo động và khi nghe tiếng mõ phải hưởng ứng đánh theo. Không biết chuyện gì xãy ra, vài ba đêm khắp làng quê tôi tiếng mõ, tiếng trống vang dội giữa đêm khuya kéo dài cả giờ đồng hồ. Vài lần đầu ai cũng sợ, không thấy chuyện gì vẫn phải hưởng ứng để biểu thị tinh thần đoàn kết đánh Tây.

Giặc Pháp sắp đánh tới nơi, gặp lúc nạn đói kém, dịch bệnh kẻ xấu loan truyền những điều nhảm nhí nào là “quỹ vương hiện hình giữa ban ngày”, nào là “sẽ tối trời tối đất bảy ngày đêm”, nào là “sắp đến ngày tận thế”… khiến dân tình xôn xao lo lắng; Nhiều nhà nấu cơm phơi khô, dự trử gạo muối, nước uống… phòng khi có biến!

Tiếng súng đánh nhau ở Châu Đốc vọng về làng quê tôi, người ta tụ năm, tụ ba bàn tán lo âu, không biết những tháng ngày tới tình hình sẽ ra sao! Rồi, gót giày quân xâm lược giẩm tới Núi Sam, Nhà Bàn và khắp vùng Bảy Núi… Chúng đi đến đâu cướp bóc, bắn giết, đốt phá, hãm hiếp phụ nữ… gây tội ác kinh hoàng đến đó! Lực lượng vũ trang cách mạng còn non yếu không đủ sức ngăn bước tiến của giặc, rút về vùng rừng núi bảo toàn lực lượng. Sau đó bí mật trở lại đánh du kích, võ trang tuyên truyền, gầy dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân...

Một buổi chiều, nghe Ba Má và chị Hai tôi nói chuyện nhỏ to với nhau, được tin cậu Sáu tôi – ông Đặng Hữu Hào, bí danh Nhậm vừa hy sinh ở Núi Sam, khi giặc Pháp ở Châu Đốc bất ngờ vào càn quét. Cậu được người cận vệ chống xuồng chạy ra đồng lúa đang mùa nước nổi, địch phát hiện bắn theo cậu trúng đạn hy sinh! Sau này theo lời kể của người hoạt động cách mạng cùng thời cậu Sáu tôi cho biết, cậu hy sinh ngày 19 tháng 7 năm 1946 đang là Phó bí thư Quận ủy Châu Phú giữa tuổi 31 (sinh năm 1915). Hồi tôi còn nhỏ ít khi gặp cậu nhà ngoại, nhưng vẫn nhớ cậu dáng người trung trung, da hơi sậm, khá đẹp trai, ít nói… Không biết cậu học ở đâu mà viết và nói thành thạo tiếng Khmer, biết cả tiếng Pháp. Cậu Sáu tôi làm cách mạng thuộc lớp người “tiền khởi nghĩa”, sống độc thân. Cậu là người con đầu tiên của ngoại tôi ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc!

Khi ấy giặc Pháp chỉ chiếm đóng các thị xã, thị trấn và những con đường giao thông huyết mạch. Đại bộ phận nông thôn, rừng núi quân ta vẫn làm chủ, hoặc ở trong thế “cày răng lược” với địch. Ở các làng Nhơn Hưng, Thới Sơn, Xuân Tô quận Tịnh Biên có bộ đội anh Trần Thắng đứng chân hoạt động, đánh trả một số trận càn quét của địch giành thắng lợi làm cho kẻ thù khiếp sợ, đồng bào vui mừng hả dạ! Nhất là trận phục kích chặn đánh trên đường đi càn quét về của tên cò Lửa, đội Xường ở đồn Nhà Bàn tại chòm mả đường Nhà Bàn đi Cây Mít diệt một số tên trong đó có tên đội Xường, thu một số súng, tên Cò Lửa chạy thụt mạng về Nhà Bàn. Bọn giặc ở Châu Đốc huy động tiểu đoàn lính Lê Dương vào truy kích bộ đội ta, chúng đốt phá chà xát mấy ngày không làm gì được quân ta.

Làng quê tôi ngập chìm trong khói lửa, đồng bào tản cư lánh nạn khắp nơi. Gia đình tôi tản cư vào chợ quận Tịnh Biên, dù biết ở đây không lâu, Ba Má vẫn cho tôi đi học Trường Tiểu học quận, tôi vào học lớp nhì được vài tháng rồi nghỉ học theo gia đình trở lại quê nhà.

Cuộc sống gia đình tôi rất túng quẫn! Mùa nước năm ấy Ba tôi hàng ngày chống xuồng lên đồng trên, hướng giồng Bà Ca đất Campuchia đặt lờ bắt cá sặt bán sống qua ngày! Mỗi sáng tinh mơ Ba xuống xuồng ra đi đến tối mịt mới về, nghe tiếng xuồng khua dưới bến, Má và chị em tôi xuống mừng Ba, tiếp Ba bắt cá và dọn dẹp đồ đạc. Hôm nọ, sau khi Ba đi khoảng 7 – 8 giờ sáng nghe tiếng súng nổ rộ trên đồng hướng Ba đi, cả nhà và cô bác trong xóm biết có chuyện chẳng lành rất lo lắng, nhìn lên đồng trông ngóng…! Tiếng súng dứt đã lâu không thấy Ba về, ai cũng đoán Ba bị Tây bắn chết hay bị bắt. Má tôi nhờ bà con chống xuồng đi tìm. Thời gian nặng nề trôi qua, cả nhà đứng ngồi không yên! Chị em tôi khóc, Má cũng khóc! Đến tối bà con tìm Ba mới về, chở chiếc xuồng của Ba bị Tây bắn bể, nhưng tìm không thấy Ba đâu, hy vọng Ba còn sống bị Tây bắt. Má tôi vào Tịnh Biên gặp ông Bảy Lễ là thương gia bạn của Ba có quen biết quan chức ở Cao Miên nhờ ông lên đó dọ tin, được biết Ba bị Tây bắt. Má tôi vay mượn tiền làm chi phí nhờ ông Bảy Lễ lo lãnh Ba tôi về.

Giặc Pháp ra sức càn quét đánh phá vẫn không bình định được quê tôi, làng xóm xơ xác tiêu điều vườn không nhà trống! Gia đình tôi tản cư về ở rạch Thâm Rôn làng Hòa Lạc, huyện Phú Tân ngày nay cùng với gia đình ngoại. Riêng chị Hai Nguyễn Thị Phò, bí danh Nguyễn Thị Hồng Phương là cán bộ cách mạng ở lại quê nhà hoạt động. Giặc giã, loạn lạc thương các em tôi còn thơ ấu phải chịu cực khổ chạy giặc ngược xuôi giải nắng dầm sương! Thương Ba Má vất vã vì con!

Ở Hòa Lạc, gia đình tôi lúc đầu trú tạm chuồng bò cũ nhà ông Mười bà con với Ngoại. Cảnh tản cư ăn nhờ ở đậu xứ người cực khổ trăm bề! Ba Má tôi xin tre của bà con và mua thêm cây lá cất căn nhà nhỏ trên bờ sông Hậu gần vàm rạch Thâm Rôn về phía Châu Đốc. Gia đình tôi sống chen chút trong căn nhà đó trong cảnh nghèo túng! Ba tôi làm đủ nghề kiếm sống, có lúc nấu rượu lậu, làm hàng heo… Ba là người tháo vát giỏi giang, nhờ đó mà gia đình đủ sống qua ngày!

Về ở Hòa Lạc, ngay từ những ngày đầu Ba Má đưa chị em tôi đến trường học. Đó là ngôi trường làng duy nhất có hai phòng học, sàn cao, bằng gỗ, lợp ngói xi măn do ông giáo già tên Vệ dạy. Ông là người hiền từ, nhưng có bệnh nghiện rượu nên thường dạy học bê trễ. Chị em tôi học không bao lâu cũng nghỉ! Đây là ngôi trường học phổ thông cuối cùng tôi học trước khi thoát ly gia đình tham gia kháng chiến vẫn chưa hết bậc tiểu học!                                                              

Đầu năm 1947 làng Hòa Lạc mắc dịch bệnh đậu mùa đã có một số người chết, gia đình tôi không thoát khỏi dịch bệnh quái ác đó! Người đầu tiên nhiểm bệnh là chị Ba tôi, sau đó lần lượt hết người này đến người khác đều bị bệnh, nặng nhẹ khác nhau. Ba tôi rước ông thầy thuốc Bắc ở làng Khánh Hòa chữa trị đều khỏi cả. Điều kỳ lạ là chị Hai tôi đang hoạt động cách mạng ở quê nhà cũng bị nhiễm bệnh cùng thời điểm với gia đình, cậu Hai tôi chở chị bằng xuồng ra rạch Thâm Rôn cho Ba Má tôi lo chữa trị. Khi ông thầy thuốc khám bệnh cho chị, ông nói với Ba Má tôi những gì tôi không biết, nhìn nét mặt lo âu của Ba Má, tôi thấy Má khóc lén biết bệnh chị rất nặng! Tôi vào buồng thăm chị, thấy chị nằm trên những tấm lá chuối tươi khắp cơ thể một màu thâm đen! Vài hôm sau chị Hai tôi vĩnh biệt cõi đời ở tuổi 18!

Chị Hai tôi mất là một nỗi đau thương mất mát lớn đối với gia đình tôi! Chôn cất chị xong, Ba tôi dỡ bỏ căn nhà cũ, dời về cất lại phía trên đó vài chục thước. Những tháng ngày đó gia đình tôi sống dằn vặt trong đau buồn! Ba tôi chiều chiều lấy rượu giải sầu, khi uống say ngủ vùi, thỉnh thoãng nghe Ba trở mình kêu trời gọi tên chị Hai tôi. Lúc này Ba tôi thường đi làm ăn vắng nhà, chị em tôi quay quần bên Má, nhiều lúc thấy Má ngồi thẫn thờ nhìn đăm đăm khoảng không nào đó nước mắt lưng tròng!

 Đêm nọ đang ngủ nghe chị Ba khóc nói với Má, chị chiêm bao thấy chị Hai tóc để xõa, mặc quần áo trắng đứng trên đầu nằm nói với chị: “Thương ơi! Em hãy nối gót theo chị…”. Nghe chị Ba nói chị em tôi khóc, Má cũng khóc! Đêm nọ chị em tôi đã vào chổ ngủ, Ba đi vắng, má còn nằm võng ru em Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị) ngủ, bên ngoài trời tối mịt mùng, gió thổi ào ào, sắm chớp liên hồi báo hiệu trời sắp đổ mưa. Bổng nghe ông Chín Gia ở gần nhà gọi má tôi: “Ba ơi! Bây coi có ai ngồi trên nóc nhà bây trồi lên thụt xuống kìa!”. Nghe ông Chín nói chị em tôi sợ phát khiếp, nằm ôm nhau nhìn lên nóc nhà sợ có ai từ trên đó tụt xuống, thầm van vái chị Hai: “Chị sống khôn thác thiêng đừng hiện về nhác chúng em sợ lắm!”. Má đặt em Nhị nằm xuống võng bước ra ngoài nhìn lên nóc nhà. Thì ra, “người trồi lên tụt xuống” trên đó là tấm lá xấp nóc bị gió thổi làm bung một đầu dây lạt buộc, lúc gió thổi mạnh tấm lá bật lên, gió hết thổi tấm lá nằm xuống. Ông Chín già mắt kém trông gà hóa quốc!

 Cuộc sống gia đình tôi ở đây ngày càng túng quẫn! Ba đưa cả nhà vào sống trong ngọn cùng rạch Thâm Rôn có nhiều tôm cá, đất rộng người thưa dể kiếm sống. Ba tôi làm rạch, làm đìa, chất chà bắt cá; có lúc nuôi tằm, trồng rẫy dưa… làm việc gì Ba tôi cũng thạo, gia đình nhờ đó đở thiếu thốn. Vùng này đất đai mầu mở, lúa gạo không thiếu, tôm cá dư thừa, nhưng phần đông dân ở đây rất nghèo vì có tôm cá, lúa gạo không biết bán cho ai, có tiền cũng hiếm có hàng mua. Vải mặc, xà bông, dầu thắp sáng… rất khan hiếm dù cách chợ Châu Đốc không xa. Nhà nào cũng có chấy rận, đi đâu cũng thấy người ăn mặc rách rưới; thậm chí mặc quần áo bằng bố gai, đệm bàng. Khi giở chà, hay tát đìa bắt cá tôi thấy có những người đàn ông cởi truồng tồng ngồng, dù nơi đó có đàn bà con gái cũng mặc!

 Dường như biết trước tình cảnh này, những năm trước bà Ngoại tôi may mùng ngủ bằng vải tám, là loại vải thô bà nhuộm vỏ cây dà rất dày dặn, bền chắc. Bà ngoại đem mùng may quần áo cho con cháu mặc. Có lần Ba tôi đi bán kén tằm mua về một số vải may quần áo cho cả nhà mỗi người một bộ, Má và chị Ba “sang” nhất được may vải sen đầm đen, phần tôi được Má cắt may một bộ quần áo tay ngắn bằng vải sọc ca-rô.

 Đầu năm 1947, Ba tôi đưa gia đình trở về quê nhà tạm trú xóm Bến Lúa trên bờ Bắc kinh Vĩnh Tế. Đây là vùng tranh chấp, hầu hết người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo tản cư ra vùng ven Châu Đốc. Lúc này giặc Pháp vẫn chưa tái lập xong bộ máy cai trị, lực lượng cách mạng làm chủ ban đêm, ban ngày làm chủ những nơi có địa hình thuận lợi.

 Thời kỳ đầu cách mạng, quan điểm đường lối chánh sách của Đảng và Bác Hồ chưa quán triệt đến mọi cá nhân và tổ chức, nên bộc phát những hành vi manh động. Hồi đó, quê tôi có ông Tư Hỷ người cùng xóm gia đình Ngoại tôi, ông theo cách mạng từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám chỉ huy một đơn vị Quốc vệ đội (như Công an vũ trang ngày nay) chừng một trung đội. Người ta gọi ông là “bà cố Hỷ” vì ông rất táo tợn trong hoạt động trừ gian diệt ác, giết người không gớm tay! Người dân xem ông như “hung thần”, có bất hòa họ chưỡi nhau “bà cố Hỷ bắt mày!”.

 Khi gia đình tôi tạm trú xóm Bến Lúa, đêm nọ trời vừa sụp tối nghe mấy loạt súng nổ đầu trong xóm đạn bay vèo vèo, cả nhà nằm dưới đất tránh đạn nghe ngóng không biết chuyện gì. Một chập sau nghe tiếng nhiều người nói chuyện ồn ào kéo tới, thì ra đơn vị Quốc vệ đội của “bà cố Hỷ”. Họ tiếp tục kéo ra xóm Bà Bài, lâu lâu nghe tiếng súng của họ vọng lại, độ một giờ sau thấy ánh lửa cháy rực từ xóm Bà Bài lần vào, thì ra họ đốt nhà dân! Hồi ấy, trên kinh Vĩnh Tế thường có ghe người Chăm ở Châu Phong, tôi nghe người ta gọi Chà Và đi mua bán gạo và đệm bàng, bị ông Tư Hỷ bắt mấy ghe gần 10 người có cả đàn bà và trẻ con, gán họ tội “làm do thám cho Tây”! Họ bị trói, bịt mắt dẫn lên đồng xóm Bến Lúa gần biên giới giết sạch, hàng hóa tịch thu, ghe bị đốt. Đêm sau có ghe chưa chìm trôi lờ đờ theo con nước lớn ròng, lửa cháy bập bùng như hồn ma người chết hiện về kêu khóc oán than! Năm 1949 hay 1950 gì đó tôi nghe nói ông Tư Hỷ làm tướng cướp bị cách mạng trừng trị.

Về ở xóm Bến Lúa gia đình tôi trắng tay, Má tôi làm bánh nấu xôi chở trên chiếc xuồng bằng cây thốt nốt mượn của ai đó bơi đi bán kiếm sống. Ba tôi là người năng nổ, ở đâu Ba cũng tìm cách làm ăn cho vợ con đở vất vả, thiếu thốn. Ba thấy ở đầu trong xóm Bến Lúa có con rạch Xẻo Tre nhiều cá, Ba xin phép giới chức Hòa Hảo và Việt Minh làm rạch, dẫn tôi vào vườn nhà chặt tre làm đăng và vay mượn tiền của bà con mua sắm các thứ khác, khi nước xuống Ba tôi xây rọ bắt cá. Năm ấy Ba tôi trúng mùa cá, bán cá trả hết nợ còn dư một số tiền, gia đình thoát cảnh nghèo túng! Ba tôi giao dàn đăng và nhượng quyền làm rạch béo bở cho ông chú em Ba tôi. Sau này tôi hỏi sao Ba không làm rạch nữa? Ba nói: “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, nghề này giết hại nhiều sanh linh, dù là tôm cá cũng tội lắm con ơi!”                                                                                                       

Gia đình ở xóm Bến Lúa tôi vẫn thường vào nhà Ngoại, thấy cán bộ, bộ đội tới lui hoạt động làm cho tôi rất phấn chấn, cảm thấy ngày nước nhà độc lập không còn xa. Dưới mắt tôi các cô chú, anh chị cán bộ, bộ đội sao mà hùng dũng, thân thương quá, tôi ước ao mình được như vậy. Một buổi trưa mấy chị em tôi  chơi quanh quẩn dưới bóng mát hàng cây trước nhà, bổng nghe tiếng đồng ca: “Mùa Thu rồi ngày hai ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…”. Tôi chạy ra bờ kinh thấy một chiếc ghe trần căng buồm hướng Cây Mít đi ra, trên ghe có mấy anh bộ đội mặc quân phục, đầu đội mũ ca-lô, tay ôm súng vừa ca vừa gỏ nhịp. Đây là lần đầu tôi nghe bài ca Nam Bộ kháng chiến:“Nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng…”. Chiếc ghe từ từ đi ngang nhà, tiếng ca trầm bổng như thúc giục tôi ra đi tham gia kháng chiến.

Công việc chuẩn bị làm rạch đang tiến hành, tôi xin Ba Má cho tôi đi kháng chiến, Ba Má nói: “Con còn nhỏ, ráng một hai năm nữa Ba Má cho con đi”. Tôi năn nĩ: “Ba Má cho con đi bây giờ, mai mốt độc lập còn đi đâu nữa…!”. Thấy tôi quyết chí Ba Má bằng lòng cho tôi đi kháng chiến, tôi mừng vô cùng!

 Sau mấy ngày chuẩn bị, tôi được cậu Mười đưa vào công tác ở Văn phòng Quận ủy Tri Tôn, có cậu Bảy tôi là cán bộ lãnh đạo ở đó. Lúc ấy cuối năm 1947 tôi hơn 11 tuổi. Đến nay, tôi vẫn nhớ những tháng ngày đầu tiên đời mình chập chững dấn thân vào con đường cách mạng. Đêm cậu cháu tôi lên đường trời tối đen như mực, mưa rúc rắc, đom đóm bay lập lòe. Rời nhà ngoại lúc giữa đêm, cậu Mười đi trước tôi theo sát sau lưng theo lộ làng qua Xuân Tô, đến lộ Tịnh Biên cậu Mười khoát tay ra hiệu ngồi xuống, cậu bò ra lộ quan sát không thấy có gì khả nghi, cậu quay lại dẫn tôi băng nhanh qua lộ đi về núi Phú Cường âm thầm như hai bóng ma! Lần đầu tiên xa nhà đi như vậy, tôi thấy tự hào xem mình như người cách mạng thực thụ! Vào núi Phú Cường, cậu cháu tôi được người ta dẫn đi ngủ ở một lán trại sát chân núi. Sáng hôm sau cùng đi có thêm vài người nữa trên hai chiếc xuồng nhỏ, kẻ chống người bơi trên đồng lúa nổi, đi qua cầu sắt Vĩnh Thông đầu lộ Ba Chúc, ra kinh Vĩnh Tế phía trong đồn Lạc Quới vài trăm thước theo kinh Vĩnh Tế vào Vĩnh Gia, xế chiều tới nơi. Cậu cháu tôi được bố trí nghỉ ngơi ở một chòi trại cất bằng cây tràm lợp đưng.

 Ở Vĩnh Gia một ngày đêm, tôi được ăn những bữa cơm đầu tiên của cách mạng, mỗi mâm cơm sáu người, dọn dưới đất, ăn đũa hai đầu, không được húp bằng muổng, ăn xong chén đũa của ai tự xách xuống kinh rữa, ai ăn sau rữa tô dĩa đựng thức ăn. Đó là cách ăn uống theo “đời sống mới”, cụm từ này về sau tôi nghe người ta thường nói tới. Lúc ấy cậu Mười dẫn tôi đi đâu tôi theo đó, không dám hỏi han điều gì. Tôi lấy làm lạ, không hiểu sao cậu cháu tôi đi đến đâu cũng có người sẳn sàng giúp đở nơi ăn chốn ở và đưa rước chu đáo như vậy, sau tôi mới biết đó là đường dây giao liên của quận.

 Ngày hôm sau, cậu Mười dẫn tôi đến Văn phòng Quận ủy Tri Tôn đóng trên bờ kinh Giồng Cát (cầu Cây Me Tri Tôn đi vô kinh Tám Ngàn). Đây là vùng đất hoang sơ phèn nặng, rừng tràm bạt ngàn, ban đêm muỗi như vãi trấu! Các cơ quan của quận đóng dọc hai bờ kinh trong các chòi trại.

Trong cơ quan tôi là người nhỏ tuổi nhất, công việc hàng ngày là quét nhà, nấu nước pha trà cho các chú uống, nấu cơm, kiếm cũi, đi thơ… Tôi thấy cậu Bảy và các chú lãnh đạo quận là những người nghiêm khắc và xa cách! Nhiều lần tôi bơi xuồng đưa các chú đi họp ở tỉnh, từ Giồng Cát theo kinh Tám Ngàn đến kinh Ngay xuống Lình Quỳnh nơi cơ quan tỉnh trú đóng đường xa dằng dặc đi gần suốt đêm, tôi bơi lái chú lãnh đạo bơi mũi, nhiều lúc chỉ một mình tôi bơi. Đêm khuya vắng vẻ, buồn ngủ cũng ráng bơi, lâu lâu ngoái nhìn phía sau xem có “ma” ngồi sau lưng không!

Tháng ngày trôi qua, những gian khó thiếu thốn trong cuộc sống tôi quen dần,  mọi công việc cơ quan giao tôi đều làm tròn.

Năm 1948 tôi được đi học khóa huấn luyện “Cây Đuốc Sống” đào tạo cán bộ thiếu nhi của Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc, anh Phạm Phùng Tu làm Tỉnh đoàn trưởng, đóng gần cầu Lình Quỳnh trên lộ đá kinh Ngay Rạch Giá – Hà Tiên.

Được đi học mở mang trong tôi bao điều mới lạ! Sau khóa học tôi trở thành cán bộ công tác thiếu nhi của tỉnh, thường đến các xã ấp vùng giải phóng vận động tổ chức và hướng dẫn sinh hoạt Đội thiếu nhi cứu quốc.

Năm 1949, Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc tổ chức Đội Thanh niên xung phong do nhạc sĩ Hiếu Nam làm đội trưởng, anh Hoàng Nam làm chánh trị viên, tôi được kết tập vào đội cùng mấy bạn nhỏ khác. Đội hoạt động khắp vùng giải phóng tỉnh Long Châu Hậu với nhiệm vụ tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện nếp sống “đời sống mới”; tổ chức, phát triển Đoàn thanh niên cứu quốc và Đội thiếu nhi cứu quốc; họp xóm ấp tuyên truyền chủ trương, chánh sách của Chánh phủ kháng chiến, biểu diển văn nghệ, tiêm chủng phòng dịch v.v…

Công tác Đội thanh niên xung phong tuy vất vã vì phải di chuyển luôn, ăn ngủ thất thường, nhưng được sống trong dân và biết đây biết đó, nhiều khi được ăn ở sung sướng. Vui nhất là những đêm biểu diển văn nghệ, tuy khả năng ca hát, diển kịch… rất sơ đẳng, vậy mà đêm biểu diển văn nghệ nào cũng thu hút đồng bào tới xem rất đông và luôn được cổ vũ nồng nhiệt!

Cuối năm đó, Tỉnh đoàn thanh niên chọn tôi đi học bổ túc văn hóa ở Trường Tiểu học huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ do anh Bạch Lý - ủy viên thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn, nhân anh được điều về công tác ở Ban cán sự Đoàn thanh niên cứu quốc Khu Tây Nam bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, vùng giải phóng tỉnh Long Châu Hậu sau là tỉnh Long Châu Hà đất rộng người thưa, đời sống đồng bào, cán bộ, chiến sĩ khó khăn thiếu thốn vô cùng, ngay như gạo cũng thiếu ăn, phải ăn cơm lường, ăn độn khoai sắn… Ai được đi công tác hay đi học ở khu xem như một “đặc ân”!

 Năm ấy tôi 13 tuổi, gia đình tôi năm 1948 rời quê nhà vào sinh sống lập nghiệp trong vùng giải phóng xóm Mũi Tàu kinh Tám Ngàn. Trước ngày lên đường tôi được nghỉ phép về thăm nhà, Ba Má biết tôi đi xa lâu ngày chuẩn bị hành trang cho tôi khá tươm tất.

 Ngày lên đường, tôi cùng anh Bạch Lý theo đường giao liên ra Hòn Đất, đến ở trong ngôi nhà ngói xưa nằm chênh vênh trên sườn hòn nhìn ra biển. Chủ ngôi nhà là một ông lão ngoài lục tuần tướng mạo phương phi, không biết ông tu theo đạo gì mà mặc áo choàng trắng, ăn chay trường, cuộc sống gia đình ông rất sung túc, tiếp đãi chúng tôi rất thân tình. Ở nhà ông một ngày đêm được ăn những bữa cơm chay với những món nấu khá cầu kỳ, ăn cơm xong tráng miệng bánh tây, uống cà phê và trà hảo hạng, hút thuốc lá Melia… Tôi không ngờ trong vùng giải phóng đời sống khó khăn, mà có nhà cuộc sống phong lưu đến vậy!

 Hôm sau đoàn chúng tôi gần 10 người lên đường, xuống một chiếc ghe biển giương buồm ra khơi hướng về vàm sông Cái Lớn. Mặc dù thời tiết tốt sóng gió không lớn, ghe vẫn nhảy sóng lắc lư đủ cho những ai lần đầu đi biển như tôi say sóng, ói mửa hết những gì có trong dạ dày! Xế chiều ghe vào vàm sông Cái Lớn, nhìn hai bờ sông vườn dừa nước muôn trùng, thấp thoáng những xóm nhà phía trong khi ẩn khi hiện, đó đây những cụm khói chiều nhẹ bay. Khung cảnh thật yên bình, nên thơ như bức tranh thủy mặc!

Đến trạm giao liên tỉnh Rạch Giá đóng trong nhà dân trên bờ một con rạch, chúng tôi được nghỉ một ngày tiếp tục lên đường, đi bằng xuồng hai chèo. Đi mấy ngày đêm qua mấy trạm giao liên, anh Bạch Lý đưa tôi đến cơ quan Ban cán sự Thanh niên cứu quốc Khu Tây Nam Bộ trú đóng trong nhà dân, nơi ở và làm việc riêng, ăn cơm chung với Văn phòng Khu ủy đóng trong ngôi nhà ngói lớn gần đó. Những bữa cơm ở Văn phòng Khu ủy đối với tôi như những bữa tiệc, bữa ăn nào cũng có 2 - 3 món rất ngon, dọn mâm bàn đàng hoàng, dùng chén bát sành sứ xưa, trước khi ăn trụng trong chảo nước sôi tiệt trùng.

Anh Bạch Lý lo thủ tục đưa tôi nhập học năm học 1949 – 1950. Đây là ngôi trường tiểu học kháng chiến do Huyện ủy Long Mỹ mở cho con em cán bộ học, ăn ở nội trú và mở rộng thu nhận con em đồng bào trong vùng. Các phòng học bố trí trong lẫm (kho) lúa của một gia đình địa chủ, được sửa sang theo qui cách trường học, Phía sau trường là vườn cây măng cụt, sầu riêng xum xuê. Nơi ăn ở của học sinh nội trú cách trường vài trăm mét, xây cất cây lá gần vàm một con rạch nhỏ đổ ra sông Cái Giữa cách thị trấn Long Mỹ không xa bị tiêu thổ kháng chiến từ năm đầu khi giặc Pháp trở lại xăm lược lần thứ hai.

Thời gian học ở đây tôi chứng kiến một sự kiện. Đó là năm 1950 tại thị trấn Long Mỹ Khu 9 tổ chức cuộc lể kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 và chào mừng phái đoàn Chánh phủ Trung ương do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch dẫn đầu vào Nam Bộ công tác. Cuộc lể chuẩn bị nhiều ngày, thị trấn Long Mỹ được dọn dẹp quang đãng, khán đài dựng lên khá đồ sộ tại sân vận động cũ, với những gian hàng triển lãm thành tích kháng chiến của quân dân miền Tây Nam Bộ. Cầu tàu cũ của thị trấn được sửa lại đón ca nô chở phái đoàn Chánh phủ đến. Một số con đường dẫn đến khán đài hành lể được mở ra, cấm cột điện và đèn chiếu sáng, hệ thống truyền thanh giăng mắc ven đường… tạo cho thị trấn bộ mặt mới. Công việc chuẩn bị càng gần đến ngày lể càng khẩn trương. Cuộc lể diển ra trọng thể, có hàng ngàn đồng bào trong vùng tới dự. Lần đầu tiên tôi thấy những thứ như đèn điện, chiếu phim, phòng triển lãm… Và, ấn tượng nhất đối với tôi là thấy bộ đội chủ lực trang bị súng lớn, súng nhỏ đầy đủ, mặc quân phục chánh qui rất oai hùng về bảo vệ cuộc lể rất đông, có nhiều khẩu súng cao xạ phòng không bố trí chung quanh sân lể, nòng súng vươn cao lên trời.

Tôi vào học khoảng một năm, từ lớp nhì lên lớp nhất tiểu học, học chưa hết chương trình Tỉnh đoàn Thanh niên gọi về tỉnh. Mùa nước năm 1951 tôi thuyên chuyển công tác về Ty Thông tin Long Châu Hà, chú Nguyễn Khắc Thận thường gọi Ba Thận, bí danh Chín Hương làm trưởng ty, chú Nguyễn Trọng Hoành, thường gọi Ba Hoành làm phó ty trú đóng kinh Tư xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Tôi được giao nhiệm vụ viết li-tô (viết chử ngược trên đá cẩm thạch), trong bộ phận in li-tô do anh Tám Đào phụ trách thuộc Tiểu ban Văn nghệ. Về sau sát nhập vào nhà in do anh Hai Cai làm quản đốc.

Anh Hai Cai là người trực tính, sống có nghĩa với anh em. Hồi đó chử chì rất hiếm, nhà in mới mua từ Thái Lan về một máy in ty-pô. Có lần sau giờ làm việc buổi chiều, tôi thấy anh đi lòng vòng nơi bộ phận xấp chử, nhặt một số chử rơi dưới đất, anh gọi anh công nhân trẻ vừa tan ca, đưa mấy chử chì nửa đùa nữa thật anh hỏi: “Cái này cái gì. Làm ăn như vậy hả…? 

Năm 1963 anh Hai Cai công tác binh vận huyện Châu Thành, biết tôi công tác huyện Tịnh Biên anh gởi thư cho tôi. Bức thư anh viết dài gần 20 trang giấy pơ-luya xếp đôi, đề ngày bắt đầu viết đến ngày viết xong cách hơn một tháng. Trong thư, anh nhắc những kỷ niệm xưa và những chuyện vui buồn trong cuộc sống, chiến đấu đầy gian khó hiểm nguy ở vùng địch tạm chiếm hàng ngày anh phải đối mặt! Cuối thư, bằng lời lẻ thắm thiết và tràn đầy niềm tin, anh gởi đến tôi lòng nhớ thương và hẹn ngày toàn thắng gặp nhau. Nhưng cay nghiệt thay, ngày ấy không bao giờ đến với anh! Anh hy sinh anh dũng khi bí mật bám vùng ven thị xã Long Xuyên hoạt động bị địch phát hiện vây đánh, anh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng!        

*

Tháng 7 năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đất nước vui như ngày hội! Thế nhưng, sau đó Hiệp định Gèneve về hòa bình Việt Nam được ký kết chia cắt Đất nước hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam có quan hệ với kháng chiến niềm vui hòa bình lập lại chợt đến và tan biến như một giấc mơ, nỗi buồn và sự lo âu trĩu nặng trong lòng trước viễn cảnh phân ly, kẻ chuẩn bị xuống tàu tập kết ra Bắc chưa biết bao giờ gặp lại người thân, người ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu với kẻ thù mới, không ai có thể biết rồi sẽ ra sao?! Các cơ quan, đơn vị bộ đội được Đảng giáo dục chuẩn bị tư tưởng sẳn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức “đi vinh quang, ở lại cũng vinh quang!”.

 Tôi được đi tập kết. Một đêm khuya âm u tôi đi trong đoàn xuồng các cơ quan tỉnh Long Châu Hà rồng rắn xuôi dòng kinh Ngay hướng về Cái Sắn, xuống Thứ Mười Một – khu tập kết tỉnh Long Châu Hà thuộc huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Khi đoàn xuồng vào kinh Sóc Xoài chật hẹp, gặp chiếc ghe khá lớn đi cùng chiều áng giửa dòng kinh đoàn xuồng ùn lại, xuồng đi đầu đề nghị ghe cập vào bờ nhường đường cho đoàn xuồng vượt qua. Một yêu cầu hợp lý nhưng người trên ghe đáp lại bằng thái độ không mấy thân thiện: “Các ông đi tập kết sướng thân, bỏ dân ở lại làm sao sống được với giặc các ông có biết không?” Xuồng tôi đi tốp đầu nghe rõ từng lời trách móc đó, nói vậy rồi họ cũng nhường đường đoàn xuồng vượt qua, chúng tôi không ai đáp trả câu nào hay tức giận vì lời nói đốp chát đó, mà trong lòng cãm thấy như có lỗi với dân…!

Đến khu tập kết Thứ Mười Một, chúng tôi chia nhau trú đóng trong nhà dân, ngày hai buổi học chính trị, sinh hoạt tin tức thời sự, làm việc nhà giúp dân. Chiều tập ca múa, ban đêm giăng câu đặt trúm bắt cá lươn cải thiện bữa ăn. Đồng bào khu tập kết Cà Mau trong đó có Thứ Mười Một đời sống khá sung túc, thương mến giúp đở cán bộ, bộ đội như người thân. Nói chuyện với chúng tôi bà con luôn nhắc đến ngày hết hạn khu tập kết chúng tôi xuống tàu ra Bắc, quân đội “Liên hiệp Pháp” tiếp quản vùng này ai cũng buồn và bồn chồn lo lắng, không biết cuộc sống lành dử sẽ ra sao?! Chúng tôi hiểu rõ tâm trạng bà con, khuyên bà con yên lòng chờ đợi sau hai năm nước nhà thống nhất chúng tôi trở về…! Nhưng, phải đến mười lần hai năm, trãi qua vô vàn hy sinh gian khổ lời hẹn ước đó mới thành sự thật!

Được biết, sau khi quân đội “Liên hiệp Pháp” tiếp quản khu tập kết Cà Mau, tên Lâm Quang Phòng là cán bộ Việt Minh ra thành đầu hàng Pháp làm tỉnh trưởng Rạch Giá, đưa quân đến Thứ Mười Một đàn áp khủng bố đồng bào và người kháng chiến cũ gây nhiều tội ác. Năm 1958 bà Trần Quang Mẫn cơ sở cách mạng nhận nhiệm vụ ám sát tên Lâm Quang Phòng. Bà trà trộn vào nhà bà cô y dự đám giổ, dùng dao chém y bị thương. Bà Mẫn bị địch bắt, chúng tra tấn bà dã man, cầm tù đến cuối năm 1966 mới thả!

 Ở khu tập kết Cà Mau hơn một tháng, tôi và một số người được lệnh ở lại, tôi rất buồn! Chúng tôi dự lớp tập huấn cấp tốc một tuần về nhiệm vụ, phương châm phương thức hoạt động công khai hợp pháp trong lòng chế độ Sài Gòn. Ngày trở về, tôi diện bộ quần áo pi-za-ma màu mở gà, đội nón cối trắng, mang đôi guốc gổ dong nhờ bà con mua giúp, trông tôi như một thư sinh. Tôi quá giang xuồng hai mẹ con người hàng xóm đi bán cá ở chợ Rạch Sỏi, cùng đi với ông cậu ruột cũng đi tập kết như tôi. Đi gần một ngày đến trạm Kiểm soát liên hợp Tắc Cậu (gồm Pháp và Việt Minh), trình giấy giới thiệu cơ quan quản lý khu tập kết, được cấp lại giấy thông hành. Đêm ấy, chúng tôi ngủ vất vưởng tại vựa cá. Sáng sớm, hai mẹ con người bán cá đưa cậu cháu tôi ăn sáng và đưa ra bến xe về Châu Đốc. Rạch Sỏi là một chợ nhỏ, nhưng lần đầu ra thành với tôi cái gì cũng lạ! Khi cậu cháu tôi nói lời từ biệt lên xe, hai mẹ con người bán cá vẫn đứng chờ đến khi xe chuyển bánh, tôi thấy người mẹ lấy khăn lau nước mắt…!

 Hình ảnh hai mẹ con người bán cá ở bến xe Rạch Sỏi và tấm lòng người dân Thứ Mười Một đối với chúng tôi; Cũng như nghĩa tình người dân đối với cách mạng trên mọi nẽo đường kháng chiến tôi đi qua vẫn hằn sâu trong ký ức tôi, là động lực giúp tôi vững vàng trong gian khó và vượt qua mọi nghịch cảnh đi trọn con đường cách mạng đời mình. /-     

                                               Long Xuyên, ngày 31 tháng 8 năm 2021

                                                             Mùa đại dịch Covid-19

                                                                               N.M.Đ

 

 Tác giả gởi cho

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
LÀM THAY ĐỔI SỐ PHẬN ĐỜI TÔI
*

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám

và Quốc khánh 2 tháng 9

Trích hồi ký Chuyện đời tự kể

Nguyễn Minh Đào

Mùa Thu năm 1945 chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình – Hà Nội khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,  Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Những ngày tháng cách mạng sôi sục này làng quê tôi như ngày hội lớn, mọi người hồ hởi đứng lên cướp chánh quyền, xây dựng và bảo vệ chánh quyền cách mạng còn non trẻ. Những cuộc mít tinh, biểu tình sôi nổi của đồng bào các giới diễn ra liên miên. Các hoạt động của Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc như tập quân sự, tập võ, đánh trận giả… rất hào hứng, khuấy động không khí rực lửa cách mạng khắp xóm làng.  Khi ấy, tôi cùng các bạn nhỏ gia nhập Đội thiếu nhi cứu quốc, ngày ngày tụ tập ca hát, tập quân sự, đánh trận giả… Chưa bao giờ bọn nhỏ chúng tôi được vui như thế!    

Những tháng ngày được sống trong độc lập tự do thật ngắn ngủi! Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 tiếng súng kháng chiến quân dân Nam Bộ nổ khắp nơi. Chánh quyền cách mạng ra lệnh mỗi nhà phải có tầm vong vạt nhọn, dây trói, mõ tre sẳn sàng đánh Tây nhảy dù, hay có sự biến gì đánh mõ báo động và khi nghe tiếng mõ phải hưởng ứng đánh theo. Không biết chuyện gì xãy ra, vài ba đêm khắp làng quê tôi tiếng mõ, tiếng trống vang dội giữa đêm khuya kéo dài cả giờ đồng hồ. Vài lần đầu ai cũng sợ, không thấy chuyện gì vẫn phải hưởng ứng để biểu thị tinh thần đoàn kết đánh Tây.

Giặc Pháp sắp đánh tới nơi, gặp lúc nạn đói kém, dịch bệnh kẻ xấu loan truyền những điều nhảm nhí nào là “quỹ vương hiện hình giữa ban ngày”, nào là “sẽ tối trời tối đất bảy ngày đêm”, nào là “sắp đến ngày tận thế”… khiến dân tình xôn xao lo lắng; Nhiều nhà nấu cơm phơi khô, dự trử gạo muối, nước uống… phòng khi có biến!

Tiếng súng đánh nhau ở Châu Đốc vọng về làng quê tôi, người ta tụ năm, tụ ba bàn tán lo âu, không biết những tháng ngày tới tình hình sẽ ra sao! Rồi, gót giày quân xâm lược giẩm tới Núi Sam, Nhà Bàn và khắp vùng Bảy Núi… Chúng đi đến đâu cướp bóc, bắn giết, đốt phá, hãm hiếp phụ nữ… gây tội ác kinh hoàng đến đó! Lực lượng vũ trang cách mạng còn non yếu không đủ sức ngăn bước tiến của giặc, rút về vùng rừng núi bảo toàn lực lượng. Sau đó bí mật trở lại đánh du kích, võ trang tuyên truyền, gầy dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân...

Một buổi chiều, nghe Ba Má và chị Hai tôi nói chuyện nhỏ to với nhau, được tin cậu Sáu tôi – ông Đặng Hữu Hào, bí danh Nhậm vừa hy sinh ở Núi Sam, khi giặc Pháp ở Châu Đốc bất ngờ vào càn quét. Cậu được người cận vệ chống xuồng chạy ra đồng lúa đang mùa nước nổi, địch phát hiện bắn theo cậu trúng đạn hy sinh! Sau này theo lời kể của người hoạt động cách mạng cùng thời cậu Sáu tôi cho biết, cậu hy sinh ngày 19 tháng 7 năm 1946 đang là Phó bí thư Quận ủy Châu Phú giữa tuổi 31 (sinh năm 1915). Hồi tôi còn nhỏ ít khi gặp cậu nhà ngoại, nhưng vẫn nhớ cậu dáng người trung trung, da hơi sậm, khá đẹp trai, ít nói… Không biết cậu học ở đâu mà viết và nói thành thạo tiếng Khmer, biết cả tiếng Pháp. Cậu Sáu tôi làm cách mạng thuộc lớp người “tiền khởi nghĩa”, sống độc thân. Cậu là người con đầu tiên của ngoại tôi ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc!

Khi ấy giặc Pháp chỉ chiếm đóng các thị xã, thị trấn và những con đường giao thông huyết mạch. Đại bộ phận nông thôn, rừng núi quân ta vẫn làm chủ, hoặc ở trong thế “cày răng lược” với địch. Ở các làng Nhơn Hưng, Thới Sơn, Xuân Tô quận Tịnh Biên có bộ đội anh Trần Thắng đứng chân hoạt động, đánh trả một số trận càn quét của địch giành thắng lợi làm cho kẻ thù khiếp sợ, đồng bào vui mừng hả dạ! Nhất là trận phục kích chặn đánh trên đường đi càn quét về của tên cò Lửa, đội Xường ở đồn Nhà Bàn tại chòm mả đường Nhà Bàn đi Cây Mít diệt một số tên trong đó có tên đội Xường, thu một số súng, tên Cò Lửa chạy thụt mạng về Nhà Bàn. Bọn giặc ở Châu Đốc huy động tiểu đoàn lính Lê Dương vào truy kích bộ đội ta, chúng đốt phá chà xát mấy ngày không làm gì được quân ta.

Làng quê tôi ngập chìm trong khói lửa, đồng bào tản cư lánh nạn khắp nơi. Gia đình tôi tản cư vào chợ quận Tịnh Biên, dù biết ở đây không lâu, Ba Má vẫn cho tôi đi học Trường Tiểu học quận, tôi vào học lớp nhì được vài tháng rồi nghỉ học theo gia đình trở lại quê nhà.

Cuộc sống gia đình tôi rất túng quẫn! Mùa nước năm ấy Ba tôi hàng ngày chống xuồng lên đồng trên, hướng giồng Bà Ca đất Campuchia đặt lờ bắt cá sặt bán sống qua ngày! Mỗi sáng tinh mơ Ba xuống xuồng ra đi đến tối mịt mới về, nghe tiếng xuồng khua dưới bến, Má và chị em tôi xuống mừng Ba, tiếp Ba bắt cá và dọn dẹp đồ đạc. Hôm nọ, sau khi Ba đi khoảng 7 – 8 giờ sáng nghe tiếng súng nổ rộ trên đồng hướng Ba đi, cả nhà và cô bác trong xóm biết có chuyện chẳng lành rất lo lắng, nhìn lên đồng trông ngóng…! Tiếng súng dứt đã lâu không thấy Ba về, ai cũng đoán Ba bị Tây bắn chết hay bị bắt. Má tôi nhờ bà con chống xuồng đi tìm. Thời gian nặng nề trôi qua, cả nhà đứng ngồi không yên! Chị em tôi khóc, Má cũng khóc! Đến tối bà con tìm Ba mới về, chở chiếc xuồng của Ba bị Tây bắn bể, nhưng tìm không thấy Ba đâu, hy vọng Ba còn sống bị Tây bắt. Má tôi vào Tịnh Biên gặp ông Bảy Lễ là thương gia bạn của Ba có quen biết quan chức ở Cao Miên nhờ ông lên đó dọ tin, được biết Ba bị Tây bắt. Má tôi vay mượn tiền làm chi phí nhờ ông Bảy Lễ lo lãnh Ba tôi về.

Giặc Pháp ra sức càn quét đánh phá vẫn không bình định được quê tôi, làng xóm xơ xác tiêu điều vườn không nhà trống! Gia đình tôi tản cư về ở rạch Thâm Rôn làng Hòa Lạc, huyện Phú Tân ngày nay cùng với gia đình ngoại. Riêng chị Hai Nguyễn Thị Phò, bí danh Nguyễn Thị Hồng Phương là cán bộ cách mạng ở lại quê nhà hoạt động. Giặc giã, loạn lạc thương các em tôi còn thơ ấu phải chịu cực khổ chạy giặc ngược xuôi giải nắng dầm sương! Thương Ba Má vất vã vì con!

Ở Hòa Lạc, gia đình tôi lúc đầu trú tạm chuồng bò cũ nhà ông Mười bà con với Ngoại. Cảnh tản cư ăn nhờ ở đậu xứ người cực khổ trăm bề! Ba Má tôi xin tre của bà con và mua thêm cây lá cất căn nhà nhỏ trên bờ sông Hậu gần vàm rạch Thâm Rôn về phía Châu Đốc. Gia đình tôi sống chen chút trong căn nhà đó trong cảnh nghèo túng! Ba tôi làm đủ nghề kiếm sống, có lúc nấu rượu lậu, làm hàng heo… Ba là người tháo vát giỏi giang, nhờ đó mà gia đình đủ sống qua ngày!

Về ở Hòa Lạc, ngay từ những ngày đầu Ba Má đưa chị em tôi đến trường học. Đó là ngôi trường làng duy nhất có hai phòng học, sàn cao, bằng gỗ, lợp ngói xi măn do ông giáo già tên Vệ dạy. Ông là người hiền từ, nhưng có bệnh nghiện rượu nên thường dạy học bê trễ. Chị em tôi học không bao lâu cũng nghỉ! Đây là ngôi trường học phổ thông cuối cùng tôi học trước khi thoát ly gia đình tham gia kháng chiến vẫn chưa hết bậc tiểu học!                                                              

Đầu năm 1947 làng Hòa Lạc mắc dịch bệnh đậu mùa đã có một số người chết, gia đình tôi không thoát khỏi dịch bệnh quái ác đó! Người đầu tiên nhiểm bệnh là chị Ba tôi, sau đó lần lượt hết người này đến người khác đều bị bệnh, nặng nhẹ khác nhau. Ba tôi rước ông thầy thuốc Bắc ở làng Khánh Hòa chữa trị đều khỏi cả. Điều kỳ lạ là chị Hai tôi đang hoạt động cách mạng ở quê nhà cũng bị nhiễm bệnh cùng thời điểm với gia đình, cậu Hai tôi chở chị bằng xuồng ra rạch Thâm Rôn cho Ba Má tôi lo chữa trị. Khi ông thầy thuốc khám bệnh cho chị, ông nói với Ba Má tôi những gì tôi không biết, nhìn nét mặt lo âu của Ba Má, tôi thấy Má khóc lén biết bệnh chị rất nặng! Tôi vào buồng thăm chị, thấy chị nằm trên những tấm lá chuối tươi khắp cơ thể một màu thâm đen! Vài hôm sau chị Hai tôi vĩnh biệt cõi đời ở tuổi 18!

Chị Hai tôi mất là một nỗi đau thương mất mát lớn đối với gia đình tôi! Chôn cất chị xong, Ba tôi dỡ bỏ căn nhà cũ, dời về cất lại phía trên đó vài chục thước. Những tháng ngày đó gia đình tôi sống dằn vặt trong đau buồn! Ba tôi chiều chiều lấy rượu giải sầu, khi uống say ngủ vùi, thỉnh thoãng nghe Ba trở mình kêu trời gọi tên chị Hai tôi. Lúc này Ba tôi thường đi làm ăn vắng nhà, chị em tôi quay quần bên Má, nhiều lúc thấy Má ngồi thẫn thờ nhìn đăm đăm khoảng không nào đó nước mắt lưng tròng!

 Đêm nọ đang ngủ nghe chị Ba khóc nói với Má, chị chiêm bao thấy chị Hai tóc để xõa, mặc quần áo trắng đứng trên đầu nằm nói với chị: “Thương ơi! Em hãy nối gót theo chị…”. Nghe chị Ba nói chị em tôi khóc, Má cũng khóc! Đêm nọ chị em tôi đã vào chổ ngủ, Ba đi vắng, má còn nằm võng ru em Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị) ngủ, bên ngoài trời tối mịt mùng, gió thổi ào ào, sắm chớp liên hồi báo hiệu trời sắp đổ mưa. Bổng nghe ông Chín Gia ở gần nhà gọi má tôi: “Ba ơi! Bây coi có ai ngồi trên nóc nhà bây trồi lên thụt xuống kìa!”. Nghe ông Chín nói chị em tôi sợ phát khiếp, nằm ôm nhau nhìn lên nóc nhà sợ có ai từ trên đó tụt xuống, thầm van vái chị Hai: “Chị sống khôn thác thiêng đừng hiện về nhác chúng em sợ lắm!”. Má đặt em Nhị nằm xuống võng bước ra ngoài nhìn lên nóc nhà. Thì ra, “người trồi lên tụt xuống” trên đó là tấm lá xấp nóc bị gió thổi làm bung một đầu dây lạt buộc, lúc gió thổi mạnh tấm lá bật lên, gió hết thổi tấm lá nằm xuống. Ông Chín già mắt kém trông gà hóa quốc!

 Cuộc sống gia đình tôi ở đây ngày càng túng quẫn! Ba đưa cả nhà vào sống trong ngọn cùng rạch Thâm Rôn có nhiều tôm cá, đất rộng người thưa dể kiếm sống. Ba tôi làm rạch, làm đìa, chất chà bắt cá; có lúc nuôi tằm, trồng rẫy dưa… làm việc gì Ba tôi cũng thạo, gia đình nhờ đó đở thiếu thốn. Vùng này đất đai mầu mở, lúa gạo không thiếu, tôm cá dư thừa, nhưng phần đông dân ở đây rất nghèo vì có tôm cá, lúa gạo không biết bán cho ai, có tiền cũng hiếm có hàng mua. Vải mặc, xà bông, dầu thắp sáng… rất khan hiếm dù cách chợ Châu Đốc không xa. Nhà nào cũng có chấy rận, đi đâu cũng thấy người ăn mặc rách rưới; thậm chí mặc quần áo bằng bố gai, đệm bàng. Khi giở chà, hay tát đìa bắt cá tôi thấy có những người đàn ông cởi truồng tồng ngồng, dù nơi đó có đàn bà con gái cũng mặc!

 Dường như biết trước tình cảnh này, những năm trước bà Ngoại tôi may mùng ngủ bằng vải tám, là loại vải thô bà nhuộm vỏ cây dà rất dày dặn, bền chắc. Bà ngoại đem mùng may quần áo cho con cháu mặc. Có lần Ba tôi đi bán kén tằm mua về một số vải may quần áo cho cả nhà mỗi người một bộ, Má và chị Ba “sang” nhất được may vải sen đầm đen, phần tôi được Má cắt may một bộ quần áo tay ngắn bằng vải sọc ca-rô.

 Đầu năm 1947, Ba tôi đưa gia đình trở về quê nhà tạm trú xóm Bến Lúa trên bờ Bắc kinh Vĩnh Tế. Đây là vùng tranh chấp, hầu hết người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo tản cư ra vùng ven Châu Đốc. Lúc này giặc Pháp vẫn chưa tái lập xong bộ máy cai trị, lực lượng cách mạng làm chủ ban đêm, ban ngày làm chủ những nơi có địa hình thuận lợi.

 Thời kỳ đầu cách mạng, quan điểm đường lối chánh sách của Đảng và Bác Hồ chưa quán triệt đến mọi cá nhân và tổ chức, nên bộc phát những hành vi manh động. Hồi đó, quê tôi có ông Tư Hỷ người cùng xóm gia đình Ngoại tôi, ông theo cách mạng từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám chỉ huy một đơn vị Quốc vệ đội (như Công an vũ trang ngày nay) chừng một trung đội. Người ta gọi ông là “bà cố Hỷ” vì ông rất táo tợn trong hoạt động trừ gian diệt ác, giết người không gớm tay! Người dân xem ông như “hung thần”, có bất hòa họ chưỡi nhau “bà cố Hỷ bắt mày!”.

 Khi gia đình tôi tạm trú xóm Bến Lúa, đêm nọ trời vừa sụp tối nghe mấy loạt súng nổ đầu trong xóm đạn bay vèo vèo, cả nhà nằm dưới đất tránh đạn nghe ngóng không biết chuyện gì. Một chập sau nghe tiếng nhiều người nói chuyện ồn ào kéo tới, thì ra đơn vị Quốc vệ đội của “bà cố Hỷ”. Họ tiếp tục kéo ra xóm Bà Bài, lâu lâu nghe tiếng súng của họ vọng lại, độ một giờ sau thấy ánh lửa cháy rực từ xóm Bà Bài lần vào, thì ra họ đốt nhà dân! Hồi ấy, trên kinh Vĩnh Tế thường có ghe người Chăm ở Châu Phong, tôi nghe người ta gọi Chà Và đi mua bán gạo và đệm bàng, bị ông Tư Hỷ bắt mấy ghe gần 10 người có cả đàn bà và trẻ con, gán họ tội “làm do thám cho Tây”! Họ bị trói, bịt mắt dẫn lên đồng xóm Bến Lúa gần biên giới giết sạch, hàng hóa tịch thu, ghe bị đốt. Đêm sau có ghe chưa chìm trôi lờ đờ theo con nước lớn ròng, lửa cháy bập bùng như hồn ma người chết hiện về kêu khóc oán than! Năm 1949 hay 1950 gì đó tôi nghe nói ông Tư Hỷ làm tướng cướp bị cách mạng trừng trị.

Về ở xóm Bến Lúa gia đình tôi trắng tay, Má tôi làm bánh nấu xôi chở trên chiếc xuồng bằng cây thốt nốt mượn của ai đó bơi đi bán kiếm sống. Ba tôi là người năng nổ, ở đâu Ba cũng tìm cách làm ăn cho vợ con đở vất vả, thiếu thốn. Ba thấy ở đầu trong xóm Bến Lúa có con rạch Xẻo Tre nhiều cá, Ba xin phép giới chức Hòa Hảo và Việt Minh làm rạch, dẫn tôi vào vườn nhà chặt tre làm đăng và vay mượn tiền của bà con mua sắm các thứ khác, khi nước xuống Ba tôi xây rọ bắt cá. Năm ấy Ba tôi trúng mùa cá, bán cá trả hết nợ còn dư một số tiền, gia đình thoát cảnh nghèo túng! Ba tôi giao dàn đăng và nhượng quyền làm rạch béo bở cho ông chú em Ba tôi. Sau này tôi hỏi sao Ba không làm rạch nữa? Ba nói: “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, nghề này giết hại nhiều sanh linh, dù là tôm cá cũng tội lắm con ơi!”                                                                                                       

Gia đình ở xóm Bến Lúa tôi vẫn thường vào nhà Ngoại, thấy cán bộ, bộ đội tới lui hoạt động làm cho tôi rất phấn chấn, cảm thấy ngày nước nhà độc lập không còn xa. Dưới mắt tôi các cô chú, anh chị cán bộ, bộ đội sao mà hùng dũng, thân thương quá, tôi ước ao mình được như vậy. Một buổi trưa mấy chị em tôi  chơi quanh quẩn dưới bóng mát hàng cây trước nhà, bổng nghe tiếng đồng ca: “Mùa Thu rồi ngày hai ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…”. Tôi chạy ra bờ kinh thấy một chiếc ghe trần căng buồm hướng Cây Mít đi ra, trên ghe có mấy anh bộ đội mặc quân phục, đầu đội mũ ca-lô, tay ôm súng vừa ca vừa gỏ nhịp. Đây là lần đầu tôi nghe bài ca Nam Bộ kháng chiến:“Nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng…”. Chiếc ghe từ từ đi ngang nhà, tiếng ca trầm bổng như thúc giục tôi ra đi tham gia kháng chiến.

Công việc chuẩn bị làm rạch đang tiến hành, tôi xin Ba Má cho tôi đi kháng chiến, Ba Má nói: “Con còn nhỏ, ráng một hai năm nữa Ba Má cho con đi”. Tôi năn nĩ: “Ba Má cho con đi bây giờ, mai mốt độc lập còn đi đâu nữa…!”. Thấy tôi quyết chí Ba Má bằng lòng cho tôi đi kháng chiến, tôi mừng vô cùng!

 Sau mấy ngày chuẩn bị, tôi được cậu Mười đưa vào công tác ở Văn phòng Quận ủy Tri Tôn, có cậu Bảy tôi là cán bộ lãnh đạo ở đó. Lúc ấy cuối năm 1947 tôi hơn 11 tuổi. Đến nay, tôi vẫn nhớ những tháng ngày đầu tiên đời mình chập chững dấn thân vào con đường cách mạng. Đêm cậu cháu tôi lên đường trời tối đen như mực, mưa rúc rắc, đom đóm bay lập lòe. Rời nhà ngoại lúc giữa đêm, cậu Mười đi trước tôi theo sát sau lưng theo lộ làng qua Xuân Tô, đến lộ Tịnh Biên cậu Mười khoát tay ra hiệu ngồi xuống, cậu bò ra lộ quan sát không thấy có gì khả nghi, cậu quay lại dẫn tôi băng nhanh qua lộ đi về núi Phú Cường âm thầm như hai bóng ma! Lần đầu tiên xa nhà đi như vậy, tôi thấy tự hào xem mình như người cách mạng thực thụ! Vào núi Phú Cường, cậu cháu tôi được người ta dẫn đi ngủ ở một lán trại sát chân núi. Sáng hôm sau cùng đi có thêm vài người nữa trên hai chiếc xuồng nhỏ, kẻ chống người bơi trên đồng lúa nổi, đi qua cầu sắt Vĩnh Thông đầu lộ Ba Chúc, ra kinh Vĩnh Tế phía trong đồn Lạc Quới vài trăm thước theo kinh Vĩnh Tế vào Vĩnh Gia, xế chiều tới nơi. Cậu cháu tôi được bố trí nghỉ ngơi ở một chòi trại cất bằng cây tràm lợp đưng.

 Ở Vĩnh Gia một ngày đêm, tôi được ăn những bữa cơm đầu tiên của cách mạng, mỗi mâm cơm sáu người, dọn dưới đất, ăn đũa hai đầu, không được húp bằng muổng, ăn xong chén đũa của ai tự xách xuống kinh rữa, ai ăn sau rữa tô dĩa đựng thức ăn. Đó là cách ăn uống theo “đời sống mới”, cụm từ này về sau tôi nghe người ta thường nói tới. Lúc ấy cậu Mười dẫn tôi đi đâu tôi theo đó, không dám hỏi han điều gì. Tôi lấy làm lạ, không hiểu sao cậu cháu tôi đi đến đâu cũng có người sẳn sàng giúp đở nơi ăn chốn ở và đưa rước chu đáo như vậy, sau tôi mới biết đó là đường dây giao liên của quận.

 Ngày hôm sau, cậu Mười dẫn tôi đến Văn phòng Quận ủy Tri Tôn đóng trên bờ kinh Giồng Cát (cầu Cây Me Tri Tôn đi vô kinh Tám Ngàn). Đây là vùng đất hoang sơ phèn nặng, rừng tràm bạt ngàn, ban đêm muỗi như vãi trấu! Các cơ quan của quận đóng dọc hai bờ kinh trong các chòi trại.

Trong cơ quan tôi là người nhỏ tuổi nhất, công việc hàng ngày là quét nhà, nấu nước pha trà cho các chú uống, nấu cơm, kiếm cũi, đi thơ… Tôi thấy cậu Bảy và các chú lãnh đạo quận là những người nghiêm khắc và xa cách! Nhiều lần tôi bơi xuồng đưa các chú đi họp ở tỉnh, từ Giồng Cát theo kinh Tám Ngàn đến kinh Ngay xuống Lình Quỳnh nơi cơ quan tỉnh trú đóng đường xa dằng dặc đi gần suốt đêm, tôi bơi lái chú lãnh đạo bơi mũi, nhiều lúc chỉ một mình tôi bơi. Đêm khuya vắng vẻ, buồn ngủ cũng ráng bơi, lâu lâu ngoái nhìn phía sau xem có “ma” ngồi sau lưng không!

Tháng ngày trôi qua, những gian khó thiếu thốn trong cuộc sống tôi quen dần,  mọi công việc cơ quan giao tôi đều làm tròn.

Năm 1948 tôi được đi học khóa huấn luyện “Cây Đuốc Sống” đào tạo cán bộ thiếu nhi của Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc, anh Phạm Phùng Tu làm Tỉnh đoàn trưởng, đóng gần cầu Lình Quỳnh trên lộ đá kinh Ngay Rạch Giá – Hà Tiên.

Được đi học mở mang trong tôi bao điều mới lạ! Sau khóa học tôi trở thành cán bộ công tác thiếu nhi của tỉnh, thường đến các xã ấp vùng giải phóng vận động tổ chức và hướng dẫn sinh hoạt Đội thiếu nhi cứu quốc.

Năm 1949, Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc tổ chức Đội Thanh niên xung phong do nhạc sĩ Hiếu Nam làm đội trưởng, anh Hoàng Nam làm chánh trị viên, tôi được kết tập vào đội cùng mấy bạn nhỏ khác. Đội hoạt động khắp vùng giải phóng tỉnh Long Châu Hậu với nhiệm vụ tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện nếp sống “đời sống mới”; tổ chức, phát triển Đoàn thanh niên cứu quốc và Đội thiếu nhi cứu quốc; họp xóm ấp tuyên truyền chủ trương, chánh sách của Chánh phủ kháng chiến, biểu diển văn nghệ, tiêm chủng phòng dịch v.v…

Công tác Đội thanh niên xung phong tuy vất vã vì phải di chuyển luôn, ăn ngủ thất thường, nhưng được sống trong dân và biết đây biết đó, nhiều khi được ăn ở sung sướng. Vui nhất là những đêm biểu diển văn nghệ, tuy khả năng ca hát, diển kịch… rất sơ đẳng, vậy mà đêm biểu diển văn nghệ nào cũng thu hút đồng bào tới xem rất đông và luôn được cổ vũ nồng nhiệt!

Cuối năm đó, Tỉnh đoàn thanh niên chọn tôi đi học bổ túc văn hóa ở Trường Tiểu học huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ do anh Bạch Lý - ủy viên thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn, nhân anh được điều về công tác ở Ban cán sự Đoàn thanh niên cứu quốc Khu Tây Nam bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, vùng giải phóng tỉnh Long Châu Hậu sau là tỉnh Long Châu Hà đất rộng người thưa, đời sống đồng bào, cán bộ, chiến sĩ khó khăn thiếu thốn vô cùng, ngay như gạo cũng thiếu ăn, phải ăn cơm lường, ăn độn khoai sắn… Ai được đi công tác hay đi học ở khu xem như một “đặc ân”!

 Năm ấy tôi 13 tuổi, gia đình tôi năm 1948 rời quê nhà vào sinh sống lập nghiệp trong vùng giải phóng xóm Mũi Tàu kinh Tám Ngàn. Trước ngày lên đường tôi được nghỉ phép về thăm nhà, Ba Má biết tôi đi xa lâu ngày chuẩn bị hành trang cho tôi khá tươm tất.

 Ngày lên đường, tôi cùng anh Bạch Lý theo đường giao liên ra Hòn Đất, đến ở trong ngôi nhà ngói xưa nằm chênh vênh trên sườn hòn nhìn ra biển. Chủ ngôi nhà là một ông lão ngoài lục tuần tướng mạo phương phi, không biết ông tu theo đạo gì mà mặc áo choàng trắng, ăn chay trường, cuộc sống gia đình ông rất sung túc, tiếp đãi chúng tôi rất thân tình. Ở nhà ông một ngày đêm được ăn những bữa cơm chay với những món nấu khá cầu kỳ, ăn cơm xong tráng miệng bánh tây, uống cà phê và trà hảo hạng, hút thuốc lá Melia… Tôi không ngờ trong vùng giải phóng đời sống khó khăn, mà có nhà cuộc sống phong lưu đến vậy!

 Hôm sau đoàn chúng tôi gần 10 người lên đường, xuống một chiếc ghe biển giương buồm ra khơi hướng về vàm sông Cái Lớn. Mặc dù thời tiết tốt sóng gió không lớn, ghe vẫn nhảy sóng lắc lư đủ cho những ai lần đầu đi biển như tôi say sóng, ói mửa hết những gì có trong dạ dày! Xế chiều ghe vào vàm sông Cái Lớn, nhìn hai bờ sông vườn dừa nước muôn trùng, thấp thoáng những xóm nhà phía trong khi ẩn khi hiện, đó đây những cụm khói chiều nhẹ bay. Khung cảnh thật yên bình, nên thơ như bức tranh thủy mặc!

Đến trạm giao liên tỉnh Rạch Giá đóng trong nhà dân trên bờ một con rạch, chúng tôi được nghỉ một ngày tiếp tục lên đường, đi bằng xuồng hai chèo. Đi mấy ngày đêm qua mấy trạm giao liên, anh Bạch Lý đưa tôi đến cơ quan Ban cán sự Thanh niên cứu quốc Khu Tây Nam Bộ trú đóng trong nhà dân, nơi ở và làm việc riêng, ăn cơm chung với Văn phòng Khu ủy đóng trong ngôi nhà ngói lớn gần đó. Những bữa cơm ở Văn phòng Khu ủy đối với tôi như những bữa tiệc, bữa ăn nào cũng có 2 - 3 món rất ngon, dọn mâm bàn đàng hoàng, dùng chén bát sành sứ xưa, trước khi ăn trụng trong chảo nước sôi tiệt trùng.

Anh Bạch Lý lo thủ tục đưa tôi nhập học năm học 1949 – 1950. Đây là ngôi trường tiểu học kháng chiến do Huyện ủy Long Mỹ mở cho con em cán bộ học, ăn ở nội trú và mở rộng thu nhận con em đồng bào trong vùng. Các phòng học bố trí trong lẫm (kho) lúa của một gia đình địa chủ, được sửa sang theo qui cách trường học, Phía sau trường là vườn cây măng cụt, sầu riêng xum xuê. Nơi ăn ở của học sinh nội trú cách trường vài trăm mét, xây cất cây lá gần vàm một con rạch nhỏ đổ ra sông Cái Giữa cách thị trấn Long Mỹ không xa bị tiêu thổ kháng chiến từ năm đầu khi giặc Pháp trở lại xăm lược lần thứ hai.

Thời gian học ở đây tôi chứng kiến một sự kiện. Đó là năm 1950 tại thị trấn Long Mỹ Khu 9 tổ chức cuộc lể kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 và chào mừng phái đoàn Chánh phủ Trung ương do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch dẫn đầu vào Nam Bộ công tác. Cuộc lể chuẩn bị nhiều ngày, thị trấn Long Mỹ được dọn dẹp quang đãng, khán đài dựng lên khá đồ sộ tại sân vận động cũ, với những gian hàng triển lãm thành tích kháng chiến của quân dân miền Tây Nam Bộ. Cầu tàu cũ của thị trấn được sửa lại đón ca nô chở phái đoàn Chánh phủ đến. Một số con đường dẫn đến khán đài hành lể được mở ra, cấm cột điện và đèn chiếu sáng, hệ thống truyền thanh giăng mắc ven đường… tạo cho thị trấn bộ mặt mới. Công việc chuẩn bị càng gần đến ngày lể càng khẩn trương. Cuộc lể diển ra trọng thể, có hàng ngàn đồng bào trong vùng tới dự. Lần đầu tiên tôi thấy những thứ như đèn điện, chiếu phim, phòng triển lãm… Và, ấn tượng nhất đối với tôi là thấy bộ đội chủ lực trang bị súng lớn, súng nhỏ đầy đủ, mặc quân phục chánh qui rất oai hùng về bảo vệ cuộc lể rất đông, có nhiều khẩu súng cao xạ phòng không bố trí chung quanh sân lể, nòng súng vươn cao lên trời.

Tôi vào học khoảng một năm, từ lớp nhì lên lớp nhất tiểu học, học chưa hết chương trình Tỉnh đoàn Thanh niên gọi về tỉnh. Mùa nước năm 1951 tôi thuyên chuyển công tác về Ty Thông tin Long Châu Hà, chú Nguyễn Khắc Thận thường gọi Ba Thận, bí danh Chín Hương làm trưởng ty, chú Nguyễn Trọng Hoành, thường gọi Ba Hoành làm phó ty trú đóng kinh Tư xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Tôi được giao nhiệm vụ viết li-tô (viết chử ngược trên đá cẩm thạch), trong bộ phận in li-tô do anh Tám Đào phụ trách thuộc Tiểu ban Văn nghệ. Về sau sát nhập vào nhà in do anh Hai Cai làm quản đốc.

Anh Hai Cai là người trực tính, sống có nghĩa với anh em. Hồi đó chử chì rất hiếm, nhà in mới mua từ Thái Lan về một máy in ty-pô. Có lần sau giờ làm việc buổi chiều, tôi thấy anh đi lòng vòng nơi bộ phận xấp chử, nhặt một số chử rơi dưới đất, anh gọi anh công nhân trẻ vừa tan ca, đưa mấy chử chì nửa đùa nữa thật anh hỏi: “Cái này cái gì. Làm ăn như vậy hả…? 

Năm 1963 anh Hai Cai công tác binh vận huyện Châu Thành, biết tôi công tác huyện Tịnh Biên anh gởi thư cho tôi. Bức thư anh viết dài gần 20 trang giấy pơ-luya xếp đôi, đề ngày bắt đầu viết đến ngày viết xong cách hơn một tháng. Trong thư, anh nhắc những kỷ niệm xưa và những chuyện vui buồn trong cuộc sống, chiến đấu đầy gian khó hiểm nguy ở vùng địch tạm chiếm hàng ngày anh phải đối mặt! Cuối thư, bằng lời lẻ thắm thiết và tràn đầy niềm tin, anh gởi đến tôi lòng nhớ thương và hẹn ngày toàn thắng gặp nhau. Nhưng cay nghiệt thay, ngày ấy không bao giờ đến với anh! Anh hy sinh anh dũng khi bí mật bám vùng ven thị xã Long Xuyên hoạt động bị địch phát hiện vây đánh, anh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng!        

*

Tháng 7 năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đất nước vui như ngày hội! Thế nhưng, sau đó Hiệp định Gèneve về hòa bình Việt Nam được ký kết chia cắt Đất nước hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam có quan hệ với kháng chiến niềm vui hòa bình lập lại chợt đến và tan biến như một giấc mơ, nỗi buồn và sự lo âu trĩu nặng trong lòng trước viễn cảnh phân ly, kẻ chuẩn bị xuống tàu tập kết ra Bắc chưa biết bao giờ gặp lại người thân, người ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu với kẻ thù mới, không ai có thể biết rồi sẽ ra sao?! Các cơ quan, đơn vị bộ đội được Đảng giáo dục chuẩn bị tư tưởng sẳn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức “đi vinh quang, ở lại cũng vinh quang!”.

 Tôi được đi tập kết. Một đêm khuya âm u tôi đi trong đoàn xuồng các cơ quan tỉnh Long Châu Hà rồng rắn xuôi dòng kinh Ngay hướng về Cái Sắn, xuống Thứ Mười Một – khu tập kết tỉnh Long Châu Hà thuộc huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Khi đoàn xuồng vào kinh Sóc Xoài chật hẹp, gặp chiếc ghe khá lớn đi cùng chiều áng giửa dòng kinh đoàn xuồng ùn lại, xuồng đi đầu đề nghị ghe cập vào bờ nhường đường cho đoàn xuồng vượt qua. Một yêu cầu hợp lý nhưng người trên ghe đáp lại bằng thái độ không mấy thân thiện: “Các ông đi tập kết sướng thân, bỏ dân ở lại làm sao sống được với giặc các ông có biết không?” Xuồng tôi đi tốp đầu nghe rõ từng lời trách móc đó, nói vậy rồi họ cũng nhường đường đoàn xuồng vượt qua, chúng tôi không ai đáp trả câu nào hay tức giận vì lời nói đốp chát đó, mà trong lòng cãm thấy như có lỗi với dân…!

Đến khu tập kết Thứ Mười Một, chúng tôi chia nhau trú đóng trong nhà dân, ngày hai buổi học chính trị, sinh hoạt tin tức thời sự, làm việc nhà giúp dân. Chiều tập ca múa, ban đêm giăng câu đặt trúm bắt cá lươn cải thiện bữa ăn. Đồng bào khu tập kết Cà Mau trong đó có Thứ Mười Một đời sống khá sung túc, thương mến giúp đở cán bộ, bộ đội như người thân. Nói chuyện với chúng tôi bà con luôn nhắc đến ngày hết hạn khu tập kết chúng tôi xuống tàu ra Bắc, quân đội “Liên hiệp Pháp” tiếp quản vùng này ai cũng buồn và bồn chồn lo lắng, không biết cuộc sống lành dử sẽ ra sao?! Chúng tôi hiểu rõ tâm trạng bà con, khuyên bà con yên lòng chờ đợi sau hai năm nước nhà thống nhất chúng tôi trở về…! Nhưng, phải đến mười lần hai năm, trãi qua vô vàn hy sinh gian khổ lời hẹn ước đó mới thành sự thật!

Được biết, sau khi quân đội “Liên hiệp Pháp” tiếp quản khu tập kết Cà Mau, tên Lâm Quang Phòng là cán bộ Việt Minh ra thành đầu hàng Pháp làm tỉnh trưởng Rạch Giá, đưa quân đến Thứ Mười Một đàn áp khủng bố đồng bào và người kháng chiến cũ gây nhiều tội ác. Năm 1958 bà Trần Quang Mẫn cơ sở cách mạng nhận nhiệm vụ ám sát tên Lâm Quang Phòng. Bà trà trộn vào nhà bà cô y dự đám giổ, dùng dao chém y bị thương. Bà Mẫn bị địch bắt, chúng tra tấn bà dã man, cầm tù đến cuối năm 1966 mới thả!

 Ở khu tập kết Cà Mau hơn một tháng, tôi và một số người được lệnh ở lại, tôi rất buồn! Chúng tôi dự lớp tập huấn cấp tốc một tuần về nhiệm vụ, phương châm phương thức hoạt động công khai hợp pháp trong lòng chế độ Sài Gòn. Ngày trở về, tôi diện bộ quần áo pi-za-ma màu mở gà, đội nón cối trắng, mang đôi guốc gổ dong nhờ bà con mua giúp, trông tôi như một thư sinh. Tôi quá giang xuồng hai mẹ con người hàng xóm đi bán cá ở chợ Rạch Sỏi, cùng đi với ông cậu ruột cũng đi tập kết như tôi. Đi gần một ngày đến trạm Kiểm soát liên hợp Tắc Cậu (gồm Pháp và Việt Minh), trình giấy giới thiệu cơ quan quản lý khu tập kết, được cấp lại giấy thông hành. Đêm ấy, chúng tôi ngủ vất vưởng tại vựa cá. Sáng sớm, hai mẹ con người bán cá đưa cậu cháu tôi ăn sáng và đưa ra bến xe về Châu Đốc. Rạch Sỏi là một chợ nhỏ, nhưng lần đầu ra thành với tôi cái gì cũng lạ! Khi cậu cháu tôi nói lời từ biệt lên xe, hai mẹ con người bán cá vẫn đứng chờ đến khi xe chuyển bánh, tôi thấy người mẹ lấy khăn lau nước mắt…!

 Hình ảnh hai mẹ con người bán cá ở bến xe Rạch Sỏi và tấm lòng người dân Thứ Mười Một đối với chúng tôi; Cũng như nghĩa tình người dân đối với cách mạng trên mọi nẽo đường kháng chiến tôi đi qua vẫn hằn sâu trong ký ức tôi, là động lực giúp tôi vững vàng trong gian khó và vượt qua mọi nghịch cảnh đi trọn con đường cách mạng đời mình. /-     

                                               Long Xuyên, ngày 31 tháng 8 năm 2021

                                                             Mùa đại dịch Covid-19

                                                                               N.M.Đ

 

 Tác giả gởi cho viet-studies ngày 1-9-21