Các đặc khu kinh tế có cần thiết cho kinh tế Việt Nam?
Đinh Trường Hinh
Có
nhiều người (kể cả ông Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư) đã cho rằng nhất
thiết nên lập ra các đặc khu kinh tế để thử nghiệm các ý tưởng cải cách
kinh tế trước khi đưa ra thực hành cho toàn nền kinh tế.
Điều này phát xuất từ nhiều ngộ nhận.
Ngộ nhận thứ nhất là nước láng giềng Trung Quốc (TQ) đã làm vậy
và đã thành công. Điều ngộ
nhận thứ hai là Việt Nam đang cần thêm đầu tư càng nhiều càng tốt. Và
điều ngộ nhận thứ ba là các đặc khu kinh tế này sẽ đem lại lợi ích về
kinh tế như tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người dân, vv…Bài
viết nầy nhằm tóm tắt những điểm sai trong lập luận này.
Ngộ nhận thứ nhất : Các đặc khu kinh tế đã làm cho Trung Quốc phát triển kinh tế.
Trong cuốn sách Tales from the Development
Frontier[i],
tôi đã có giải thích rõ ràng là lúc vừa bắt đầu cải tổ kinh tế, TQ đã
lập ra 4 đặc khu vào năm 1979 để làm thí điểm: Shantou, Xiamen,
Shenzhen, and Zhuhai trước khi đem ra áp dụng những cái cách kinh tế này
vào toàn trong cả nước và đã thành công.
Nhưng những đặc khu này chỉ được
dùng vào trong thời kỳ mới bắt đầu cái cách kinh tế (1979-1989).
Sau thời kỳ này, những cải cách chính sách kinh tế thường bắt
đầu từ các địa phương và sau khi thành công, được
đưa vào trung ương để biến thành
chính sách quốc gia. Do đó, các đặc khu này không có vài trò gì đáng kể
trong hai thập niên vừa qua khi Trung Quốc bắt đầu tiến vào các lĩnh vực
kinh tế kỹ thuật. Việt Nam
ta đã đi qua giai đoạn thí nghiệm những cải cách này vào cuối thập niên
1980s và trong thập niên 1990s cho nên cũng như TQ, hiện không cần những
đặc khu này nữa.
Ngộ nhận thứ hai: Việtnam đang cần thêm càng nhiều đầu tư càng tốt và những đặc khu này sẽ đem lại các đầu tư nước ngoài ở những lãnh vực hiện đang cần.
Đây là
một hiểu lầm tai hại vì vấn đề Việtnam đang gặp không phải là thiếu vốn
đầu tư mà là thiếu kém về chất lượng đầu tư và thiếu đầu tư vào những
lãnh vực đặc biệt mà Việtnam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung
bình. Những lãnh vực này là
những nghành công kỹ nghệ cao có thể đem giá trị sản xuất cao hơn và tận
dụng trí tuệ của dân Việt Nam.
Muốn như vậy, điều quan trọng hơn hết là Việt Nam cần phải rà
soát lại những đầu tư nước ngoài để chú trọng hơn về chất lượng và phải
làm sao giúp các công ty nội địa (Việt Nam) nối kết với các công ty
ngoại quốc hầu có thể thu nhập kỹ thuật và học hỏi để tiến lên.
Phải cần xét lại mô hình đầu tư ở Việt Nam vì hiện nay, đầu
tư ngoại quốc đang biến Việt Nam thành một nước với nền kinh tế “gia
công”. Theo nội dung
của dự luật về các đặc khu kinh
tế, hoàn toàn không có những khuyến khích gì đặc biệt cho các công ty
đang hoạt động trong nước mà chỉ chú trọng đến các công ty ngoại quốc
mới. Điều này dẫn tới ngộ
nhận thứ ba.
Ngộ nhận thứ ba: Những đặc khu kinh tế sẽ giúp tăng trưởng kinh tế hoặc tạo công ăn việc làm cho lao động Việt Nam về lâu về dài.
Tăng
trưởng GDP khi chất lượng đầu tư kém (và với tỷ lệ sản lượng vốn gia
tăng—ICOR quá cao) thì hoàn toàn không giúp phát triển chiều sâu của
nền kinh tế, mà lại làm tăng thêm nền kinh tế gia công. Như tôi đã
giải thích trong cuốn sách Light Manufacturing in Vietnam[ii],
vấn đề chính ở Việt Nam là phải nâng cấp (upgrade) các công ty nhỏ và
vừa hoặc các công ty gia đình Việt Nam trong nước (không phải các công
ty ngoại quốc) để gia nhập thị trường thế giới.
Muốn như vậy, những cải tổ (dù là cải tổ hành chính hay cải tổ
tài chính hay thương mại) cần được thử nghiệm với các công ty trong nước
để coi kết quả như thế nào trước khi áp dụng cho cả nước.
Kết
luận.
Cho đến nay, dự luật về các đặc khu kinh tế cho thấy hoạt động trong
các đặc khu kinh tế mới sẽ theo y như mô hình cũ, và còn có khả năng
tệ hại hơn nữa, trong trường hợp nước láng giềng đem những đoàn xe
tải (rồi xây đường xe lửa) chở nhân công, kỹ sư, nhân viên quản lý của
họ qua các cửa khẩu trực chỉ các đặc khu kinh tế
mục đích chỉ là để khai thác tài
nguyên của Việt Nam và sức chịu đựng cùng sự cần cù của người dân
Việt.
Thay
vì lập những đặc khu kinh tế này, chính phủ nên thí nghiệm các cải cách
muốn làm ở các khu công nghiệp
hiện có (thay vì sẽ có). Có
thể lập ra 3 khu kinh tế đã hoạt động dựa trên những công ty đã ghi
danh trước với chính phủ (vào cuối năm 2017 chẳng hạn) và đem những cải
cách đó thử trong một thời gian. Nếu chỉ dùng những công ty hiện hữu thì
cũng tránh được những lời ra tiếng vào về đầu tư của một nước láng
giềng làm ảnh hưởng đến nền độc lập và tự chủ của nước ta.
Tác
giả:
Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT (www.EGATCO.COM)
tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là
Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế
trưởng, Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C.
(1978-2014). Ông có bằng
Tiến sĩ kinh tế tại trường Tổng hợp Pittsburgh (1978). Nghiên cứu của
ông tập trung vào các lĩnh vực tài chính công, tài chính quốc tế, công
nghiệp hóa, và phát triển kinh tế. Các tác phẩm gần đây nhất của ông gồm
Công nghiệp Nhẹ Châu Phi (2012), Các Câu Chuyện
Kể
Từ
Mặt
Trận
Phát
Triển
Kinh
Tế
(2013), Phát Triển Công Nghiệp Nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công
Việc Làm, Kỹ Nghệ Hoá, và Toàn Cầu Hoá (2017).
[i]
Dinh, H. T., Rawski, T. G., Zafar, A.,
Wang, L., & Mavroeidi, E. (2013). Tales from the development
frontier: How China and other countries harness light
manufacturing to create jobs and prosperity. Washington, DC:
World Bank.
[ii]
Dinh, H. T. (2013). Light manufacturing in Vietnam: Creating
jobs and prosperity in a middle-income economy. Washington, DC:
World Bank. |