Một lần ŕnh chộp Thanh Tùng “Thời hoa đỏ”:

DÙ ĐI BẤT CỨ NƠI NÀO,
TÔI VẪN LANG THANG TRÊN ĐƯỜNG CẦU ĐẤT

 

Nguyễn Thị Ngọc Hải

Đang định lén ngắm cảnh bắt quả tang Thanh Tùng là… người giữ xe cho một tiệm (của con anh)  trong cái ngơ đường Phạm Ngọc Thạch –Sai G̣n, th́ anh phát hiện tôi trước, kêu ầm lên:

“Bà khôn quá. Đất nước này bao nhiêu chỗ ngon bà chiếm lĩnh, mấy ông hay, bà viết sạch. Bọn loi choi Đại học Báo chí với tiến sỹ bây giờ viết ǵ. Mười năm nữa thôi, là nó biết ǵ đám văn nghệ sỹ này nữa mà viết. Ngay đám duyệt giải họ bỏ cả Xuân Quỳnh, Thu Bồn… đang bị dư luận chửi ầm ầm. Người ta nhắc réo tên nước xưa “Đại ngu“, mỉa mai rằng. Đại ngu là đúng. Đại ngu không xưa. Chữ ta không phải chữ Tàu. Bà c̣n phục vụ bọn họ  làm ǵ….”

Vừa loay hoay chỉ chỗ xe cho khách, vừa mồm oang oang, chả ư tứ ǵ. Xong việc ngoài cửa, anh mời tôi vào bàn tiếp khách (thật ra là cái bàn sát cửa để anh c̣n ngó ra trông xe ). Rồi chép miệng:

“Mà thôi. Thời thế nào, tôi thấy bà vẫn chăm chỉ làm việc của bà là được.”

(Phải nói tư “lịch sử“ để hiểu v́ sao chúng tôi ăn nói với nhau kiểu bè bạn này: Dù ít gặp, nhưng biết nhau từ khi c̣n trẻ, thời  bắt đầu say văn thơ viết lách ở Hải Pḥng trong sáng và  bom đạn. Hơn nữa, thời kỳ ở Hải Pḥng, cả nhà tôi thấy anh đến là…. hết vía. V́  Thanh Tùng  chơi thân, trong nhóm “đàn đúm“ với người anh cả của tôi. Anh tôi là câu chuyện điển h́nh về bi kịch một người thông minh, hiền hậu, đă  bị hỏng hoàn toàn cuộc  đời, v́ bị rượu hủy hoại..).

Ông lang thang đi như ngựa, giờ trông xe một chỗ có buồn không?

“Con thuê. Giám đốc Công ty. Từ chỗ khố rách áo ôm mà nó vào đây làm ăn giỏi, mua được nhà 12 tỷ.  Nói cho bà biết. Tôi ăn tàn phá hại. Bà uống nước đi. Tôi không nước chỉ rượu. Bỏ uống sao làm được việc.

Bà hỏi về thời Hải Pḥng à? Chả biết bà quê đâu, tôi Nam Định ra Hải Pḥng năm 54-55  Hải Pḥng với tôi đặc biệt lắm, nơi đẻ ra thơ. Tức là  cấy vào đất tâm hồn anh, mọc lên hoa lá là thơ. Tôi cũng như bà, yêu Hải Pḥng là đúng. Con người cùng quẫn lao động cực nhọc. Dạo vào đây kiếm sống không nhớ Nam Định. Nhớ Hải Pḥng. Tôi đă bón đất Hải Pḥng bằng mồ hôi tôi.

Tôi từng đào hồ quanh Quần Ngựa từ lớp 10 đi lao động. Bốc vác cảng. Thợ sắt đóng tàu không số. Xe goong than cho nhà máy điện, bốc vác xi măng. Tôi làm qua hầu như tất cả nhà máy Hải Pḥng. Thủy tinh, cơ khí kiến thiết…. (Bà yên trí uống nước đi, đừng đá đổ chai rượu của tôi để dưới chân ghế bà).

Gắn bó lao động. hàng ngày nhớ thương là đúng. Đặc biệt tôi là con người t́nh cảm. Nhớ Hải pḥng sau trận bom tôi đi bới cứu người bị vùi dưới nhà đổ, xe chở ḱn ḱn suốt đêm máu chảy. Dù mai đây đi bất cứ nơi nào, tôi vẫn như đang lang thang  trên phố Cầu Đất.”

- Ông nói ông bón mồ hôi rồi nở ra cái ǵ ?

“Hồi đó có Văn học Công nhân do Hội Nhà văn mở. Tôi không Đảng viên, ông già tôi “phu lít” giàu có Nam Định ai cho vào. Đại học cũng không được. Cái thời 58-59 nó thi lư lịch chứ không học. Đi làm công nhân kiếm sống và từ thực tế đó sáng tác.. . Hai lần giải nhất của Tổng Công đoàn và Hội nhà văn. Hồi đó cỡ Xuân Diệu chấm chứ không như bây giờ. Chế Lan Viên, Tô Hoài. Kim Lân chấm văn.

Vừa lao động vừa viết nó vất vả thế nào. Chiến tranh đầu ḿnh bom đạn. lên ụ súng nóc nhà bắn máy bay. Lúc 30 tuổi là cùng, sao không tham gia. Giấy không có... Khuân vác đầu culi đít thợ. Báo động đêm không dám bật đèn. Nhiều bài thơ viết trong bóng tối. Đi làm xé giấy bao xi măng cho túi mẩu bút ch́. Có khi gạch viết lên miếng tôn. Chở gạch xây nhà, mẩu gạch viết lên tấm gỗ hậu xe ḅ. Bà hỏi không sợ vứt thơ vung văi khắp nơi sao? Th́ mất nhiều chứ. Nhưng nhớ được. Có lúc vừa đi vừa lẩm bẩm.Tôi không ngồi kỳ công. Ngay bây giờ vừa làm thơ vừa…để ư trông xe”

Th́ xuất thần vậy mới là thơ hay. Khổ thế ông không thấy nản à, mà c̣n say sưa?

“Ấy đấy bà, chả biết là ǵ, nhưng vất vả lắm. Trong người tôi nó có một nhà thơ rồi. Bị làm. Nếu tôi có là người Mỹ hay Pháp, chắc vẫn làm, đó là số mệnh... Dám chiến đấu vượt khó khăn như thế chứ, khổ thế vẫn mơ mộng được. Có mơ mộng mới gọi là thơ. ừ sự thật cất lên nhưng phải mơ mộng. Tôi đầm ḿnh trong sự thật của công nghiệp, có chiến tranh, vừa máu xương vừa mồ hôi. Anh ở đất nước này. Hải Pḥng trung dũng kiên cường, thơ phải thế nào. Mỗi ngày có lúc 1,2 trận bom. Từ Hạm đội 7 nó vào. Lúc về c̣n thừa chưa hết bom, nó cũng thả.

Thơ, văn chương lúc đó khó khăn, có giá trị. Đêm đêm khuya vắng Đài có Tiếng Thơ bà Tuyết ngâm. Có đêm đói lả nghe mà lấy lại tinh thần. Ít ra phải đánh giá người làm văn học chiến tranh chứ đừng kiểu không cần biết chúng mày là ai. Tôi khó khăn, mẹ mất, thằng em điên, phải về ‘lấy tiền một lần“ rồi cứ như người chưa từng tham gia ǵ.  Không có lương bổng. “Một cục “ đợt đầu được ít lắm. Đó là năm 90 tôi 55 tuổi rồi.

Sống bằng ǵ hả? 2 con. Ra vỉa hè mua thu băng cát xét. Công an tịch thu v́ Luật bản quyền ǵ đó. Sang băng nhạc vàng.

Trường ca Hải Pḥng đă có 200 câu rồi.  Vào Sài G̣n tôi vẫn ủ mưu viết một cái “Trường ca Phương Nam“. Đă mấy trăm câu, để đấy v́ chưa đi hết được nơi muốn đi.”

Nghe ông nói từ lâu mà chưa xong cơ à?

“Cứ muốn thêm. Chưa đi được. Vào cái việc này, con kinh doanh. Tôi quản lư, nhân viên hỏi kho, dụng cụ spa, nguyên liệu, kem…Không có người lo không được. Tôi phụ với cậu bảo vệ trông xe khi nó phải chạy việc.

Thèm đi lắm nhưng bây giờ có cho đi cũng chịu. Không có quản lư không được.

Ối giời bà hỏi tổng cộng tác phẩm ấy à, tôi ứng tác nữa sao nhớ hết? Mà nhớ làm ǵ, ḿnh làm cho ḿnh. Th́ đồng ư với bà, tôi nói về “Thời hoa đỏ“ vậy.  Nó là một tác phẩm lăng mạn hoàn toàn. Không nói chiến tranh yêu nước, chỉ là t́nh yêu trai gái. Ngày ấy nó thế, những chuyện chiến đấu sản xuất đưa vào thơ  thiên hạ cũng thích, hợp với cuộc sống lúc đó (“Tôi ôm em và ôm cả cây súng của em “- Nguyễn Đ́nh Thi ). T́nh yêu đơn thuần hầu như không có. "Thời hoa đỏ” được người ta thích, đó là t́nh yêu lăng mạn bị dồn nén vắng bóng lâu ngày, bay bổng vượt trên đời sống. Khi yêu bất kể khó khăn. T́nh yêu là hiến dâng không được thua ǵ cả, chỉ là yêu nhau. Tôi viết nó những năm bom đạn nhất, “tự biên tập" thấy chắc không ai in, bỏ ngăn kéo. Hàng ngày vẫn đi quai búa.

Được rồi, giờ ông nghe tôi đọc  nhé. ”Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao- Anh nắm tay em dọc con đường vắng….Mỗi mùa hoa đỏ về - Hoa như mưa rơi rơi – cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi - như máu ứa một thời tuổi trẻ… Anh đâu buồn mà chỉ tiếc - Em không đi hết những ngày đắm say ….”. Ông Nguyễn Đ́nh Bảng phổ nhỉ?

“Bà nên nhớ, tôi là lăng mạn ảnh hưởng Pháp. Học tiếng Pháp từ bé Thơ Pháp nhất thế giới thời lăng mạn, nó hay lắm. Siêu thực hậu hiện đại nọ kia là thời nó ghét thơ rồi. Thời lăng mạn nó ghê lắm.

Ông Phạm Ngọc Cảnh giữ gôn thơ Văn nghệ Quân đội thời đó. Về nhà tôi chơi, đọc bài tôi bỏ ngăn kéo. Là  thi sỹ nên ông nhiệt huyết, lên tàu đi Hà Nội c̣n bỏ xuống để chép bài thơ đem in.  Như một tiếng nổ. Không ai làm ǵ tôi cả. Ông Cảnh bị ra khỏi ban Thơ. Ông là bộ đội lại về với kịch chèo. Sau xuất bản in trong 99 bài thơ t́nh. Ông Bảng theo ḍng chèo sang Nga học, ông ấy phổ nhạc.

Mà bà hỏi nếu cho chọn thơ ḿnh, tôi chọn bài nào hả? Hoàng Cầm nhiều lắm nhưng tôi chọn “Về Kinh Bắc”. Đấy mới là thơ. Nhiều câu hay ngang Kiều. Ông ấy thơ hay vào loại nhất nước ḿnh. C̣n thơ tôi, tôi không chọn cái ǵ... Dù bạn bè nhiều lắm, có lần nghe  giới thiệu đây nhà thơ "Thời hoa đỏ", người xung quanh như…bị điện giật. Không phải khiêm tốn đâu. Đời tôi tạm vẽ ra là, vào Hội nhà Văn v́ là công nhân làm thơ. Tôi không được học hành nhiều, không có điều kiện thành nhà thơ. Dù tôi biết ḿnh ba vạ bát nháo nhưng tôi có bản gốc thi sỹ. Một lần gặp Xuân Diệu tôi đọc ông nghe câu thơ tả cô thợ sơn: ”Ngực đầy như tương lai - quét nắng lên thân tàu “. Ông khen cậu có dáng dấp thi sỹ. Thời ấy được cỡ Xuân Diệu khen câu thế là ghê lắm, những năm 70. Dạo tôi quản lư quán rượu Văn ở Hải Pḥng chỉ trí thức uống. Vào đấy mới hợp chuyện. Tôi chơi với ông anh bà ở đấy.”

Những ǵ tôi biết về ông: kẻ lang thang “đàn đúm“ rượu chè phát sợ. Có nhất thiết phải vô kỷ luật thế mới ra thơ không? Sao nhiều ông làm ra lập dị phát gớm? Ông nói coi!

“Tôi làm ǵ mà bà bảo tôi vô kỷ luật? Cẩn thận và nghiêm túc chưa bao giờ bị ai chê nhá. Làm một bài thơ trọn vẹn phải tính kỷ luật cao. Phải hay. Mà hay th́ khổ lắm, tính toán chữ nghĩa cẩn thận. Bà biết thơ Đường niêm luật chứ ǵ? Ghê thế mà cũng chỉ c̣n vài trăm bài sống c̣n lại. Mà tính toán nói đây đâu như…kiểm toán được. Như ta có Đoàn thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan… khiếp khôngCó thiên bẩm chứ ai ngồi tính nó ra được “cỏ cây chen đá “….Vốn ngôn ngữ phải siêu. Chữ trong thơ c̣n hơn cả sự chính xác. Thơ không có chữ nữa là thôi.”

Ông yêu Sài G̣n thế nào?

“Úi giời. Sài G̣n sao không thích? Nó chỉ thiếu một cái lạnh thôi. Tôi thích Sài G̣n tự do. Ngay 2 câu trong trường ca tôi viết – Gió tự do thổi rộng mặt đường- Nắng vắt ra từ trái xoài thơm.

Con người không quan tâm soi mói khó chịu.. Hồn nhiên dễ tin. Đáng yêu lắm.”

Giờ đến lúc hỏi riêng tư đây này. Cuộc sống ông thế nào? Ông cưới mấy lần nay c̣n ở với bà nào không?

“Ba bà vợ, giờ không c̣n ở bà nào. Một thi sỹ lăng mạn. Bám vào con. Bà cũng biết thời đại này dù con có hiếu, người ta không thể nuôi được nhau. Nuôi đây không phải là cơm. Nuôi phần hồn mới nặng. Nhu cầu con người ghê gớm miên man, siêu thị triệu mặt hàng cũng không đủ.

Tôi cần một người thư kư, nhưng mà khó kiếm lắm chứ không phải b́nh thường. Phải giống như đưa bóng cho Maradona th́ khó cỡ nào. Phụ mổ cho cụ Tôn Thất Tùng, giơ tay đến đâu là đưa dao nào…đâu dễ. Nhà của con 5 tầng, đàng hoàng tử tế. Mà tôi lại muốn ḿnh vạ vật nằm đường như Cao Minh Trai để sinh ra thơ. (Cao Minh Trai là bạn thơ Hải Pḥng của chúng tôi, say thơ say rượu không thiết ǵ tiền bạc - sống vạ vật đến  lúc mất).

Thôi bà đừng đ̣i đi về vội. Nghe tôi đọc một bài về Hải Pḥng cho bà nghe. ”Hải pḥng lúc ra đi“

Mai tôi đi rồi-

 tôi có khóc đâu mà gió ướt

Mà nắng rát lên tôi mặn chat

Mai tôi đi rồi

Để lại đây tiếng búa

Khắc vào hồn phố….”

***

 

Rời nhà Thanh Tùng .

Người ta sẽ hát “Thời hoa đỏ “ được bao lâu nữa? Anh  có là nhân vật ǵ ghê gớm để nổi tiếng trong xă hội không có trí nhớ này? Tôi không quan tâm. Biết đó không phải chỉ là chuyện thơ văn (bao nhiêu người vĩ đại rồi cũng chịu quên lăng). Không phải chuyện giới showbiz  có người nhố nhăng nổi đó ch́m đó.

 Anh là dấu ấn Hải Pḥng lam lũ can đảm và tài hoa say đắm một thời. Dù bây giờ cũng là Thành phố chẳng thiếu chi mọi chuyện, nhiều hoa khôi hoa hậu - cho dù có thời báo chí nước ngoài gọi nó là “thành phố bị …bỏ quên trong Mở Cửa“. Anh là tính cách người độc đáo, là  câu chuyện vật lộn sống  đủ khổ mà không mất say mê cao đẹp… máu ứa một thời tuổi trẻ - như màu phượng đỏ. Thế chẳng đủ để ta yêu và tiếc  măi sao ?

Chỉ chưa đầy một năm sau cuộc tṛ chuyện ấy, Thanh Tùng mất ở tuổi 83. Tôi cũng không đến kịp tiễn đưa anh.

Nhưng trong âm thầm nhớ bạn bè tôi luôn nghĩ, Thanh Tùng chẳng thể đi đâu. Anh đă đạt được ước mơ như Cao Minh Trai. Và đám thi nhân điên dại ấy cùng ông anh tôi vẫn măi bên nhau lang thang trên phố Cầu Đất, nơi “Thành phố ăn nằm với biển  Đẻ ra một lũ cần lao “(Trần Quốc Khánh)

Dù Hải Pḥng cũng đă nhiều…lớp người đổi mới khác xưa.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI.

 

 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 13-2-18