Vì sao cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (năm 1917)
Nguyễn Hữu Đổng
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (năm 1917) ở nước Nga xô-viết là
con đường đầu tiên của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Con đường này
khởi đầu thắng lợi, nhưng
cuối cùng thất bại sau hơn 70
năm tồn tại mô hình “Chính quyền Xô-viết” ở Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa xô-viết (Liên Xô). Vậy con đường theo mô hình nào của chủ
nghĩa xã hội có thể bảo đảm thắng lợi, khi nhiều người trên thế giới -
không chỉ riêng người Việt Nam mà cả người Mỹ, các quốc gia có thể chế
dân chủ, độc tài khác - cũng muốn đi theo? Để nhận thức được vấn đề này,
trước hết cần phải hiểu được tính chất, bản chất, thực chất của “cách
mạng”, “chủ nghĩa xã hội” và “cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Cách mạng và con đường cách mạng được hiểu như thế nào?
Cách mạng là khái niệm (hiện tượng) của khoa học xã hội; tức đây là nói
tới khái niệm cách mạng xã hội. Khái niệm khoa học nói chung, cách mạng
xã hội nói riêng được nhìn nhận thực chất ở mối quan hệ toàn diện như
sau: “Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài
nữa, khái niệm là đã nắm được cái
bản chất, cái toàn diện, và quan hệ bên trong của mọi việc” [1, t.
7, tr. 123]. Điều đó có nghĩa, cách mạng là khái niệm biểu hiện thực
chất hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực
khách quan giữa tính chất “bên ngoài” (mục tiêu cách mạng xã hội), bản
chất “bên trong” (phương pháp thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội) và
thực chất “toàn diện” (nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu cách mạng xã
hội) của cách mạng.
Cách mạng xã hội có thể được biểu thị theo mô hình cấu trúc thực chất
(nguyên tắc) như sau: hành động cách mạng (bản chất: phương pháp thực
hiện mục tiêu cách mạng xã hội) – cách mạng xã hội (thực chất: nguyên
tắc bảo đảm đạt được mục tiêu cách mạng xã hội) – tư tưởng cách mạng
(tính chất: mục tiêu cách mạng xã hội). Tức cách mạng xã hội muốn thắng
lợi, bảo đảm phát triển con người, quốc gia, xã hội loài người, thì
những người làm cách mạng cần phải có “tư tưởng tiến bộ” (tính chất: mục
tiêu xã hội phát triển), “hành động đúng đắn” (bản chất: phương pháp dân
chủ, sáng tạo thực hiện mục tiêu xã hội phát triển), “tư tưởng và hành
động chân thật” (thực chất: nguyên tắc pháp quyền chân thật để bảo đảm
đạt được mục tiêu xã hội phát triển).
Phát triển là hình thức đối lập với “tăng trưởng” – khái niệm biểu hiện
tăng về “lượng” nhưng lại giảm về “chất”. Tức
tăng trưởng là phát triển
lệch; tương tự như người đi khập khiễng, không thể đi nhanh được. Tăng
trưởng là khái niệm không gắn với “luật phát triển” [1, t. 7, tr. 41]
(cái ở giữa lượng và
chất). Trong nền kinh tế thị
trường, chính quyền dù độc tài, kinh tế vẫn có thể tăng trưởng; bởi tăng
trưởng làm hài lòng các “quan tham” ưa thích “những báo cáo và những con
số trên mặt giấy” [1, t. 10, tr. 362]. Về thực chất, phát triển là khái
niệm biểu hiện mối liên hệ cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống
tồn tại trong thế giới tự nhiên, mối quan hệ công bằng, bình đẳng, công
lý về quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng
trong quốc gia, xã hội loài người.
Dân chủ là hình thức đối lập với “quan chủ” – khái niệm biểu hiện đội
ngũ “quan lại” làm ông chủ, thì những người dân lại làm “đày tớ”. Tức
quan chủ thì dân không được
làm chủ; tương tự như theo “đường lối lãnh đạo” của nhóm (đảng chính
trị) thì “chủ quan” (phản tiến bộ), còn theo “đường lối quần chúng” [1,
t. 11, tr. 249] của cộng đồng (nhân dân) thì “khách quan” (tiến bộ).
Ngày xưa, kẻ tâng bốc vua “vạn tuế” để dễ được làm quan trong triều
đình. Ngày nay, người mắc bệnh quan chủ là người có tư tưởng ưa nịnh,
sùng bái cá nhân, tự kiêu (kiêu hãnh) của cá nhân, nhóm (đảng phái) – tư
tưởng phong kiến lạc hậu. Chẳng hạn, như: những người đảng viên có tính
“kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa” (chủ quan nhận thức về mục tiêu), chỉ
muốn đảng của mình sống “tồn tại đời đời” (muôn năm) – điều mà chính
V.I. Lênin đã từng “phê phán gay gắt” [2]; hoặc những đảng viên cộng sản
coi khinh những người ngoài Đảng, cấm hình thành tổ chức đảng chính trị
đối lập, coi những người dân yêu nước chân chính, đảng viên, trí thức
chân thật có quan điểm, chính kiến đối lập với quan điểm của Đảng là kẻ
“phản động” (tư tưởng thù địch), thậm chí “phớt người ta đi, không chịu
bàn bạc, hỏi han ý kiến” [1, t. 7, tr. 33]. Về thực chất, dân chủ là
khái niệm biểu hiện nhân dân (cá nhân, nhóm, cộng đồng) vừa “là chủ”
(tính chất), vừa “làm chủ” (bản chất) theo nguyên tắc tuân thủ “pháp
luật của nhân dân” [1, t. 8, tr. 264], nguyên lý “pháp quyền” (thực
chất) chân thật trong quốc gia. Pháp quyền là khái niệm biểu hiện thực
chất pháp luật (hiến pháp, các đạo luật) bảo đảm quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân.
Dân chủ, pháp quyền, phát triển của cách mạng xã hội được biểu thị tương
tự như một con đường - “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” [1, t. 2, tr. 279]. Con đường
này có “mục tiêu phát triển” (tính chất hình thức: đầu - cuối con
đường); có phương pháp “thực hành dân chủ” (bản chất nội dung: phải -
trái con đường, thực hiện mục tiêu phát triển); có nguyên tắc “thần linh
pháp quyền” [1, t. 1, tr. 473] (thực chất nguyên lý: toàn diện ở giữa
con đường, bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển).
Chủ nghĩa xã hội là gì?
Chủ nghĩa xã hội bao gồm cụm từ “chủ nghĩa” và khái niệm “xã hội”. Cụm
từ chủ nghĩa trong chủ nghĩa
xã hội là nói tới “niềm tin của một giáo hội, đảng chính trị, nhóm nhà
khoa học,.v..v..” hay “tư tưởng làm cơ sở cho một thuyết kinh tế hoặc
chính trị hoặc do một nhóm hoặc một người đề xướng”; tức cụm từ chủ
nghĩa là nói về “hệ tư tưởng” (ý tưởng, tư tưởng, quan điểm) [3, tr.
831] của con người. Khái niệm xã
hội trong cụm từ chủ nghĩa xã hội là nói tới “hệ thống mà nhờ đó
người ta sống với nhau trong những cộng đồng có tổ chức” hay “các tập
đoàn người riêng biệt có cùng phong tục, luật pháp,.v..v..” [3, tr.
1664]; tức xã hội loài người sống trong các quốc gia được nhìn nhận là
hiện tượng biểu hiện tính chất tổ chức của các cá nhân (cá thể), bản
chất hoạt động của các nhóm (tập thể) và thực chất tổ chức, hoạt động
của các cộng đồng (xã hội) trong mỗi quốc gia (nước, đất nước, nước nhà,
tổ quốc). Theo đó, chủ nghĩa xã hội có thể được nhìn nhận là cụm từ biểu
hiện bản chất hành động (chủ nghĩa: phương pháp thực hiện mục tiêu cách
mạng), tính chất tư tưởng (xã hội: mục tiêu cách mạng) của các cá nhân,
nhóm trong quốc gia, xã hội loài người.
Từ các phân tích nêu trên cho thấy rằng, cụm từ chủ nghĩa xã hội chưa
phải là một khái niệm khoa học, hay chủ nghĩa xã hội “chưa khoa học”;
bởi vì cụm từ này mới chỉ nói tới mặt tính chất (mục tiêu xã hội) và bản
chất (phương pháp thực hiện mục tiêu xã hội), chứ chưa nói tới mặt thực
chất (nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu xã hội).
Cách
mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
Cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm khái niệm “cách mạng” và cụm từ “xã
hội chủ nghĩa”. Cụm từ xã hội chủ nghĩa không phải là một khái niệm khoa
học, hay xã hội chủ nghĩa “không khoa học”; bởi cụm từ này chỉ là “tính
từ” [4, tr. 1140] – cụm từ biểu hiện tính chất hình thức của chủ nghĩa
xã hội. Về thực chất, cụm từ xã hội chủ nghĩa chỉ là khái niệm “bị đánh
tráo” không chủ ý từ khái niệm chủ nghĩa xã hội chưa khoa học [5]. Do
vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa mới chỉ biểu hiện
mục tiêu cách mạng xã hội,
chứ chưa có phương pháp thực
hiện mục tiêu cách mạng xã hội và
nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu cách mạng xã hội. Tức các cụm
từ “xã hội chủ nghĩa”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
[6, Điều 51] hay “đi lên chủ nghĩa xã hội” [6, Lời nói đầu], “con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội” [7, tr. 67] ở Việt Nam được xác định trong
đường lối, chính sách pháp luật, đều chỉ đề cập đến mục tiêu (mục đích)
không rõ: xã hội phát triển (tiến bộ) hay xã hội phản phát triển (phản
tiến bộ)? Xã hội dân chủ hay xã hội phản dân chủ?
Nói cách khác, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (năm 1917) ở nước
Nga xô-viết đã không coi trọng xây dựng, thực hiện “con đường dân chủ”,
“con đường phát triển cách mạng” [1, t. 10, tr. 548] của chủ nghĩa xã
hội, hay không coi trọng xây dựng con đường dân chủ của “chủ nghĩa xã
hội phát triển” [1, t.11, tr. 158]. Đây được coi là sai lầm “lý luận” cơ
bản của C. Mác và Lênin về con đường của chủ nghĩa xã hội – cội nguồn
dẫn đến “thực tiễn” cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung trên thế giới
bị khủng hoảng, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (năm 1917) ở nước
Nga xô-viết cuối cùng bị thất bại.
Sai lầm này là do Mác, Lênin đã không nhận thức rõ bản chất (lý luận -
nhận thức), tính chất (lý luận - cảm giác), thực chất (thực tiễn – thực
chất “thật”) của cụm từ chủ nghĩa xã hội nói riêng, khái niệm khoa học
xã hội nói chung. Cụm từ xã hội chủ nghĩa không khoa học, thì cụm từ
cộng sản chủ nghĩa hay chủ nghĩa cộng sản, hình thái kinh tế - xã hội
chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa cũng không khoa học; tức học thuyết của
các ông đã sai lầm (thất bại), như Lênin đã từng thừa nhận rõ như sau:
“Sai lầm của chúng ta” [8, t. 44, 196]; “đối với chúng ta, chủ nghĩa
cộng sản không còn là một cương lĩnh, không còn là một học thuyết, không
còn là một nhiệm vụ nữa, ngày nay đối với chúng ta đó là công việc xây
dựng cụ thể” [8, t. 41, tr. 484].
Trong thời đại có xã hội dân chủ, tiến bộ, có “luật phát triển”, “thần
linh pháp quyền”, khi những đảng viên cộng sản (người theo chủ nghĩa
cộng sản) nhận thức rõ khái niệm dân chủ, pháp quyền, phát triển, hay
nhận thức rõ sự thật (bản chất), thật sự (tính chất), thật (thực chất)
đã nêu ở trên thì mới có thể trở thành những người chân thật; còn những
người không phải đảng viên cộng sản (người không theo chủ nghĩa cộng
sản) cũng không nên oán trách, căm thù Mác, Lênin do mắc phải các sai
lầm; bởi sự oán trách, thù hận là nguồn gốc dẫn tới cái “ác” của con
người. Nếu có oán trách thì hãy oán trách sự “dốt nát” về tư duy “khoa
học” (sự thật, sự sống) của ngay bản thân mỗi “chúng ta” – loài người.
Bởi khi khoa học công nghệ đã phát triển rất cao như hiện nay, thế nhưng
loài người vẫn còn chưa giải mã được “nguồn gốc của sự sống” là xuất
phát từ đâu? Thậm chí, vẫn còn tranh luận chưa có hồi kết về cái gì có
trước, cái gì có sau, cái gì quyết định, cái gì không quyết định giữa
“vật chất” và “ý thức”, giữa “con gà” và “quả trứng”, giữa “có” (chữ số
1) và “không” (chữ số 0)?
Mô hình chủ nghĩa xã hội nào trong thế kỷ XXI?
Mô hình chủ nghĩa xã hội là nói về hình thức con đường của chủ nghĩa xã
hội. Đã là con đường thì nó phải có mục tiêu hướng tới. Con đường của
chủ nghĩa xã hội có mục tiêu hướng tới là phát triển, xã hội tiến bộ.
Tức con đường này gắn liền với “chủ nghĩa xã hội phát triển”, hay con
đường phát triển cách mạng xã hội của
mô hình chủ nghĩa xã hội phát
triển.
Con đường của chủ nghĩa xã hội có phương pháp dân chủ để thực hiện mục
tiêu phát triển, xã hội dân chủ, tiến bộ. Tức con đường này gắn liền với
“chủ nghĩa xã hội dân chủ” [9], hay con đường phát triển cách mạng dân
chủ xã hội của mô hình chủ nghĩa
xã hội dân chủ.
Con đường của chủ nghĩa xã hội có nguyên tắc pháp quyền để bảo đảm đạt
được mục tiêu phát triển, xã hội dân chủ, pháp quyền, tiến bộ. Tức con
đường này gắn liền với “chủ nghĩa xã hội dân chủ phát triển” trên cơ sở
nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên lý pháp quyền, hay con đường phát
triển cách mạng dân chủ, xã hội tiến bộ của
mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ
pháp quyền phát triển.
Tức trong thế kỷ XXI, các quốc gia muốn đạt được kết quả là xã hội phát
triển, dân chủ, tiến bộ thật sự thì cần phải xây dựng, thực hiện mô hình
chủ nghĩa xã hội dân chủ pháp quyền phát triển. Mô hình này được
biểu thị như sau: bản chất (phương pháp thực hiện mục tiêu: chủ nghĩa xã
hội dân chủ) – thực chất (nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu: chủ
nghĩa xã hội dân chủ pháp quyền phát triển) – tính chất (mục tiêu: xã
hội phát triển). Mô hình này có thể được coi là cơ sở khoa học để mỗi
công dân, các nhà cầm quyền, những người nghiên cứu khoa học ở các quốc
gia nhận thức đúng đắn về sự thực
(đúng, thật) ở giữa “lẽ phải” (chưa đúng,
chưa thật), “điều trái”
(không đúng, không thật) của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thực chất mô hình của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”
Để nhận thức rõ mô hình của chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cần hiểu rõ mô hình cấu trúc của
quốc gia trong xã hội loài người như sau: cá nhân (tổ chức của các cá
thể) – cộng đồng (tổ chức và hoạt động của các quốc gia trong xã hội
loài người) – nhóm (hoạt động của các tập thể). Theo đó, chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc là bao gồm ba hình thức chủ nghĩa cơ bản như sau:
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhóm, chủ nghĩa cộng đồng. Nhóm ở đây là
khái niệm tượng trưng cho các đảng viên, tổ chức của Đảng cộng sản Trung
Quốc (chính quyền – đảng cầm quyền); cá nhân là khái niệm tượng trưng
cho tổng bí thư, chủ tịch nước – người đảng viên cộng sản có chức vụ,
quyền hạn cao nhất (Tổng Bí thư) của Đảng cộng sản Trung Quốc; cộng đồng
là khái niệm tượng trưng cho đất nước, nhân dân Trung Quốc và nhân dân
thế giới.
Tức chủ nghĩa xã hội đặc sắc là gắn với chủ nghĩa
cá nhân (vật chất: quyền lợi - kinh tế), chủ nghĩa
nhóm (phi vật chất: giá trị -
văn hóa), chủ nghĩa cộng đồng (ý thức: tinh thần - xã hội). Trong ba thứ
chủ nghĩa này, thì chủ nghĩa cá nhân, nhóm được nhìn nhận là cội nguồn
đẻ ra chế độ phong kiến “kiểu mới” (đặc sắc) ở Trung Quốc. Chế độ phong
kiến kiểu mới vừa có ông vua cá nhân (một ông vua to), vừa có nhiều ông
vua tập thể (nhiều ông vua con) là đảng viên cộng sản trong Thường vụ Bộ
Chính trị, Ban chấp hành trung ương của Đảng cộng sản. Chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc là không làm cho cộng đồng, xã hội phát triển, dân
chủ, tiến bộ được; bởi chủ nghĩa này không phải là
chủ nghĩa xã hội dân chủ pháp
quyền phát triển như đã được phân tích ở phần trên.
Từ các phân tích cho thấy rằng, mô hình con đường của chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc độc đoán cầm quyền trong
quốc gia) mà chính quyền Trung Quốc đang tuyên truyền cho nhân dân nước
họ đi theo chỉ là mô hình con đường không có thật, giả dối, viển vông,
hoang tưởng. Mô hình này tuy có làm kinh tế tăng trưởng về “lượng” (vật
chất sống của thiểu số người), nhưng lại làm suy giảm về “chất” (giá trị
sống của đa số người), làm mất đi “chất lượng” (tinh thần, ý thức, niềm
tin sống của cộng đồng người); tức chủ nghĩa này không thể bảo đảm được
sự phát triển cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống tồn tại
trong thế giới tự nhiên, mối quan hệ công bằng, bình đẳng, công lý về
quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong
quốc gia, xã hội loài người.
Con người sống không phải chỉ cần có cái “ăn” (vật chất sống: độc lập),
cái “mặc” (giá trị sống: tự do) mà còn cần phải có “chỗ ở”, ai cũng
“được học hành”, ai cũng được tự do cư trú, đi lại, tự do tư tưởng, lập
hội, mít tinh, biểu tình, ai cũng có quyền được sống làm người chân thật
trong một nước dân chủ, pháp quyền, phát triển (tinh thần sống: hạnh
phúc). Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã và đang dẫn đến sự
phá hủy môi trường sống của thế giới tự nhiên và xã hội loài người; làm
tăng thêm cái “danh”, “quyền”, “tiền” cho một số đảng viên cộng sản là
các ông “quan tham” (không liêm chính) – những loại “Người mà không
liêm, không bằng súc vật” [1, t. 6, tr. 127] của chế độ phong kiến
chuyên chế đặc sắc kiểu mới; làm suy giảm quyền được sống, quyền tự do
làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc của đông đảo quần chúng nhân dân
Trung Quốc và nhân dân các quốc gia khác, trong đó có nhân dân Việt Nam.
Các “chính khách” (nhà cầm quyền) trong chính quyền (Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, chính quyền địa phương) ở Việt Nam cần phải
thật tỉnh táo, sáng suốt, không thể đưa dân tộc mình đã có “hàng nghìn
năm văn hiến” đi theo mô hình lạc hậu, phản tiến bộ này. Cố tình đưa dân
tộc Việt Nam đi theo mô hình này tức là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
trung ương Đảng cộng sản có tội với nhân dân, đất nước mình và với nhân
loại tiến bộ trên thế giới!
Kết luận
Để xây dựng quốc gia Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện” [6, Điều 3], trước hết, mỗi công dân, đặc biệt là
các nhà cầm quyền, nhà khoa học xã hội cần phải biết tư duy về khái niệm
cách mạng, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội dân chủ pháp quyền phát
triển nói riêng, tư duy về mô hình cấu trúc thực chất thật của khái niệm
khoa học nói chung như sau: “bản
chất bên trong (động từ) –
thực chất ở giữa (danh từ) –
tính chất bên ngoài (tính từ)” [10].
Phân tích rõ mối liên hệ giữa sự thật (bản chất), thật (thực chất), thật
sự (tính chất) của mô hình cấu trúc nêu trên không chỉ được coi là
cái cẩm nang để con người tìm
ra “nguồn gốc của sự sống”, mà còn được coi là
chiếc thìa khóa vàng vạn năng
mở cánh cửa cho mỗi công dân toàn cầu nói chung và công dân Việt Nam nói
riêng nhận thức đúng đắn thực chất các vấn đề của tự nhiên, con người,
quốc gia, xã hội loài người; nhận thức rõ thực chất cội nguồn do đâu đã
dẫn đến các cuộc chiến tranh xung đột phi nghĩa, chủ nghĩa phát xít, chủ
nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bá
quyền; do đâu mà có: “Chủ nghĩa cộng sản: sai lầm của lịch sử xã hội
loài người?” [11] – những chủ nghĩa đã gây ra bao thảm họa cho cộng đồng
các loài, trong đó có loài người, hay gây ra “nguy cơ hủy diệt hoàn toàn
sự sống” trên trái đất [12].
Chủ nghĩa xã hội chưa phải là một khái niệm khoa học; tức nó chưa biểu
hiện thực chất của “sự thực và công lý” – chân lý mà con người hướng tới
[1, t. 4, tr. 82]. Chân lý mà con người hướng tới chính là “con đường
lâu dài” (đường đi muôn dặm) [1, t. 9, tr. 355] của “con đường hòa bình”
[1, t. 8, tr. 474] (hòa bình lâu dài: thái bình cho nhân loại), “con
đường dân chủ”, “phát triển bền vững” của chủ nghĩa xã hội dân chủ pháp
quyền phát triển.
Tức là, các nhà cầm quyền cần phải tổ chức một “Hội nghị Diên Hồng”
trong thời đại mới - thời đại dân chủ, tiến bộ xã hội - nhằm quy tụ các
“trí thức của nhân dân” [1, t. 10, tr. 378] Việt Nam trong và ngoài nước
đóng góp trí tuệ, sức lực vào việc thực hiện một cuộc cách mạng thật sự:
cải cách toàn diện về chính
trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của đất nước
nói chung, tư duy về học thuật, khoa học, sự thật, sự sống, các cụm từ
xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nói riêng, nhằm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Muốn “phát triển đất nước nhanh và bền vững” [7, tr. 220] – tức bảo đảm
“sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống tồn tại, sự công bằng,
bình đẳng, công lý về quyền lợi (độc lập), giá trị (tự do), tinh thần
(hạnh phúc) giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng” [13] – thì các nhà cầm
quyền ở Việt Nam hiện nay cần phải biết “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực
tiễn của đất nước và thế giới”
[7, tr. 64]; biết thay đổi tên nước, tên Đảng, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng
cộng sản; sửa đổi Hiến pháp năm 2013, sửa chữa những khiếm khuyết về nội
dung trong các đạo luật, xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình;
thực hiện sự hòa giải về chính kiến khác nhau giữa những người đi theo
chủ nghĩa cộng sản và những người không đi theo chủ nghĩa cộng sản, xây
dựng khối đại đoàn kết thật sự trong quốc gia; thay đổi chế độ (xã hội),
đổi mới thiết chế chính quyền (chính trị); mọi chính sách của Chính phủ
(đảng cầm quyền) hay “con đường chính trị của Nội các” [14] cần phải
được xây dựng, thực hiện “theo đúng đường lối của nhân dân” [1, t. 8,
tr. 423], tức xây dựng, thực hiện theo “con đường chính trị đúng” [1, t.
5, tr. 625] của chủ nghĩa xã hội
dân chủ pháp quyền phát triển ở Việt Nam.
…………….
Tài liệu trích dẫn:
[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập,
Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
[2] http:
//lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1184-vilenin-va-van-de-su-that-trong-hoat-dong-chinh-tri.html
[3] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ học,
Từ điển Anh – Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (1993).
[4]
Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb
Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
[5]
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_KhaiNiemDanhTrao.html
[6] Hiến pháp Việt
Nam năm 2013.
[7]
Đảng cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[8]
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ,
Mát-xcơ-va - 1978.
[9]
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chung-ta-la-ai.html
[11]
https://boxitvn.blogspot.com/2017/11/chu-nghia-cong-san-sai-lam-cua-lich-su.html
[12]
https://kinhtemoitruong.vn/con-nguoi-dung-truoc-tham-kich-huy-diet-hoan-toan-su-song-5340.html
[13] http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_BaoVeChuQuyen.html
[14] Hiến
pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb CTQG, Hà Nội, 1995,
tr. 20. |