Ba tôi, người đã có một cuộc đời tuyệt diệu

 

Hoàng Dương Tuấn

 

Thm thoát đã một năm kể từ ngày ba mãi mãi ra đi. Một đồng nghiệp của tôi đã viết “Dù biết ngày này không thể tránh khỏi, sự ra đi của bác Tụy vẫn để lại khoảng trống và mất mát. Bác Tụy là một người phi thường trong giới trí thức Việt Nam, không chỉ như một nhà khoa học mà còn là người đấu tranh cho những gì bác tin. Đóng góp  của ông cho khoa học, giáo dục và cho  dân tc Việt Nam  là vô song. Tôi như mất một người thân vì tôi biết bác. Dường như mới hôm qua bác và bác gái tới Melbourne và ký ức về ăn Bò Bảy Món với 2 bác vẫn sống động. Tôi trân trọng những kỷ niệm như vậy và tôi cảm thấy hãnh diện được biết bác. Bác đã ra đi nhưng di sản của ông luôn luôn còn mãi với chúng ta.”

Giáo sư Pierre Darriulat, người bạn gần gũi của ba đã nói với tôi “Cha anh là người đàn ông phi thường và sự ra đi của ông là một mất mát lớn. Cha anh lo  cho đất nước hơn là cho bản thân. Ít có những người tht như vậy”.

Nhng ngưi bn ca ba đã viết "ông coi công danh phú quí ch là phù vân, nhưng phi sng cuc đi có nhiu ý nghĩa, dù khó khăn đến my cũng tin vào mt tương lai tươi sáng ca Dân tc ta, mt Dân tc đau thương và qut khi".

Gi đây, đc đi đọc lại bài viết ca ba v thủ tướng  Phm Văn Đng, tôi mi hiu rõ thêm vì sao ba lại có và sống với niềm tin không dao động như vy. Ba bắt đầu sự nghiệp như một nhà giáo khi chưa đầy 20 tuổi từ những năm đầu  kháng chiến chống Pháp. Vào thời kỳ mà người ta dễ dàng buông xuôi nhiều thứ để giữ đất và bảo vệ cuộc sống, dân tộc ta đã có được nền giáo dục xuất thần và phát triển một cách kỳ lạ. Trường Lê Khiết nơi ba dạy, vốn là miền đất nghèo khổ và thiếu học, đã phát triển tới qui mô vượt cả trường trung học thời thực dân ở Qui Nhơn. Cả giáo viên lẫn học sinh đều có niềm tin vào sức mạnh giải phóng của giáo dục với những ước mơ thật lãng mạn. Ít có một dân tộc nào lại làm được đồng thời cả hai việc lớn là đánh giặc và phát triển giáo dục.  Ngôi trường Lê Khiết khiêm tốn ở Quảng ngãi đó đã sản sinh  nhiều  văn nghệ sỹ,  nhà giáo, nhà khoa học chân chính. Họ là những người yêu quê hương, yêu con người đến tận đáy tâm hồn và để lại nhiều di sản giáo dục, tinh thần cho thế hệ sau.  Rồi vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt nam, trong những giờ phút lâm nguy phải sơ tán tránh những cuộc oanh tạc không kích muốn đưa miền Bắc Việt Nam về thời ký đồ đá mà  Thủ tướng vẫn cất lên tiếng nói “Khoa học nâng con người ta lên”. Là người làm khoa học đã hơn 30 năm ở những nước phát triển, tôi chưa bao giờ nghe được câu nói sâu sắc như thế.

Tôi không bao giờ quên những lần nói chuyện vi ba. Ba đau đớn  khi thấy đất nước qua bao thử thách khốc liệt thời chiến  lại bỏ lỡ biết bao cơ hội phát triển trong thời bình,  những nề nếp giáo dục hay khoa học may mắn có được từ thời chiến không những không được giữ gìn hay phát huy mà bị lụi tàn bởi những quan điểm hẹp hòi mà cứ tưởng là cách mạng. Quá nhiều những thứ phát triển không giống một ai, thương mại hóa không tha một lĩnh vực nào mà vẫn coi đó là phát huy và sáng tạo. Chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về lý tưởng, về những cái giá của dân tộc phải trả sau hai cuộc chiến. Tôi vẫn nhớ ba nói ngày xưa trong chiến tranh, những người cộng sản là những người đi đầu. Ba luôn nhắc thế hệ tôi không sống trong bối cảnh đó nên không hiểu được nỗi nhục của một đất nước bị nô lệ. Khi đi dạo dọc bờ sông Hương ba kể say sưa thời thanh niên ba đã bơi qua sông Hương do tụi Tây thách thức. Nhiều ln khi đi ngh cùng gia đình tôi, ba và tôi đi do riêng nghe ba chia sẻ những day dứt về của ba về thời cuộc, “trong khi khắp thế giới thay đổi, thì VN vẫn cứ kiên định con đường tối tăm, không tương lai,  nhiều vị vẫn vô tư, không thấy trách nhiệm, chỉ lo…sắp xếp các ghế ngồi”.  Ba hay nhắc  chuyện ông Phạm Văn Đồng nói với ba lúc cuối đời “Tôi buồn lắm, buồn vô cùng”.  Một lần vào năm 1987, khi tôi chỉ những dòng báo ca ngợi ông Phạm Văn Đồng là vị thủ tướng lâu đời nhất thế giới, ba bảo họ “quên” nói ông Đồng cũng là thủ tướng ít quyền nhất thế giới. Giờ tôi đọc lại bài viết về Phan Châu Trinh của học trò ba thời Lê Khiết. Phan Châu Trinh đã tìm ra nguyên nhân mất nước, dân tộc sa vào vòng nô lệ thảm khốc là ở trong văn hóa, trong sự lạc hậu quá xa về văn hóa của dân tộc so với đối thủ của mình. Ông không chỉ đặt vấn đề độc lập, ông đặt vấn đề xa hơn, căn bản hơn: phát triển, cho văn minh bằng thiên hạ. Bi kịch lịch sử là ông hầu như hoàn toàn cô độc về tư tưởng và đường lối trong thời của mình.

Tôi vẫn giữ đầy đủ nhng email ba k vn tt nhng vic ba làm như t chc hi tho hàng tun v giáo dc và nhng kiến ngh ci cách giáo dc, sách giáo khoa, ri cùng các đng nghip Viện nghiên cứu phát triển đưa ra nhng kiến ngh, góp ý, kêu gi. Đến tận tháng 5 năm 2018, sau khi mẹ tôi mất ít lâu và ba đã bắt đầu yếu, ba vẫn nói sang sảng với tôi về tầm nhìn của lãnh đạo cao nhất trong những giờ phút khó khăn quan trọng như thế nào với đất nước. Ba đặt vấn đề “vậy tầm nhìn ngoài chuyện đánh tham nhũng là  gì”? Mấy tháng trước khi mất, ba đồng ý cho xuất bản cuốn “Xin được nói thẳng” tập hợp nhiều bài viết của ba trong thời gian dài trên các báo về những vấn đề sống còn của xã hội. Ba nói ba hy vọng cuốn sách đó kích thích sự đổi mới của đất nước. Các bài viết trong sách được sắp xếp rất khoa học, dẫn dắt người đọc từ phân tích cơ bản những khuyết tật của hệ thống dẫn đến xã hội tham nhũng đầy những khối u dị dạng nên chỉ có tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống toàn diện mới giải quyết được vấn đề. Người tài và bản lĩnh người lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất. Phải có những đột phá trong giáo dục và quản lý khoa học mới có hy vọng  dân tộc thích ứng với thời đại  kinh tế trí thức thay đổi cực nhanh.  Tôi biết vì những bài đó mà có thời các báo được chỉ đạo không được phỏng vấn ba. Tôi biết có báo đã bị ngừng hoạt động 9 tháng và toàn bộ ban biên tập bị kỷ luật chỉ vì đăng một bài của ba. Máy tính xách tay có nhiều bài ba đã viết và đang viết bỗng dưng bị mất cắp. Sức  đã  yếu lắm mà ba vẫn hỏi về phản hồi của độc giả vể cuốn sách. Có anh Phúc thủ tướng đã gửi thư đến thăm hỏi và phản hồi tốt. Nhớ lần đầu gặp mặt ở Sài Gòn cuối năm 2016, anh Phúc có nói tôi “mình tổ chức sinh nhật 70 năm ba cậu  khi còn làm chủ tịch ở Quảng nam đấy”. Tôi lại nhớ được xem video ghi lại quê hương Điện bàn  vinh danh ba nhân dịp ba 70 tuổi, ghi lại những lời nói chân thành và mộc mạc của quê hương về ba. Mỗi lần về quê, ba đều kể cho tôi với niềm tự hào. Ba  nhắc một Hội An phát triển đàng hoàng một phần nhờ có ông bí thư Sự giỏi và có tầm nhìn.

Ba không chỉ là người cha, ba là người thầy và là thn tưng ca tôi, là người dẫn dắt tinh thần luôn chia sẻ những giờ phút khó khăn nhất. Càng ngày tôi càng thấm lời ba nói sau khi  ông Phạm Văn Đồng mất rằng ba thật sự buồn vì ba mất nơi chia sẻ tâm tư, nhiều khi chỉ vài câu ngắn ngủi  nhưng động viên tht nhiều. Thật nhớ những dòng ngắn ngủi của ba như  “ Con nên giữ sức khoẻ và luôn giữ vững tinh thần, dù khó khăn gì cũng không ngại, miễn mình làm việc đứng đắn, công tâm,. Lao động vất vả, nghiêm túc như con kể thì có gì mà lo. Đừng để khó khăn đè mình xuống mà phải đứng trên mọi chuyện. Ba đã từng gặp những chuyện cực ký căng thẳng hồi ở ĐH Tổng hợp Ba và bác Thiêm bị tụi nó đấu lên bờ xuống ruộng, định quật ngã cả Ba và bác Thiêm nhưng cuối cùng tụi nó cũng chẳng làm được gì minh, dù chúng nó có một lực lượng quan chức mao-it ở cấp trên ra sức ủng hộ. Tất nhiên hồi đó tụi nó gây cho mình rất nhiều khó khăn, Ba cũng có lúc rất nản, nhưng rôi Ba tập trung làm khoa học, chính thời kỳ này Ba nghĩ ra global optimization. Cừ vùi đầu làm khoa học, bỏ ngoài tai mọị chuyện khác, phởt lờ, quên bớt đi, rồi cuối cùng sẽ vượt qua được khó khăn” và “các điều kiện của con như vậy cũng là mãn nguyện rồi, còn cái gì hơn nữa thì xem như phần phụ thêm, có càng hay, không cũng chẳng sao. Nhiều người cũng chỉ mơ ước chừng đó thôi mà. Ai đó nói muốn sống có hạnh phúc thì nên biết chừng nào là đủ, cái triết lý ấy cũng đúng. Ở các nước như Úc thì cạnh tranh trong xã hội là một áp lực, ở đó không thể thoải mái theo kiểu làm bao nhiêu cũng được, mọi nhu cầu đều có thể ỷ lại vào bao cấp, chẳng phải lo nghĩ nhiều-như trong xã hội ảo tưởng vớ vẩn mà bao năm nay, cho đến tận bây giờ, vẫn được đưa ra tuyên truyền lừa dối dân mình”.

Khi tôi nhỏ, ba dạy về phân số để tôi sau đó tự học. Cuối năm cấp 2, ba dạy đọc sách toán phổ thông tiếng Nga để giúp tôi  tự tìm sách học thêm. Những cuốn sách tiếng Nga cùng những mẩu chuyện hấp dẫn ba kể trong những bữa ăn về những nhà toán học, rồi tấm gương ba nghiên cứu ngày đêm đã giúp tôi  say mê học toán với ước mong theo con đường khoa học của ba. Khi sang học ở Liên Xô, tôi đưc gp những người bạn nổi tiếng nhưng bình dị của ba. Tôi hay đến nhà giáo sư Zykov, chuyên gia hàng đầu về lý thuyết đồ thị. Giáo sư Zykov k hi ông Novosibirsk, ba có đưa mt kết qu rt đc đáo v bài toán đ th nên có 1 chương trong cun sách "Lý thuyết đ th" ca ông là v phương pháp Hoàng Ty. lần sinh nhật ông, con gái ông bảo ngày sinh nhật là ngày của gia đình nhưng cha tôi sẽ rất vui khi có cậu đến.  Hôm tôi bảo vệ chính thức luận án PhD, ông và cả gia đình đến dự làm cả trường tôi ngạc nhiên, họ không tin là có người nổi tiếng vậy đến dự lễ bảo vệ của tôi. Đến ông thầy hướng dẫn của tôi cũng hỏi sao cậu còn quen biết giáo sư Zykov à. Một người bạn khác của ba là giáo sư Rubinstein, nguyên là học trò của Kantorovich-nhà toán học duy nhất đoạt giải Nobel về Kinh Tế năm 1975. Từ những năm 60 thế kỷ trước, khi thế giới còn chưa có thuật ngữ “tin học”, Rubinstein cùng Kantorovich đã đưa ra bài toán giao thông thông tin mà ngày nay thế giới đang nghiên cứu nhiều. H trong s nhng nhà khoa hc hàng đu ca Liên Xô đến lp ra thành ph khoa hc nổi tiếng ở Novosibirsk.  Năm 1987, khi tôi đến Novosibirsk dự hội nghị của sinh viên, Rubinstein đến gặp và đưa tôi về ở nhà ông luôn. Mấy buổi đi dạo cùng ông toàn gặp các cây đa cây đề trong ngành, không là viện sỹ thì cũng giải thưởng Lê Nin hay gii thưng nhà nước Liên Xô. Sau mi ln chào h, ông hay k cho tôi nhng câu chuyn rt thú v h đưc gii thưng tm c như vy vì nhng công trình gì, nhng đóng góp gì. Không khí chính tr khi đó thông thoáng hơn và chúng tôi cũng hay nói nhng chuyn hài hưc chính tr. Là người tng tham gia cuc chiến tranh gic vĩ đi, ông bo  "trên màn nh thì c làm như ti Đc ngu lm, nhưng ti sao đánh nhau vi h khó thế".  Ông kể rất nhiều chuyện hay về Kantorovich, người tt nghip đi hc khi 18 tui, thành giáo sư khi 22 tui, và làm ra những công trình được giải Nobel năm 27 tuổi.  Kantorovich  không nhng là nhà toán hc mà còn là nhà kinh tế hc.  Ai cũng biết giá cả các mặt hàng của Liên Xô thời đó chẳng theo một qui luật kinh tế nào. Kantorovich có nói rằng nếu chúng ta xuất khẩu cách mạng đi toàn thế giới thì cũng nên để 1 hòn đảo là chủ nghĩa tư bản chứ nếu không thì không biết giá cả các mặt hàng thế nào. Rubinstein nói nhiu v ba, về nhng công trình ca ba v ti ưu đy cm phc và đy sc thuyết phc. Ông nói có nhiu ngưi có nhng kết qu hay, nhưng đ xây dng đưc thành mt lý thuyết hay như ba thì không nhiu. Ông khuyên tôi hãy tìm v trí ca mình trong khoa hc và đi theo con đưng ca ba.

Gi đây, sau hơn 30 năm nghiên cu, điu mà tôi t hào vi bn thân nht có l là đ sc và trí tu đ làm theo nhng li khuyên ca ba, vi tác phong nghiên cu Hoàng Ty. Hi tôi  nh, ba hay k chuyn ba t hc ri nhy cóc, ba nghĩ nên to điu kin đ hc sinh, sinh viên gii có th nhy cóc. Đến cui năm th 3 đại học, tôi muốn tốt nghiệp sớm nhưng không được vì đ tt nghip, ai cũng phi hc rt nhiu các môn ngoài l khác như Kinh tế chính tr Mác-Lê Nin hay Ch nghĩa cng sn khoa hc. Nhưng nh vy và nh có "máu" nghiên cu khoa hc ca ba, tôi tn dng đưc 2 năm cui tp trung hc hi nghiên cu. Lun án PhD ca tôi hoàn toàn là kết qu ca 2 năm nghiên cu này, vi 3 bài báo đăng trên tp chí có tiếng ca Liên Xô. Điu tôi đáng tiếc nht có l là không hc tiếng Anh nghiêm chnh thi nghiên cứu sinh. Triết lý ca ba rt đơn gin và d hiu: mun hp tác vi phương Tây thì cn biết h đang quan tâm nhng vn đ gì, phi có nhng công trình đăng các tp chí phương Tây, có nhng bài báo viết tiếng Anh. Tuy có ý thc đc các tp chí phương Tây đ hiu xu hưng nghiên cu ca h nhưng tôi li không h hc cách viết mt bài báo khoa hc bng tiếng Anh. Mãi ti năm cui thi sinh viên PhD là năm 1990, tôi gi cho ba 2 bài báo tôi viết bng tiếng Nga đ ba dch sang tiếng Anh và đăng phương Tây. Lúc đó ba đang Áo và ba đã cm ci dch sang tiếng Anh, in li bài báo (thi đó đây là công vic rt nhc) và đưa cho đng nghip bên đó xem trưc cũng như hi ý kiến h nên gửi đăng đâu. Ba không k nhưng sau này tôi biết, thi gian đó có nhng lúc ba phi nm vin m răng, đau đến nỗi bác sỹ đã phải gây mê.

Ba có mt ngưi bn Nht rt đc bit là giáo sư Mitsui trường tng hp Nagoya. Ông chính là người đề xướng và cùng các nhà toán học Nhật đóng góp giúp viện Toán xây dựng nhà khách năm nào. Thn tưng ca Mitsui là H Chí Minh nên khi sang thăm Vit Nam ông  mua nh chân dung H Chí Minh  v treo. Bưc vào phòng làm vic ca ông s thy ngay nh H Chí Minh. Các đng nghip ca ông Vit Nam sau k vi tôi là hi đó tìm mua nh Bác H rt khó vì ngoài hiệu sách toàn nh chân dài. trường Nagoya có mt nhóm phn đi chiến tranh Vit Nam thi nhng năm 70 gm Mitsui, Torii và Hosoe. Với họ, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp là những tên tuổi lớn. Giáo sư Hosoe   là chuyên gia hàng đu ca Nht bn v lý thuyết điu khin, ngành ca tôi. Năm 1993, tôi liên lc vi giáo sư Hosoe qua gii thiu ca giáo sư Mitsui và đưc ông mi đến Nagoya làm seminar. Sau seminar đó 2 tháng thì ông mi tôi ti Nagoya mt ln na. Khi gp, ông bo gi chúng tôi phng vn  đ tuyn anh làm tr lý nghiên cu cho nhóm ca tôi, và dn tôi sang mt phòng có my giáo sư na đ phng vn! Ln đu tiên trong đi mi nghe t phng vn và hoàn toàn không chun b! Ít lâu sau, ông thông báo là tôi đã đưc nhn. Ri nh có nhng bài báo tiếng Anh ca tôi, trong đó có bài đưc mt giáo sư ni tiếng Boston (Mỹ) khen đã gii quyết đưc bài toán mà lâu nay bao nhiêu chuyên gia chưa gii đưc, ông đưa tôi lên làm ging viên, thay mt giáo sư vn là thy ca ông va v hưu. Khi tôi đến chào trưng khoa k thut ca trưng (dean of engineering) đ bt đu công vic vào tháng 4 năm 1994, tôi được nghe mình là giáo sư tr nht trong lch s ca trưng. Nht, nht là trong lĩnh vc k thut nhng trưng ln, h thưng có bng PhD tương đi mun và sau đó làm tr lý nghiên cu khá lâu trưc khi đưc làm ging viên là bc thp nht trong ngch giáo sư. Chưa hết, sau tôi mới thấy lúc đó chỉ có tôi và một giáo sư lớn tuổi người Bungaria là người nước ngoài trong hàng ngũ giáo sư, chứ trợ lý nghiên cứu người nước ngoài thì hầu như nhóm nghiên cứu nào  cũng có, nhiều người trong số họ vốn là giáo sư nữa. Cùng  là lý thuyết điu khin nhưng các vn đ mà phương Tây quan tâm và Liên Xô quan tâm hoàn toàn khác nhau: lý thuyết điu khin bên phương Tây nghiên cu nhng bài toán điu khin thc tế, có tht, nhưng lý thuyết điu khin ca Liên Xô b nhng nhà toán hc thun túy dn dt nên nghiên cu toàn nhng th tng tưng không ai biết đ làm gì.  Hosoe có nhiu ln nói vi tôi sau này rng thc ra ông chng hiu gì ni dung seminar ca tôi c, nhưng  cm nhn tôi là ngưi làm vic rt hăng say và có kiến thc cơ bn tt và ông cần  ngưi như vy. Ông nói t hào v quyết đnh đúng đn nht này!  Tôi đưc làm vic thoi mái ch ông 5 năm và ông tr thành ngưi bn ln và gn gũi nht ca gia đình chúng tôi. V chng ông đã bên tôi trong bnh vin khi ch v tôi sinh con. Sau khi ba mt, mt ln v tôi nói qua đin thoi vi ông rng gi chúng tôi ch có ông như bc cha chú trong gia đình và vì vy cui tháng 11 năm ngoái v chng ông li lc tc sang Úc thăm chúng tôi. Đến cui năm, khi nhà tôi đi ngh Hokkaido, c gia đình ông cũng lên đó cùng. Con gái tôi khi có tin gì vui v chuyn hc hành trưc đây bao gi cũng gi cho ông ni đu tiên, gi thì gi cho ông Hosoe đu tiên. Khác vi ngưi Vit, ngưi Nht không gi nhiu ngưi là bn, nhưng mt khi đã là bn, h là nhng ngưi đáng tin cậy nht. Cũng như ba, Hosoe là ngưi không nói nhiu nhưng làm thm lng và giúp đ, che ch ngưi khác rt nhiu. Bưc ngot quyết đnh trong cuc đi làm khoa hc ca tôi là đưc làm vic vi giáo sư Hosoe 5 năm, chu khó và đàng hoàng theo li khuyên và tm gương ca cha mình. Có ln khi nghe v tôi nói là sao vic gì tôi đã làm là cũng c gng làm đến đu đến đũa rt mt sc  thì ba rất mng, ba bo vy là con ging cha. Trong 5 năm đó, nghiên cu ca tôi cũng chuyn sang hưng mi là áp dng các phương pháp ti ưu vào các bài toán khó trong điu khin, và đưc hp tác vi ba, nghiên cứu học hỏi những kết quả của ba, và ước mơ có được một vài kết quả hay như một số kết quả của ba.

Năm 1997 khi đến Nagoya, ba mng khi nghe tôi làm vic có kết qu và có nhiu cơ hi thăng tiến. Ba k chuyn đ xut vi ông Võ Văn Kit m trưng Toán công nghip, mt trong nhng mc đích là đ to môi trưng làm vic cho nhng ngưi như "ti mày". Ba đã rt tâm huyết vi d án đó. Năm sau ba nói ba rt gin ông Kit đã không đ đng gì thêm sau nhng li ng h ban đu. Mãi về sau ba mi biết d án này không thc hin đưc vì mt lý do rt lãng xt không phi t ông Kit.  Năm 2000, khi tôi hi ý kiến ba v chuyn xin vào công dân Nht đ có h chiếu đi li các nưc cho d dàng, ba nói  t quc trong tim ch không phi tm h chiếu đ đi li.

Năm 2003, gia lúc đang v trí nhiu ngưi mơ ưc và sp đưc b nhim lên v trí quan trng ca trưng, tôi quyết đnh ri nưc Nht của nn công ngh tiên tiến bc nht thế gii sang nưc Úc phát trin ch yếu bng cách đào tài nguyên xut khu thô. Ông hiệu trưởng bo tôi là "khùng" vì đang v trí như thế c Nht li sang v trí thp hơn c Úc lc hu (v mt công ngh). Trưc khi ri Nht, ba cũng qua ch tôi. Khi nghe v tôi than chuyn phải ri nưc Nht, ba nói ba rt hiu Tun, nó đang đ tui sáng to nht nên mun dành hết sc cho khoa hc. Ba luôn nói tôi đang có điều kiện mà thời ba không thể mơ được nên hãy hết lòng về khoa học. Hai năm cui trưng, do sp đưc "đ bt" nên tôi phi tham gia quá nhiu cuc hp, khiến còn rt ít thi gian cho nghiên cu. Gi tôi vn nh cm giác căng thng như thế nào khi mi sáng đến trưng, đang say mê vi nhng ý tưng khoa hc mt chút là b ct ngang bi cú đin thoi ca thư ký "mi giáo sư đi hp". Nói vậy chứ làm sao so sánh được với hoàn cảnh ba những năm 60 thế kỷ trước, khi ba ngày làm việc, tối chong đèn viết kiểm điểm và giải trình chuyện “chuyên môn thuần túy” mà không “hồng”. Có vị lãnh đạo cao nhất của ban Tuyên giáo đã đe: trường đại học không phải là nơi để các anh nghiên cứu khoa học. Không thể tưởng tượng nổi “qui hoạch lõm” của ba đã được ra đời trong hoàn cảnh đó.

Năm 2004, lần đầu tiên gia đình tôi về Việt nam. Ba mẹ tôi rất mừng. Khi nghe con tôi muốn ăn sữa chua, ba bảo để ba đi mua. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy ba đi siêu thị ở Việt nam. Mới mấy hôm mà ba mẹ đã rạng rỡ  hẳn vì vui. Năm 2008, tình cờ tôi viết cho ba mẹ là cuộc sống bên Úc khó khăn hơn nhiều so với tôi nghĩ, tiền lương có được bao nhiêu thì cho vào khoản trả nợ nhà băng tiền mua nhà gần hết, thêm các khoản chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng nữa thì có khi không đủ. Vậy mà khi bạn tôi về Việt nam công tác, ba mẹ tôi nhờ anh mang sang 10 ngàn đô Mỹ giúp chúng tôi. Hơn ai hết, ba hiểu được những đồng tiền làm ra ở phương Tây đâu có dễ dàng như nhiều người nghĩ. Dù tôi ở đâu, ba cũng quan tâm sao cho tôi tập trung nghiên cứu. Ba mong chúng tôi về nhưng không nói để khỏi ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu của tôi. Chỉ sau khi mẹ tôi mất, khi tôi viết sẽ thăm ba mấy tháng một lần, ba mới trả lời: ừ con về, ba chờ.

Tháng 7 năm 2018 ba bắt đầu ốm nặng. Chị tôi nhắn, mấy hôm nay ba thường xuyên nhắc tôi. Nghe vậy tôi liền gọi để nghe ba. Giọng ba yếu và ba chỉ nói đi nói lại rằng ba rất tự hào về tôi. Tôi nghe vậy buồn hơn là vui vì dường như ba đã thấy không còn nhiều sức, không còn nhiều thời gian trên cuộc đời này. Nửa năm sau, sức khỏe ba có tốt hơn chút và khi gặp tôi, ba bảo: ba mong có sức khỏe để sang Úc thăm gia đình con.  Cuối tháng 6 năm 2019, tôi về thăm ba. Biết trước tôi sẽ đến lúc 9 giờ sáng, ba hỏi cô chăm sóc mấy giờ rồi. Khi nghe là 8 giờ sáng, ba bảo: vậy là còn một tiếng nữa con tôi sẽ tới, nó là giáo sư bên Úc. Ba quá vui khi thấy tôi nên chị tôi bảo “Tuấn mà ở lại lâu chắc ba hết bệnh”.  Ba vẫn còn nhớ con tôi năm nay thi vào đại học Y và ba bảo ba biết ở các nước phương Tây thi vào trường Y khó lắm. Ba sinh động hẳn lên khi tôi ghé tai ba đọc bưu thiếp tiếng Anh trong trẻo cháu gửi ông nội: “Dear  Grandpa, I hope you will feel better soon! I miss you a lot while in Australia, so I hope to see you soon after I complete my HSC this year! Next year I hopefully will stay in Vietnam for a long time so I can visit you often! Stay healthy and happy and I will see you soon. Here is you with your new book” (Ông ơi, cháu muốn ông mau khỏe. Ở Úc cháu rất nhớ ông và cháu muốn thăm ông ngay sau kỳ thi đại học. Năm sau cháu sẽ ở Việt Nam lâu để thăm ông thường xuyên. Khỏe và vui ông nhé và cháu sẽ gặp ông sớm. Cháu vẽ ông cầm quyển sách mới của ông). Nhưng ba biết sức lực của mình và ba nói tôi: chắc lần này con gặp ba là lần cuối nên ba chào con.

3 tuần sau, ngày 14 tháng 7 năm 2019, ba đã ra đi mãi mãi. Như ba đã viết cho tôi cách đây 5 năm “Về phần cá nhân, Ba vẫn luôn thanh thản. Cả đời mình sống tử tế, có trách nhiệm, nên trong tâm bao giờ cũng nhẹ nhàng”, và “Nhiều lần tình cờ trong bệnh viện hoặc trong các buổi gặp gỡ thân mật có những người mình mới gặp lần đầu nhưng cũng bày tỏ với sự ngưỡng mộ chân thành của họ, những lúc ấy Ba cảm thấy đời không đễn nỗi quá bạc bẽo với mình mà xét ra cũng thật công bằng. Mình sống thế nào, dù có những lúc khó khăn, gần như bế tắc, nhưng rồi cuối cùng tấm lòng và sự thanh sạch bao giờ cũng được đền bù xứng đáng, tuy có khi muộn màng”.  Ông đã nói với hậu thế “Tôi mong tất cả các bạn tiếp tục con đường dù tôi có chết đi” trước lúc ra đi. Ba ơi, con luôn tự hào là chưa bao giờ có một ý nghĩ nào khác ngoài tiếp tục con đường của ba.

 

 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 25-6-20