Những
làn ranh màu xám thời
hậu cộng sản
Nguyễn
Khoa
Vụ
Báo Sạch
Ngày 20/4/2021 có ba người
là thành viên một
nhóm có tên là Báo Sạch
bị bắt, với tội danh lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích nhà nước,
quyền lợi, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá
nhân. Đây là điều số
331 trong bộ luật hình hình sự
của Việt Nam hiện nay.
Nhóm Báo Sạch
này hoạt
động trên Facebook, thu hút rất
đông đảo người xem,
nhất là khi họ viết
về vụ án Hồ Duy Hải
tại Long An. Độc giả theo dõi các bài viết
về vụ án này trên Báo Sạch
sẽ nghĩ rằng hung thủ giết người có liên quan đến
một “ông kẹ” cấp
trung ương nào đó, nên mọi
tội lỗi (án tử hình)
bị đổ vấy cho anh Hồ Duy
Hải. Các trang báo chí của
nhà nước cũng xác
nhận rằng những bằng chứng
tội phạm được các viên công an điều
tra mua ngoài chợ
thêm vào hồ
sơ.
Các trang báo nhà nước
đưa tin vụ Báo Sạch
này theo đúng “hướng
dẫn” của công an, rất
ít bình luận.
Các trang báo có trụ
sở ở hải ngoại có nhiều
bài viết thu thập
ý kiến bình
luận. Tuyệt đại đa số các
ý kiến này chỉ
trích rằng nhà
nước cộng sản Việt Nam
đang chà đạp lên
tự do ngôn luận.
Tuy vậy
cũng có những
ý kiến từ một số không
ít người thạo tin cho rằng
nhóm Báo Sạch đưa
tin theo kiểu làm lợi
cho một phe phái chính trị
nào đó trong nội bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Một số nhân vật
chủ chốt của nhóm này biến
mất khỏi không gian mạng
xã hội sau khi đại
hội đảng 13 của ĐCSVN kết thúc. Theo các ý kiến
này, nhân vật “ông
kẹ trung ương” chính
là Nguyễn Hòa Bình,
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối
cao, vẫn giữ được ghế ủy viên Bộ
Chính trị,
vì thế hậu quả tất
yếu là “Báo Sạch”
phải được dẹp đi.
Ta đánh giá thế
nào về
sự việc này? Báo Sạch
có làm thiên chức
của nhà báo là phơi bày sự
thật? Có. Việc họ
đưa tin về những khuất tất trong vụ án Hồ
Duy Hải chứng minh điều đó. Họ
có tấn công
một phe nào đó vì lợi
ích của phe khác
trong nội bộ ĐCSVN hay không?
Có thể, và chúng ta
có thể cũng không
bao giờ biết được chuyện gì
đã xảy ra trong đầu các
nhà báo này. Hơn nữa vụ
bắt bớ lại đang diễn ra trong bối cảnh dường như là một
chiến dịch bắt bớ hàng loạt
trong mấy tháng gần
đây, mà đa số người
bị bắt cũng không có mấy
tiếng tăm, không hoạt
động gì mấy.
Và đây không phải
là trường
hợp đầu tiên mà làn ranh trắng
đen không được minh
định trong lĩnh vực thông tin truyền
thông nói riêng, xã hội
Việt Nam nói chung
trong giai đoạn
hậu cộng sản.
Hậu
cộng sản và làn ranh xám
Tôi quan niệm
rằng hậu cộng sản là thời
kỳ bắt đầu từ khi ĐCSVN cho phép kinh tế
thị trường hoạt động. ĐCSVN chỉ còn là cái tên theo góc nhìn ý thức
hệ. Họ cũng giống như tất cả các đảng
phái, nhân vật độc
tài khác trên thế
giới, có thể khác
là cách họ độc tài
được kế thừa từ những biện
pháp toàn trị rất có
hiệu
quả từ thời cộng sản.
Vụ
Báo sạch
không phải là
lần đầu tiên một
nhóm truyền thông
phi chính thống tấn công
một ông kẹ
nào đó, ở các
lần đại hội đảng trước đây,
các nhân vật như cựu thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, các đại
biểu quốc hội, các viên tướng
công an,… đều đã
từng bị tấn công,
trực tiếp hơn, nặng nề hơn
với hàng trăm trang gọi
là “chứng cứ” không
biết đường nào mà lần.
Một
“sân chơi” rất
được ưa thích của các
nhóm quyền lực khác
nhau trong ĐCSVN lại chính
là giới hoạt động bất đồng
chính kiến.
Vào năm 2009, vụ
bắt bớ các ông Trần
Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định,
Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, làm chấn
động dư luận trong và ngoài nước.
Đây là một nhóm
trí thức được cho là
đang vận động để chuyển
nước Việt Nam sang chế độ đa nguyên, đa đảng.
Một người hiểu trực tiếp vụ việc, mà tôi xin giấu
tên, nói rằng nhóm
các trí thức này
rơi vào vòng xoáy của cuộc
đấu tay đôi giữa
ông Trương Tấn Sang
và ông Nguyễn Tấn
Dũng vào thời điểm
đó, và chính ông Dũng ra lệnh
bắt nhóm này. Điều
đó không có nghĩa là những
trí thức nói
trên làm việc cho
ông Sang, nhưng có thể là
họ nhận được sự ủng hộ
tinh thần nào đó. Nhưng quan trọng
hơn hết là nhóm của
ông Dũng muốn dựng
câu chuyện trở thành
một đe dọa chính trị
nghiêm trọng đối
với chế độ và dán điều
đó vào ông Trương Tấn
Sang.
Một
nhân vật
rất nổi tiếng khác trong giới
hoạt động bất đồng chính kiến,
hiện đang ở tù, cũng được
xem là hoạt động
cho phe ông Sang vào khoảng
những năm 2013-2014.
Trong vụ
án Đinh La Thăng và tập
đoàn dầu khí
cũng có những tình
tiết làm cho người
ta đặt dấu hỏi về làn ranh màu xám giữa
công lý và cuộc đấu
đá phe phái nội bộ.
Liên tục trước khi
ông Đinh La Thăng bị
bắt, hàng chục
trang chứng cớ về sai phạm của ông được
một nhà báo nỗi
tiếng tung ra. Các chứng
cớ này là những phân
tích kinh tế tài
chính rất chi tiết. Một nhà
hoạt động xã hội
tại Việt Nam, hiện đã bị
bắt, nói với tôi
rằng những phân
tích tài chính như thế không
thể được nhà báo nọ,
người hoàn toàn không có chuyên môn kinh tế
tài chính, viết ra.
Hơn nữa những thông
tin này khi được tung ra
vẫn nằm dưới dạng được dùng cho các nhà chuyên môn, chứ
không phải được phổ
cập cho dân chúng qua ngòi bút nhà báo.
Một
trường hợp mà tôi cho là rất
tiêu biểu cho làn
ranh xám là một trường đại
học, mà tôi gọi tắt
là T. Những vị sáng
lập trường này nghĩ
rằng họ sẽ thành lập
một đại học phi lợi nhuận cho Việt Nam, nhưng vì khái niệm
này quá mới nên
họ đề ra một mô
hình lai, có nghĩa là vừa
phi lợi nhuận vừa có cổ
đông, vì theo họ,
nếu không làm thế
thì không ai sẽ
cung cấp tài chính cho trường
hoạt động, và họ sẽ
tìm cách không chế
mức cổ tức hàng năm, để
cho tính “phi lợi
nhuận” được tiệm cận nhất có thể.
Cái chết
của mô hình này đã được
hình thành cùng lúc nó sinh ra. Nhóm chiếm
cổ đông đa số,
những nhà kinh doanh không liên quan đến
giáo dục, đòi
quyền lợi tối đa cho mình,
và thế là đổ
vỡ.
Sau khi đại
học T được thành lập
ít lâu, có một nhà
quan sát bên trong nước nói
với tôi rằng
đại học T là một nhóm
lợi ích.
Có những
thành phần
nào trong ban quản
lý và cổ đông
của đại học T? Khi liệt kê
họ ra ta sẽ thấy bức tranh
khảm rất thú vị của
Việt Nam thời hậu cộng sản: các nhà giáo nhiệt
thành vì sự nghiệp
giáo dục của nước
nhà, các nhà buôn hy vọng
vào cổ máy
giáo dục siêu lợi
nhuận, các viên chức
cộng sản bỏ chính trị
làm kinh doanh, các trí thức
từ hải ngoại thế hệ phản chiến lẫn thế hệ thuyền nhân, các trí thức
lớn lên trong nước
sau năm 1975,… Trong số họ có cả
những người có quan hệ
thân cận với một
cựu tứ trụ triều đình cộng
sản.
Nói T là một
nhóm lợi
ích quả không
ngoa, nhưng phải nói
chính xác là những nhóm
lợi ích rất
phức tạp. Bên cạnh
hiệu quả từ việc đào tạo
nhân lực cho Việt
Nam, T cũng bị chỉ trích những
vấn đề liên quan đến
lương bỗng quá hậu
hĩnh của cơ quan điều hành, cả
chuyện gia đình trị
nữa. T là một sự
pha trộn nhiều hệ giá trị
khác nhau, bao gồm
những khuynh hướng tự do học thuật của nền dân chủ
phương Tây cho đến
những kiểu cách nhuốm
màu chính trị cộng
sản, từ những mong muốn phục hưng đất nước theo kiểu Đông Kinh
nghĩa thục cho đến những
thèm khát lợi nhuận
thời tư bản hoang dã.
Tuy nhiên mô hình T đã thất
bại. Nó thất
bại có thể vì
mâu thuẫn giữa lý
tưởng dân chủ
và làn ranh màu xám hậu
cộng sản?
Tuy nhiên người
ta có thể
biện luận rằng làn ranh màu xám tồn
tại ở bất cứ xã hội
nào, hoàn cảnh kinh
tế chính trị nào.
Các tập đoàn tư bản
vẫn vận động hành lang, tác động
sâu sắc đến các
đảng phái chính trị
phương Tây đấy thôi.
Điều
đó không sai, nhưng tình hình Việt
Nam có lẽ nặng nề
hơn khi guồng máy chính trị,
theo thiết kế và quán tính vẫn
chạy một cách rất bí
ẩn.
Các nhà báo của
Báo Sạch,
có thật sự sạch hay
không, có thể chúng
ta mãi mãi không có câu trả
lời, nhưng chúng ta có thể
chắc rằng kỳ đại hội đảng năm năm nữa (nếu còn) ta sẽ
lại chứng kiến một vụ Báo Sạch
mới. Trong khi đó, sự
phát triển, hoặc
chết đi của các nhóm, các khuynh hướng
giá trị trong đại
học T sẽ như thế nào thì chưa ai biết,
mà đó là màu xám mờ
mịt nhất của tương lai Việt Nam. |