Vài điều
phản biện
ông Vũ Ngọc
Hoàng
Nguyễn
Khoa
Một
cựu viên
chức
cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN),
ông Vũ Ngọc
Hoàng
vừa
có
bài được
đăng trên
tạp chí Thời Đại Mới mang tựa:
Độc
lập, tự do và
phát triển.
Ông Hoàng từng
là
bí thư tỉnh
ủy Quảng Nam, phó
ban tuyên giáo trung ương của
ĐCSVN. Bài
này ông viết
trong năm 2020, nói
là để
góp
ý cho đại
hội toàn
quốc
lần thứ 13 của ĐCSVN diễn ra vào
đầu
năm 2021.
Theo quan điểm
của tôi
thì bài này là một
lời kêu
gọi
cho một cuộc cách
mạng
từ trên
xuống,
hay nói
đúng ra là từ
trong (ĐCSVN) ra. Nó
cũng tương tự
như một phát
biểu
của nhà
báo Huy Đức
cách
đây không lâu về
việc nên
thực
hiện sự phân
biệt
giữa các
viên chức
chính
trị
và
các viên chức
chuyên
nghiệp
trong bộ máy
nhà nước.
Cái
khác
là
bài
của
ông Vũ Huy Hoàng trừu
tượng hơn, và
ông muốn
sự trừu tượng đó
bao trùm nhiều
vấn đề hơn.
Tôi rất
dễ dàng
đồng
ý với
việc mô
tả
hiện trạng đất nước của
ông Vũ Ngọc
Hoàng,
như là cải
cách
kinh tế
bị trì
trệ,
lạm dụng quyền lực của cán
bộ,…
cũng như nguyên
nhân của
những vấn đề này,
tuy nhiên dường
nhu
ông không đưa ra giải
pháp
nào cả,
ngoài
những
chữ Phải (đức Phải cao hơn
quyền,
dân
Phải
thực sự làm
chủ
đất nước, cần Phải có
cách
tiếp cận mới, ứng cử viên
Phải
công
khai, cán
bộ Phải có
trách
nhiệm giải trình,
…). Đôi khi tác giả
thay bằng chữ Cần, nhẹ nhàng
hơn nữa.
Ngoài ra tôi xin có vài nhận
xét
về
một số điểm
ông Vũ Ngọc
Hoàng
đã nêu ra, hoặc
câu
hỏi
dành
cho ông.
Đức
trọng quyền cao:
Ý
ông
Hoàng
cho rằng người được đưa ra nắm quyền phải có
đạo
đức tốt trước khi nắm quyền. Tư tưởng này
chính là khái niệm
đức trị trong văn hóa
Khổng
giáo
Trung Hoa và Việt
Nam. Điều này
là một
lý
tưởng,
không
phải
là
một
thực tế. Đạo đức đôi
khi có cả
những sai biệt về góc
nhìn, và thậm
chí
ở một chỗ khác
trong bài viết,
ông Vũ Ngọc
Hoàng
công nhận
rằng người có
đạo
đức vẫn có
thể
bị quyền lực làm
cho mất
đạo đức.
Quyền
lập hiến thuộc về nhân
dân.
Không người
nào
có quan tâm về
xã
hội
hiện đại có
thể
không
đồng
ý với
tác
giả
về khẳng định này.
Thế
nhưng trong tình
hình cụ
thể ở Việt Nam thì
thực
hiện nó
như thế
nào?
Dường
như
ông Hoàng không có câu trả
lời. Có
hai sự
việc vừa diễn ra thôi,
là một
phản bác
mạnh
mẽ khẳng định của
ông Hoàng. Thứ
nhất, bà
Nguyễn
Thị Kim Ngân,
cựu
chủ tịch quốc hội nói
trước
cuộc bầu cử quốc hội cuối tháng
5/2021, rằng
lần này
cố
gắng mở rộng “tỷ lệ người ngoài
Đảng
là
đại
biểu quốc hội”. Điều này
nói ra thì có vẻ
dân
chủ,
nhưng nội hàm
của
nó
chỉ
rõ
là dân chúng không có quyền
gì
cả
liên
quan đến
quốc hội, cơ quan về danh nghĩa là
để
soạn thảo luật lệ cho quốc gia. Quyền lực ở quốc hội nằm trong tay các
đảng
viên
ĐCSVN.
Điều
thứ hai, trước khi quốc hội mới được “bầu” lên,
thì các chức
danh thủ tướng, chủ tịch nước, thậm chí
cả
chủ tịch quốc hội nữa đều đã
an bài, mà những
chức danh này
lẽ
ra phải được quốc hội mới bầu ra (ta cứ cho là
quốc
hội được dân
bầu
lên).
Đảng
là
giá trị
chứ không
phải
quyền lực.
Đây
là điều
trừu tượng nhất trong bài
viết
của
ông Hoàng.
Tôi cố
gắng nhảy ra khỏi những khuôn
phép của
ngôn
ngữ
để hiểu điều
ông Hoàng nói, thì tôi có thể
hiểu
ông Hoàng cho rằng
Đảng không
nên can thiệp
vào
chuyện
điều hành
quốc
gia của chính
phủ,
vào
việc
soạn luật pháp
của
dân
chúng (quốc
hội)?!
Thế
nhưng các
thành viên của
chính
phủ
và
quốc
hội đều là
đảng
viên
cả.
Hay là
ông Hoàng muốn
phân
biệt
giữa bộ phận Đảng-giá
trị,
với bộ phận Đảng-quyền lực? E là
rất
khó.
Thôi cứ
tạm cho là
bộ
phận Đảng-giá
trị
là
Bộ
chính
trị,
hay trung ương đảng vậy! Cũng không
xong, vì thủ
tướng, chủ tịch nước là
ủy viên
bộ
chính
trị,
còn
tất
cả các
bộ
trưởng đều
ít nhất
phải là
ủy viên
trung ương, tất
cả các
ủy viên
bộ
chính
trị
cũng đều là
đại
biểu quốc hội cả.
Kiểm
soát
quyền
lực.
Đây
là phần
cụ thể nhất,
ít trừu
tượng nhất trong bài
viết
của
ông Hoàng, và mọi
người rất dễ dàng
đồng
ý với
ông, rằng
quyền lực không
nên
tập trung cho một nhánh
nào của
nhà
nước,
để chúng
có thể
kiểm soát
lẫn
nhau. Tuy nhiên
ông có đề
cập tới khái
niệm
tam quyền phân
lập
của phương Tây,
và bình luận
rằng cách
nói như vậy
cũng chưa thể hiện rõ
nội
hàm.
Không rõ ông có ý nói gì.
Ba bộ
phận nhà
nước
theo mô
hình tam quyền
phân
lập
của phương Tây
làm ba loại
công
việc
khác
nhau, hành pháp, lập
pháp
và tư pháp. Tại
Việt Nam, ba bộ phận, quốc hội, tòa
án, và chính phủ
cũng làm
ba loại
công
việc
khác
nhau đấy
thôi,
chỉ
có
điều
là
nhiều
bộ của chính
phủ
lại đi soạn luật (soạn luật thích
chứ,
soạn cho mình
cơ mà), còn cơ quan công tố
có
khi lại
làm
công việc
của quan tòa.
Nhưng theo tôi thì giải
quyết chuyện phân
biệt
rạch ròi
này, ngay trong tình hình cụ
thể Việt Nam hiện nay cũng không
khó, vì cả
ba đều là
do… Đảng
lãnh
đạo
cả. Đảng có
thể
làm
được.
Nhưng đó lại
cũng là
vấn
đề, vì
cả
ba đều qui về một mối… Đảng, với cả ba loại quyền, cho nên
lại
là
quyền
lực tuyệt đối không
ai kiểm
soát
cả.
Đất
đai thuộc sở hữu toàn
dân.
Điều
tác
gia lo lắng
là
không có ai là sở
hữu chủ cụ thể, làm
cho việc
quản lý,
quy trách nhiệm
trở nên
khó khăn hơn. Đây cũng là điều
cụ thể, nhiều người đồng
ý, từ
nhà
bất
đồng chính
kiến
nổi tiếng Nguyễn Quang A cho đến cựu bộ trưởng Nguyễn Đình
Lộc,
từ cô
Phạm Đoan Trang đang bị bỏ tù,
cho đến
câu
lạc
bộ Lê
Hiếu
Đằng, những người đa
số
là
cựu
đảng viên,
cựu
quan chức nhà
nước
chủ trương cải tổ hệ thống chính
trị
Việt Nam hiện nay… từ trên
xuống.
Nhưng theo tôi thì thực
tế có
thể
hơi khác
một
chút,
đó là một
diện tích
vô cùng rộng
lớn đất đai, mà
là đất
đai sinh lợi nhiều nhất, hiện không
phải
thuộc sở hữu toàn
dân, mà là sở
hữu tư nhân,
nằm
trong tay các
tập
đoàn
lớn.
Nếu
ông Vũ Ngọc
Hoàng
đi hỏi
ông Phạm
Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn
Vincom thì rõ.
Tóm lại,
theo chủ quan của tôi,
thì bài viết
của
ông Vũ Ngọc
Hoàng
lại
là
một
lời kêu
gọi
cách
mạng
từ trên
xuống,
hay từ trong ra, và
có vẻ
như Đảng không
hề
lắng nghe. Nếu lắng nghe thì
đã không có cái chuyện
ông Nguyễn
Phú
Trọng
xé
luật
của chính
ông để
làm
đảng
trưởng thêm
nhiệm
kỳ ba, đã
không có chuyện
sinh con rồi mới sinh cha khi các
thành viên chính phủ
được bầu ra trước quốc hội (được bầu).
Có thể,
không
phải
ông Hoàng không nhìn thấy
điều mà
tôi phân tích, nhưng với
tư cách
một
đảng viên
cao cấp,
tuy đã
về
hưu, thì
đây là cách tiệm
cận nhất mà
ông có thể
làm.
Một
người quen của tôi
có tiếp
xúc
với
ông Hoàng cho biết
là
khi nhắc
đến tổng bí
thư Nguyễn
Phú
Trọng,
ông cũng hay có cái cười
ý nhị.
Có
thể
là
bài viết
này
của
ông Vũ Ngọc
Hoàng
cũng là một
cách
phát biểu
rất
ý nhị
với ngài
tổng
bí
thư chăng?
|