ĐÔI
LỜI THƯA LẠI CÙNG GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ CHI
VỀ
CHUYỆN THƠ VĂN LÝ
-TRẦN
Boristo Nguyen
Trước hết xin cám ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã mau chóng trao đổi lại
bài viết “THƠ VĂN LÝ - TRẦN – NGHĨ VỀ “TƯ CÁCH TRÍ THỨC” CỦA GS NGUYỄN
HUỆ CHI” (1) của tôi đăng trên
Văn nghệ TP. HCM số 502.
Trước khi thưa lại những điểm cụ thể tôi xin đinh chính và trả lại những
điều mà giáo sư gán cho tôi trong bài viết của mình.
- Giáo sư nói tôi “trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa
học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương
Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ
lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép
(nghĩa là bảo đảm rất thật)…”.
Xin thưa, đấy không phải là lỗi của tôi. Bài tôi đăng trên trang
facebook cá nhân không có những bức ảnh này. Bài được đăng trên Tuần báo
Văn Nghệ TP HCM là do người khác gửi và khi gửi đã tự bổ sung các bức
ảnh tư liệu nói trên lấy từ facebook của Kiều Mai Sơn. Đó là bản khai lí
lịch khoa học của giáo sư năm 1966 (không lẽ giáo sư không nhận ra bút
tích của mình?) và lưu bút của cụ Đào Phương Bình. Bản đăng trên Văn
nghệ TP Hồ Chí Minh có chú thích nhầm bản khai lí lịch của giáo sư thành
bút tích của cụ Đào Phương Bình. Khi đọc báo (online) tôi phát hiện và
đã nhắc ngay người gửi nói lại với ban biên tập để đinh chính. Giáo sư
có thể hỏi thẳng tòa soạn, hoặc nếu thích tôi sẽ cung cấp chứng minh.
Giáo sư tin hay không thì tùy! Điều quan trọng hơn, mà không hiểu giáo
sư vô tình hay chủ ý không phát
hiện ra, là trong bức ảnh chụp bút tích của cụ Đào Phương Bình có ghi
rõ: “Dịch tập thơ văn Lý - Trần (cộng tác với đ.c Nguyễn Đức Vân)
hiện nay đang chuẩn bị xuất bản.” Những dòng này cụ Bình viết
vào ngày 15 tháng 3 năm 1967, tức là một năm trước ngày giáo sư
được giao nhiệm vụ (1968).
Hình 1a. Bút tích cụ Đào Phương Bình
Hình 1b. Bút tích cụ Đào Phương Bình
Giáo sư có cần tôi giải thích đoạn bút tích này nói lên điều gì?
- Điều thứ hai, giáo sư “khen” tôi khôn khéo đã sử dụng lời “tự khoe
khoang” để làm người đọc mất cảm tình với giáo sư. Giáo sư nói: “đó
chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai
nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai”. Xin thưa: đây không
phải là lần duy nhất, trong một bối cảnh đặc biệt mà giáo sư buộc phải
tự khoe mình. Chuyện này giáo sư hay khoe khoang có thể tìm thấy khá
nhiều trên mạng. Không lẽ lần nào cũng đều là do phản ứng với ông Sơn
Kiều Mai?. Để khỏi mang tiếng vu vạ, tôi xin mời giáo sư đọc lại bài
“Những năm tháng với Phong Lê”(2) của mình đăng trên Talawas
ngày 14.06.2008:
“… Cái cầu toàn của mình đâu phải là hoàn toàn vứt đi. Chính nhờ nó mà
một thời gian sau khi
Thơ văn Lý-Trần Tập I ra mắt, chúng tôi đã được dư luận đón nhận. Kể
từ năm 1978, từ bên trời Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi về qua
đường ngoại giao cho tôi hai cuốn trong bộ Việt Nam Phật giáo sử
luận của ông với lời đề tặng: “Kính tặng GS Nguyễn Huệ Chi.
Nguyễn Lang - 1978 . Khi lên Văn phòng Đảng ủy Ủy ban Khoa học xã hội
nhận sách, tôi thấy ông Bí thư Đinh Lư trước khi trao sách, mở ra chỉ
vào mấy lời ấy và cười - Đúng quá! Thứ tôi mà Giáo sư cái nỗi gì. Ít lâu
sau nữa, từ Úc Châu, từ Canada, và từ Pháp, các
học giả Nguyễn Hưng Quốc,
Trần Văn Tích và Claudine Salmon đã viết những lời đầy khích lệ làm tôi
ấm lòng. Cái cầu toàn của tôi, trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn sách vở
tra cứu, phương tiện in ấn ở miền Bắc và sau 75 là cả nước những năm
70-80 thế kỷ trước, dẫu chưa “toàn” như ông Trần Văn Tích nói, thì cũng
không đến nỗi hoàn toàn là thứ việc làm “chuyên môn thuần túy” - và hệ
quả ngầm hiểu không cần nói ra: vô ích cho việc xây dựng “con người mới
cuộc sống mới” - như dư luận một thời ở Viện ám ảnh mãi tôi. Tôi gắng
noi gương Phong Lê để không thẹn với anh, nhưng tôi cũng có cái để cho
anh nể.”
(NHC).
Xin được mở ngoặc nói thêm, ông Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn
Ngọc Tuấn) sinh năm 1957, năm 1979 tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường ĐHSP
TP. HCM. Mãi đến năm 1985 Nguyễn Hưng Quốc mới rời Việt Nam sang Pháp và
năm 1991 mới sang Úc định cư (xem
wikipedia)
thì bằng cách nào ông đã kịp trở thành học giả và từ Úc châu đã viết
những “đã
viết những lời đầy khích lệ làm tôi ấm lòng”?.
Hay như cái clip(3) trên youtube mới đăng dạo tháng 2 gần đây
giáo sư đã thao thao kể về mình cho Văn Việt thế nào, chắc hẳn chưa
quên?
Khi trích dẫn, tôi bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc chỉ rõ nguồn để bạn
đọc có thể đọc toàn bộ văn bản và tự
rút ra kết luận. Việc giáo sư quy
kết tôi “cố ý tách câu này chữ nọ ra khỏi văn cảnh để đánh vào tâm lý
người đọc”
là
không đúng!
- Một điều nữa cũng xin trả lại giáo sư là việc giáo sư gán cho tôi “coi
bộ sách là một “đại án văn chương của thế kỷ XX”. Xin thưa, trong
bài viết của mình, tôi ghi rất rõ: “Thậm
chí có người còn nói “Vụ Thơ văn Lý - Trần, có thể coi là đại
án văn chương của thế kỉ 20, trong đấy nhân vật chính là GS Huệ Chi!”
Chẳng lẽ giáo sư đọc không hiểu đây là ý của người khác chứ không
phải
của
tôi.
Nói
có
sách,
mách
có
chứng,
xin
đăng lại đây
copy
màn
hình
lời
phát biểu
về
chuyện
này
(xin lỗi vì
chưa
được
phép
nên
tôi dấu tên tác giả).
Hình 2. Screenshot: đại án văn chương
Điều cuối
cùng trước khi quay lại chuyện
Thơ văn Lý - Trần (TVLT) tôi muốn nói đôi lời về việc giáo sư bảo
tôi nhục mạ giáo sư. Thứ nhất, giáo sư cho mình cái quyền nói về “tư
cách trí thức” của GS Nguyễn Văn Hoàn thì tại sao tôi không được dùng
đúng những từ này về giáo sư? Thứ hai, chắc giáo sư cũng đồng ý với tôi
là dù có muốn cũng không thể bôi
nhọ hay làm nhục được người hoàn toàn trong sạch và
có nhân cách. Ngược lại, nếu tôi
nói không đúng thì chính mình đã gây nghiệp và bị người đời đánh giá.
Cây ngay không sợ chết đứng, đúng không giáo sư?
Vấn đề mấu chốt là ở chỗ những
cáo buộc về giáo sư có đúng hay không mà thôi?
Bây giờ quay lại về vấn đề chính: chuyện
Thơ văn Lý - Trần.
Tôi sẽ đi vào từng điểm cụ thể, đưa ra chứng cứ và các luận cứ rõ ràng,
không nói vòng vo lan man. Các câu hỏi hay thắc mắc tôi sẽ đánh số để
giáo sư và bạn đọc tiện theo dõi. Hy vọng giáo sư sẽ trả lời trực tiếp
từng điểm, từng câu hỏi trên tinh thần như vậy. Kể lể lan man, vòng vo
và đưa ra những điều không thể kiểm chứng là vô ích cho cuộc tranh luận.
1)
Xác định đúng
sai, công sức của cụ Vân và cụ Bình đến đâu trong TVLT thì điều đầu tiên
và mấu chốt phải là
các bản thảo của hai cụ đã nộp
cho viện. Thực hư thế nào xin giáo sư cứ trình bản thảo của hai cụ
để mọi người nhìn thì sẽ rõ, khỏi phải giải thích qua lại phí lời.
“Ngẫm nghĩ lại, tôi có một cái lỗi rất nặng đối với hai cụ, đó là tôi đã
không giữ lại được bản thảo chép tay của hai cụ (đúng hơn là bản do cụ
Bình chép lại, có một phần nhỏ hình như chưa kịp chép, còn nguyên chữ cụ
Vân) do anh Nguyễn Văn Hoàn trao cho trước mặt GS Viện trưởng vào cuối
tháng 11-1968.”
(4)
(NHC)
Câu hỏi 1:
Làm thế nào
để tôi có thể tin đây không phải là chuyện cố tình thủ tiêu, hay dấu
tang chứng? Và sau việc “đánh mất” bản thảo này thì những lời thanh
minh, tự kể của giáo sư lấy gì làm bằng cứ để tin?
Vật chứng, tang chứng đã bị thủ tiêu (hay bị dấu), giáo sư nói gì chẳng
được. Làm sao có thể tin được giáo sư, người bị cáo buộc không chỉ với
vụ TVLT mà còn dính với nhiều vụ lùm xùm khác? (5) (13)
Do tang chứng, vật chứng không còn, tôi đành mất công tìm hiểu để phơi
rõ sự thật của vụ “đại án văn chương” này.
2)
Câu hỏi 2:
Giáo sư trả lời thế nào về phát biểu của GS Nguyễn Văn Hoàn trong cuộc
trò chuyện ngày 20-04-2014 mà ông Kiều Mai Sơn có thuật lại?
“Còn
bộ “Thơ văn Lý – Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi
lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu
thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ
Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài.
Rồi việc dịch thì chính tay tôi
đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm.
Sau khi Huệ Chi trình bản thảo
lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm
vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài
nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì
cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch.”(6)
Ừ thì những phát biểu của GS Hoàn có thể hiểu thế này thế khác, nhưng
những dòng chữ viết tay của cụ Đào Phương Bình ngày 15-03-1967 (xem hình
1a ở trên) thì giáo sư giải thích thế nào?
Nếu những điều trên vẫn chưa đủ thuyết phục xin mời giáo sư đọc thêm 2
bức thư viết tay gửi GS Nguyễn Văn Hoàn của cụ Nam Trân năm 1967 mà Kiều
Mai Sơn vừa công bố trên facebook (7). Trong các thư có ghi
rõ:
“Công
việc duyệt tập thơ Lý Trần Hồ, mình đang tiến hành trong điều kiện khá
thuận lợi vì ban đêm có
đèn và ở khu Trần Hưng Đạo không cắt điện đêm nào…”
(thư viết ngày 6-8-1967)
“Công
việc duyệt thơ ca Lý - Trần tiến hành khá đều…” (thư viết
ngày 21-8-1967)
Để khỏi dài xin đăng lại đây chỉ một bức thư ngày 06-8-1967:
Hình 3a. Thư cụ Nam Trân gửi GS Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967
Hình 3b. Thư cụ Nam Trân gửi GS Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967
3)
Để làm TVLT điều tiên quyết đầu tiên là phải giỏi Trung văn, và hơn nữa
là chữ Hán cổ, là thứ còn khó hơn nhiều. Giáo sư tự nhận mình giỏi chữ
Hán:
“Khi
vào Khoa Ngữ văn ĐHTH năm 1956 tôi đã được học chuyên Trung văn suốt 3
năm.
Tôi còn được học chữ Hán với thân phụ mình ở nhà. Vì thế vừa về Viện tôi
đã được ông Trần Thanh Mại là Tổ trưởng giao cho đi sưu tầm và chép lại
toàn bộ tài liệu chữ Hán về Nguyễn Trãi trong Thư viện Khoa học để nhờ
cụ Nguyễn Văn Huyến dịch, sau đó biên soạn cuốn Mấy vấn đề về sự nghiệp
và thơ văn Nguyễn Trãi xuất bản năm 1963, có phần so sánh giữa Việt sử
thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn sau bấy giờ chưa
dịch) của tôi. Sau khi tốt nghiệp thêm Đại học Hán học 4 năm (1972)
chúng tôi đều đọc và dịch được chữ Hán cổ, tất nhiên là còn phải học hỏi
rất nhiều mới mong theo chân các cụ.”
(4) (NHC).
Không biết thời ở khoa ngữ văn ĐHTT giáo sư được dạy những gì nhưng có
người mách thời đó làm gì có chuyện trường Tổng hợp có khóa chuyên Trung
văn? Và trong 3 năm đại học giáo sư chỉ học chuyên tiếng Trung hay học
văn kết hợp thêm tiếng Trung? Thực tình, tôi chưa hiểu được làm thế nào
mà một người tại cùng một thời điểm có thể học cả hai khoa/hai chuyên
ngành khác nhau là Văn và Trung Văn? Và hồi đó qui chế có cho phép như
vậy?
Tôi chẳng biết chữ Hán nhưng chỉ cần có chút tư duy cũng thấy việc chép
tài liệu chữ Hán và việc đọc và dịch chữ Hán cổ là hai việc khác nhau:
chép được chữ Hán không có nghĩa là sẽ hiểu và dịch được nó. Trung văn
là một chuyện, Hán cổ là chuyện khác, khó hơn rất nhiều. Để tiếp cận và
xử lí văn bản thơ văn Hán Nôm cần phải có một trình độ cao mới làm được.
Hình
4.
Thủ
bút
của
GS
Nguyễn
Huệ
Chi
năm
2006.
Ảnh copy màn hình từ FB Son Kieu Mai
Câu hỏi 3:
Nếu giáo sư khẳng định mình giỏi Hán Nôm thì tại
sao bao nhiêu năm sau
ông vẫn viết sai chữ “Chúng”
như bản chụp ở hình 4 trên với hai lần viết đều thiếu nét, chưa nói việc
viết với nét bút còn non yếu
(chúng
眾,
trong chúng
đẳng
眾等
và tăng
chúng
僧眾)?
Khoe
mình giỏi chữ Hán mà trong Lý lịch khoa học năm 1966 sao giáo sư lại
không kể ra (xem lại bức ảnh chú thích nhầm trong bài viết trước của tôi
(1))?
4)
Xin trích lại một số đoạn được lấy từ TVLT:
“Năm
1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ sưu tập và
phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước,
trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một
số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc.
Các đồng chí Nguyễn Đức Vân*, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực
tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ
nỗ
lực
tìm
tòi,
nghiên
cứu,
lại
có
sự
giúp
đỡ
tận
tình
của
những
anh
em
khác
trong
tổ,
nên
công
việc
đã
tiến
hành
tương
đối
thuận
lợi;
mỗi
năm,
mỗi
năm
khối
lượng
thơ
văn
tập
hợp
được
một
phong
phú
dần.
Đến
năm
1965
thì
việc
sưu
tập
cũng
như
việc
phiên
dịch
bước
đầu
đã
hoàn
thành”⁽8⁾
(trang
5-6,
tập
1,
TVLT)
“Đến
năm
1965
thì
việc
sưu
tập
cũng
như
việc
phiên
dịch
[của
hai
cụ]
bước
đầu
đã hoàn
thành.
Nhưng
cũng
vào
thời
gian
đó,
giặc
Mỹ
gây
chiến
tranh
phá
hoại
trên
miền
Bắc.
Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này tập
trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác
biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề Thơ văn
Lý-Trần mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên
cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn
diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý-Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung
những tài liệu mới, cũng như đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản
trước đây đã tuyển lựa. Có thế mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập
tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn”
(trang
8,
tập
1)
“Cũng
như
đối
với
các
tập
I
và
III,
ở
quyển
này
tập
thể
soạn
giả
vẫn
tích
cực
kế
thừa
các
bản
tuyển
dịch
thơ
văn
Lý
–
Trần
do
các
nhà
Hán
học,
nhà
nghiên
cứu,
nhà
thơ,
như
ĐINH
VĂN
CHẤP,
NGÔ
TẤT
TỐ,
NGUYỄN
ĐỔNG
CHI,
NGUYỄN
HỮU
TIẾN,
NGUYỄN
LỢI,
NGUYỄN
TRỌNG
THUẬT…
đã
làm
từ
trước
Cách
mạng,
cũng
như
hai
cụ
NGUYỄN
ĐỨC
VÂN
và
ĐÀO
PHƯƠNG
BÌNH
đã
làm
vài
chục
năm
nay.
Và
trong
quá
trình
biên
soạn,
ở
mọi
khâu
công
việc
lớn
hay
nhỏ,
đều
có
sự
giúp
đỡ,
cộng
tác
mật
thiết
của
các
cụ,
các
đồng
chí
Trần
Lê
Văn,
Đào
Duy
Anh,
Lê
Tư
Lành,
Khương
Hữu
Dụng,
Trần
Nghĩa,
Nguyễn
Cẩm
Thúy,
Tảo
Trang,
Phan
Đại
Doãn,
Lê
Hữu
Nhiệm,
Nguyễn
Văn
Lãng,
Hoàng
Lê,
Ngô
Thế
Long,
Nguyễn
Văn
Phát…
Xin
ghi
nhận
ở
đây
tình
cảm
biết
ơn
chân
thành
của
tập
thể
soạn
giả
và
của
Viện
chúng
tôi”
(trang
9,
tập
II,
Quyển
Thượng).
Từ
những
đoạn
trích
trên
đây
xin
có
những
câu
hỏi
sau:
Câu
hỏi
4.1:
Tôi
không
phủ
nhận
giáo
sư
và
cộng
sự
đã
có
những
đóng
góp
nhất
định
vào
công
trình
TVLT
nhưng
khi
đã
viết
và
xác
nhận
việc
các
cụ
sưu
tập
và
phiên
dịch
bước
đầu
đã
hoàn
thành
thì
tại
sao
số
bài
dịch
của
các
cụ
lại
rất
ít,
thậm
chí
trong
hai
tập
1,
và
2
tổng
số
bài
dịch
chỉ
có
11 đơn
vị
(theo
thống
kê
mà
giáo
sư
cung
cấp(4))?
Ngược
lại,
nếu
số
lượng
bài
ít
như
vậy
thì
lí
do
gì
các
vị
lại
ghi
“Đến
năm
1965
thì
việc
sưu
tập
cũng
như
việc
phiên
dịch
bước
đầu
đã
hoàn
thành”?
Giáo
sư
có
thấy
sự
không
bình
thường
và
mâu
thuẫn
trong
câu
chuyện
này?
Câu
hỏi
4.2:
“hai
cụ
NGUYỄN
ĐỨC
VÂN
và
ĐÀO
PHƯƠNG
BÌNH
đã
làm
vài
chục
năm
nay”
mà
kết
quả
lao
động
của
2
cụ
chỉ
có
124
bài,
phần
cụ
Vân
vẻn
vẹn
chỉ
có
33,5
bài
(theo
thống
kê
của
NHC)?
Một
hiệu
suất
thấp
có
thể
nói
là
vô
tiền
khoáng
hậu!
Theo
logic,
điều
này
chỉ
có
thể
được
giải
thích
bởi
những
lí
do:
hoặc
chữ
Hán
và
khả
năng
dịch
thuật
cuả
cụ
Vân
(và
cụ
Bình)
quá
kém
hoặc
hai
cụ
lười
hay
năng
lực
làm
việc
rất
thấp.
Điểm
qua
khối
lượng
công
trình
khá
đồ
sộ
mà
cụ
Vân
đã
dịch
hoặc
cùng
dịch
(xin
xem
lại
bài
viết
trước
của
tôi
(1))
thì
những
lí
do
này
liệu
có
đúng
không?
Nếu
không
thì
vì
lí
do
gì,
hay
là
kết
quả
lao
động
của
các
cụ
đã
bị
đánh
tráo
sang
tên?
Xin
giáo
sư
cho
lời
giải
thích?
Hình 5. Trang 9, tập II, quyển Thượng.
Hai cụ được
ghi nhận là chủ công (trước
khi thành lập 2 nhóm biên soạn TVLT được thành lập),
làm việc hàng chục năm trời, với trình độ Hán học và dịch thuật cao
đã được kiểm chứng qua rất nhiều tác phẩm dịch
mà số lượng bài dịch chỉ có “cụ
Vân (dịch 20 bài) và Bình (dịch 37 bài
(NHC))”(4)
không bằng chẳng hạn một nhà thơ Trần Lê Văn (23 bài) được mời dịch
thêm.
Thực tình tôi
không thể hiểu được logic của giáo sư và các cộng sự!
Câu hỏi
4.3:
Đã ghi là 2 cụ sưu tầm và dịch thuật
toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về
trước (xem trích dẫn ở trên) nay giáo sư lại ghi:
“Các
cụ chỉ khoanh trong hai triều Lý và Trần,
ngay thơ văn hai triều ấy, các cụ cũng làm tuyển mà không làm toàn bộ”(4)
Tại sao lại bất nhất như vậy?
Câu hỏi
4.4:
Trong TVL đã ghi rõ là 2 cụ “…
sưu tập và
phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong
các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài
liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc…
Các đồng chí Nguyễn Đức Vân*, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực
tiếp tiến hành công việc đó”,
Tại sao bây giờ giáo sư lại nói các cụ không đi điền dã:
“Các cụ không có điều kiện đi về địa phương để đọc văn bia.
Còn chúng tôi thì đã về tận nơi có bia để dập bia và mang về dịch trực
tiếp.”
Câu hỏi
4.5:
Trong TVLT ghi rõ ràng 2 cụ đã dịch văn
bia: “dịch
ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn
từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các
thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình
chùa trên miền Bắc”
Tại sao bây giờ lại nói 2 cụ chưa làm việc đó hay chỉ dịch 1 bài?:
“Soát
kỹ lại phần văn bia khá phong phú ở cả hai tập thì thấy cụ Nguyễn Đức
Vân chỉ dịch một bài văn bia Linh Xứng
ca ngợi công lao Lý Thường Kiệt (mà anh Hỷ có xin chỉnh sửa lại cả văn
và ý), là bài văn đã được GS Hoàng Xuân Hãn ca ngợi trong sách của ông;
số còn lại phần lớn đều do anh Hỷ dịch.”
(NHC)
Còn có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác, chẳng cần kiếm tư liệu minh chứng
đâu xa, chỉ cần lấy ngay từ sự bất nhất - tự mâu thuẫn trong các phát
biểu của chính giáo sư và những gì đã công bố trong TVLT.
5)
Quay lại lời phát biểu của giáo sư: “Ông
có ý đổ riệt cho tôi cái tội tiếm danh, xóa tên hai cụ đi để bộ sách
nghiễm nhiên là sách của tôi”. Thiết nghĩ, những điều trình bày ở
phần 4 nói trên đã đủ chứng minh điều tôi cáo buộc. Nếu chưa thỏa mãn,
xin chép lại đoạn văn với những câu hỏi mà tôi đã đăng trong bài trước
(1) mà giáo sưu cố ý
hay vô tình lờ đi không trả lời:
“Và hơn nữa, còn có sự cố tình xóa bỏ dần vai trò cũng như đóng góp của
các cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình. Như trên đã nói, 2 cụ bắt đầu
tiến hành từ năm 1960 và đến năm 1965 đã bước đầu hoàn thành việc sưu
tập và biên dịch. Thế nhưng ngày 5 tháng 9 năm 2007 trong
nghiệm thu đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần” do Nguyễn
Huệ Chi làm chủ biên thì phạm vi công việc đã bị thu hẹp lại một cách
đáng kể, chỉ còn lại các tác phẩm đã in từ trước. Tức là những tìm kiếm
- sưu tầm (và biên dịch) các tác phẩm, văn bia thất tán, tản mác tại các
đình chùa khắp nơi trên miền Bắc không còn được tính đến:
“Viện
Văn học đã giao cho nhóm cụ Nguyễn Đức Vân - Tổ Hán văn, các cụ chỉ
tuyển trên cơ sở các tác phẩm đã in từ trước, từ thế kỷ X - XV
nên không được thông qua”
⁽9⁾
Tiếp theo, trong thuyết minh đề tài “Tuyển
tập thơ văn Lý - Trần” cho “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn
hiến” cũng do Nguyễn Huệ Chi chủ biên thì vai trò của 2 cụ Vân và Bình
hoàn toàn bị gạt bỏ. Trong phần “Mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ”
của bản đề cương ghi rõ:
“Việc
sưu tầm, nghiên cứu được đặt ra từ
1968,…”
⁽10⁾
Câu hỏi 5:
Giáo sư trả lời như thế nào
về việc thu hẹp dần và cuối cùng
là xóa bỏ hoàn toàn vai trò của 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình?
Trong trả lời điện thoại giáo sư Nguyễn Đình Chú (được đăng lại trên
Talawas ngày 22-10-2008) giáo sư có trả lời:
“NHC:
Tôi sơ suất - xin lỗi.
NÐC: Huệ Chi mà cũng sơ suất thế à?
NHC: Ðược rồi, rồi đây tôi sẽ đưa tên các cụ lên đầu.”
Một lần thì còn bảo là nhầm, nhiều lần vẫn nhầm sẽ được hiểu như thế
nào?
6)
Quay lại chuyện dịch thơ. Giáo sư khoe:
“Khốn nỗi tôi lại là người kỹ
tính đến độ một bài thơ do mình dịch ra bao giờ cũng nâng lên đặt xuống,
xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu trong dùng chữ, phải hiện
đại một chút trong biểu đạt mới chịu. Ông biết đấy, chỉ một việc dịch
thơ đã làm khổ tôi đến thế thì đi
nhận xằng những bài dịch mộc mạc
chân chất của người sẽ còn khổ tôi đến thế nào”(4)
Giáo sư nói ông không phải là “người thích huyên hoang”, lần tự khoe
trước chỉ là phản ứng tức thời nhằm chống lại dụng tâm của ông Kiều Mai
Sơn. Vậy thì lần này được hiểu thế nào, chắc cũng vẫn là phản ứng tức
thời?
Trong bài trước, tôi đã nói rõ về vị trí của dịch thơ trong công trình
đặc thù này. Dịch thơ nếu hay được thì cũng rất tốt nhưng với
TVLT theo tôi đó là việc thứ yếu (tất nhiên, giáo sư và ban soạn
thảo có thể nghĩ khác). Việc chính của TVLT là khôi phục lại tài sản văn
hóa của cha ông xưa, tìm kiếm lại các văn bản, giải nghĩa và giải mã để
mọi người biết được cha ông đã để lại những gì, triết lí sống, thế giới
quan, tinh thần, tâm lí .. ra sao? Đấy mới là mục tiêu và giá trị của
TVLT, chứ không phải là dịch thơ hay. Do vậy, việc tìm kiếm - sưu tầm và
dịch nghĩa mới đóng vai trò cốt lõi.
Chưa nói, trên thực tế không thiếu người chẳng cần biết ngoại ngữ hay
Hán cổ vẫn dịch được thơ, thậm chí là hay. Nhưng đọc không hiểu, không
có người dịch nghĩa, không có những “bài
dịch mộc mạc chân chất” thì lấy gì mà dịch thơ? Hay giáo sư định
dùng cái vốn Hán học như mình đã thể hiện và đã được đề cập ở mục 3 ở
trên để dịch các văn bản Hán cổ?
Tự cho mình là kĩ tính, khi dịch “bao
giờ cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu
trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu.”
nhưng sao giáo sư lại phải pha chế thế này?
“Ðặc
biệt, trong đó có một mẩu cụ Vân đã dịch nghĩa, dịch thơ và khảo đính mà
ông đã pha chế thì chẳng ra gì, thậm chí còn là hao hụt, rồi đề thêm tên
mình cùng cụ Vân.
NHC: Hồi bấy giờ, cụ Nam Trân
cũng làm thế.
NÐC: Tôi chả biết cụ Nam Trân có làm hay không, chỉ biết ông làm thế.”
Ừ thì khi sách in năm 1989 tên người dịch đã được trả lại cho cụ Vân.
Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác, bỏ qua chuyện tác quyền ai là tác giả
dịch bài thơ, phải chăng đây là cách giáo sư vẫn “nâng lên đặt xuống”?
Bản thảo của cụ Vân đã bị thủ tiêu (hay bị dấu) nên giáo sư nói thế nào
chẳng được? Lấy gì làm chứng là không có các bài khác mà cụ cũng đã dịch
thơ và được giáo sư “nâng lên đặt xuống” thành tên của mình?
Mà giáo sư đâu có chỉ nâng lên đặt xuống với TVLT, còn những vụ khác thì
sao?. Chẳng hạn chuyện chế biến, sửa bản dịch của cụ Nam Trân, thầy dạy
của giáo sư, rồi sang tên cho mình:
Hình 6. NHC chế biến các bản dịch thơ của Nam Trân và sang tên cho mình
(12)
Tuyên ngôn thì tuyệt vời: “Khốn
nỗi tôi lại là người kỹ tính đến độ một bài thơ do mình dịch ra bao giờ
cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu
trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu”,
thực tiễn thì hoàn toàn ngược lại. Những người làm khoa học đứng đắn
chắc không ai làm như vậy, thưa giáo sư. Chi tiết hơn có thể đọc bài “Mai
Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi”
được chia sẻ
lại tại
Giao Blog ngày 27-7-2014 (13) hay chính bài viết của Mai Quốc Liên mà
tôi xin không kể lại đây.
Câu hỏi 6:
Giáo sư giải thích chuyện này là thế nào?.
7)
Đọc bài trả lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi bạn đọc nếu không rõ sự tình
sẽ dễ sa vào vào cảm nhận là ông rất nhã nhặn, có tình có lý, và trọng
thị với 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình. Ông viết:
“Đọc đi đọc lại Lời nói đầu Tập
II Quyển Thượng này, tôi thấy
viết như thế là tương đối nghiêm chỉnh, đặt hai cụ vào giữa lớp dịch giả
tiền bối và lớp hiện tại là xác đáng,
và không chỉ coi trọng các bậc
tiền bối và hai cụ mà cũng không bỏ sót bất cứ ai chúng tôi đã từng
tham vấn dù chỉ một điển cố hay một chữ, kể cả với các bạn ở nhóm Lý -
Trần 2 như Trần Nghĩa, hoặc các bạn trước ở trong cùng nhóm biên soạn
với mình mà lúc này đã đi sang cơ quan khác”
(4)
Bề ngoài thì đóng vai đạo đức như vậy nhưng thực tế có phải vậy không?
Không! Việc làm đi ngược lại với lời nói! Đọc lại những điều tôi nói ở
trên chắc bạn đọc đã thấy rõ Nguyễn Huệ Chi đối xử với hai cụ Nguyễn Đức
Vân và Đào Phương Bình, các bậc tiền bối và thầy học của mình như thế
nào? Những dòng NHC viết trên, hay những phát biểu ra vẻ trân trọng các
cụ lâu nay thực chất chỉ là sự ngụy biện, che đậy cho việc làm khuất tất
của mình. Cụ thể là thế nào? Cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình là hai
người chủ công, trực tiếp làm “vài chục năm nay” (NHC) còn các bậc tiền
bối khác không trực tiếp tham gia, chỉ là người có bài dịch được sử
dụng. Vai trò của hai cụ Vân và
Bình không chỉ là người bắt đầu như giáo sư nói
mà còn những người trực tiếp,
đóng góp rất vào việc tìm kiếm - sưu tầm, dịch nghĩa, dịch thơ, …
Câu hỏi 7:
Xóa bỏ công sức kết quả rồi đánh đồng người làm trực tiếp với người
không làm trực tiếp như vậy có thể coi là nghiêm chỉnh và xác đáng?
8)
Tôi hiểu TVLT không phải chỉ có 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình
làm mà còn cả công sức nhiều người khác trong đó có giáo sư và các đồng
sự. Và từ lúc 2 nhóm biên soạn được thành lập phạm vi, khối lượng của bộ
tuyển tập chắc cũng được mở rộng. Tôi không phủ nhận điều đó! Tuy nhiên
sự đóng góp của các cụ hầu như bị xóa bỏ, còn lại không đáng kể thì như
những phân tích ở trên, chắc chắn là không phải! Tôi thực sự không biết
các cụ làm bao nhiêu bài và cũng không bình luận về những con số mà giáo
sư đưa ra. Đơn giản là vì bản thảo, vật chứng đã bị thủ tiêu (hay che
dấu) thì đâu biết được những bài nào giáo sư và ai đó đã sang tên?
“Tôi thử lấy 1 bản dịch trong Thơ
văn Lý - Trần tập 1 (in 1977) và 1 bản dịch viết tay của cụ Nguyễn Đức
Vân về Thơ văn Lý - Trần. Đó là bài CẢM HOÀI của Kiều Phù (Bảo Giám) thì
tên cụ Nguyễn Đức Vân không có.
Trong khi cụ Nguyễn Đức Vân dịch
đủ cả 2 bài thơ (1-2) và phần lời nhà sư cũng được cụ dịch trong bản
thảo. Thế rồi, bài CẢM HOÀI (1) Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhẹ nhàng gạt cụ
Nguyễn Đức Vân ra để nhẹ nhàng đưa bản dịch của ông bố mình là Nguyễn
Đổng Chi vào.”
(14) (Fb: Son Mai
Kieu)
Hình 7a.
Cảm hoài. Ảnh chụp từ
TVLT và lưu bút của cụ Vân (Ảnh tư liệu, Fb: Son Mai Kieu)
Hình 7b. Cảm hoài. Ảnh chụp lưu
bút của cụ Vân (Ảnh tư liệu, Fb: Son Mai Kieu)
Giáo sư có nói không tin ai đó tự ý đoạt rồi sang tên các bài mà hai cụ
đã làm và đây là công trình tập thể chứ không phải sách của riêng giáo
sư. Thiết nghĩ, với những người liên đới thì chuyện giáo sư tin hay
không tin, không có mấy giá trị. Khi cần che chắn thì giáo sư lôi cả tập
thể vào, nhưng lúc khoe công thì một mình giáo sư hưởng. Vì giáo sư là
chủ sự vụ này nên tạm thời tôi mới chỉ đặt vấn đề riêng với giáo sư.
Thực ra, muốn biết chính xác công sức các cụ tham gia đến đâu, ít hay
nhiều là việc làm rất đơn giản: công bố toàn bộ các bản thảo viết tay
của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình! Còn khi đã thủ tiêu hồ sơ
hay che dấu chúng thì giáo sư có thao thao bất tuyệt kể đến mấy cũng vô
nghĩa. Vì đơn giản là nó không được chứng minh và chẳng có chứng cứ! Hơn
nữa, như tôi đã chỉ ra và phân tích ở phía trên: có quá nhiều điều bất
nhất và tự mẫu thuẫn.
Bạn đọc có khả năng phân tích sẽ nhận thấy điều này!
9)
Có thể có người sẽ hỏi: tay Boristo Nguyên là ai, ở đâu ra mà xông vào
đánh giáo sư, thần tượng của không ít người? Động cơ gì? Xin thưa: tôi
là cháu cụ Nguyễn Đức Vân. Là cháu, tôi nghĩ, tôi có quyền khôi phục lại
sự thật cho ông mình! Ngoài ra không có bất cứ động cơ nào khác!
Cũng xin nói thêm: tôi là dân khoa học tự nhiên, không phải dân Văn hay
KHXH, lại nhiều chục năm sống ở Nga, chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga nên
quen nói thẳng không vòng vo, tư biện. Tôi nói chỉ dựa trên bằng cứ và
lập luận logic! Tôi có thể hạ nhục giáo sư Nguyễn Huệ Chi được không,
nếu như ông là người trong sạch? Vấn đề cốt lõi là sự thực ở đâu? Xin
bạn đọc hãy lưu tâm vào chính
những lập luận mà tôi đưa ra trong bài viết (cũng như bài viết
trước) và đánh giá chúng có đủ để chứng minh cho những cáo buộc mà mình
nêu ra hay không? Nếu không, xin hãy chỉ ra chỗ không đúng chỗ nào?
Không hiểu giáo sư Nguyễn Huệ Chi có dám trả lời thẳng vào những câu hỏi
mà tôi nêu ra ở trên! Hay ít nhất cũng trả lời một đôi câu hỏi rút gọn
này:
Câu hỏi 8, cuối cùng:
Trong vòng mấy chục năm làm việc kết quả của hai cụ Nguyễn Đức Vân và
Đào Phương Bình (là những nhà Hán học đã có rất nhiều công trình dịch
thuật và là những người làm việc cần mẫn) tại sao chỉ vẻn vẹn có một vài
bài khiêm tốn như vậy, liệu có gì không bình thường? Nếu chỉ với kết quả
khiêm tốn như vậy tại sao trong lời nói đầu của TVLT lại ghi “Đến
năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn
thành”?
Và cuối cùng, tại sao các phát biểu của giáo sư lại có những bất nhất,
tự mâu thuẫn như tôi đã chỉ ra trong bài viết này?
Cụ Vân mất cũng đã gần nửa thế kỉ. Khi sống, cụ là người khiêm nhường,
công danh không màng thì bây giờ chuyện ghi tên hay không với cụ cũng là
vô nghĩa, đâu có mang theo được sang thế giới bên kia?. Con cháu cụ cũng
vậy, coi chuyện công danh như vật ngoại thân, cũng chẳng coi quá quan
trọng. Nếu không cũng chẳng phải chờ sau nhiều chục năm chuyện TVLT mới
được khơi lại. Có thể giáo sư không biết: lẽ ra cuộc tranh luận này đã
không xảy ra. Mười năm trước đây, sau bài viết của GS Nguyễn Đình Chú
tại Talawas cứ nghĩ giáo sư đã biết lỗi và im lặng (cũng là một cách
nhận lỗi), con cháu cụ Vân đã coi cho qua. Nhưng một năm trước tình cờ
vào trang facebook Son Mai Kieu thấy giáo sư khoe vì TVLT mà được chi bộ
đề nghị kết nạp Đảng, tôi có trao đổi qua lại đôi dòng với giáo sư.
Thực tình hôm đó tôi cũng thấy
buồn cười, nếu là ở địa vị mình tôi sẽ không bao giờ lại khoe chuyện
được mời vào Đảng. Tuy nhiên, đấy là chuyện riêng của giáo sư, tôi không
quan tâm. Cái mà tôi (và không ít người khác) rất không hài lòng là việc
giáo sư hạ thấp trình độ hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình (xin
xem lại bài viết trước của tôi (1)). Lỡ làm bậy, ngụy biện
bao che cho mình thì còn hiểu và thông cảm được nhưng lấp liếm bằng cách
bất nhẫn như vậy với các bậc tiền bối, ngay cả với thầy dạy mình thì
không thể chấp nhận được! Lúc đó tôi đã định viết bài nhưng sau nghĩ lại
thôi, dù sao hiện giáo sư cũng đã có
tuổi. Nhưng đến gần đây, khi trả lời Văn Việt (xem video trên youtube
(3)) giáo sư vẫn tiếp tục khoe khoang, bất nhẫn với hai cụ
Vân, Bình. Đó là lí do buộc tôi không thể im lặng mà nói lại sự thật để
mọi người biết về vụ “đại án văn chương của thế kỷ XX” và con
người giáo sư NHC là như thế nào.
Nói nhiều không bằng vật chứng. Xin tặng giáo sư 2 bức ảnh chụp tư liệu
và mấy lời sau của ông Kiều Mai Sơn:
“Đây
là bản thảo những trang đầu tiên tập Thơ văn Lý Trần viết tay. Góc trên
cùng bên trái là bút tích nhà thơ Nam Trân. Cuối trang, có bút tích tổng
cộng 911 trang, đánh số trang ngày 26/1/1969 tại ... (có lẽ là địa điểm
Viện Văn học sơ tán). Chữ ký tắt tên của PGS Nguyễn Văn Hoàn.
Hai cụ già Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình
đã tổ chức được bản thảo 911 trang tức là không phải ít.
Mà tập bản thảo này được bảo quản giữ gìn trong chiến tranh khi máy bay
Mỹ ném bom từ năm 1967 - ít nhất là trước khi nhà thơ Nam Trân mất đến
khi PGS Nguyễn Văn Hoàn đánh số trang năm 1969. Nó chỉ bị thất lạc, ém
nhẹm và phi tang sau đó. Điều này hẳn Gs Nguyễn Huệ Chi rành hơn ai
hết./.”
Hình 8. Bản thảo viết tay TVLT,
911 trang. (Ảnh tư
liệu, Fb: Son Mai Kieu)
Với những gì giáo sư đã
làm với hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình, nếu là người còn chút
lương tâm, tôi nghĩ giáo sư nên chính thức có lời xin lỗi! Ít ra là tôi
sẽ bỏ qua, coi như ở đời mấy ai không mắc sai lầm. Ngược lại, nếu thích, giáo sư cứ tiếp tục ôm cái hư danh mà TVLT đã đem lại cho mình!
Nhà Phật
nói: tạo nghiệp sẽ được hưởng nghiệp!
Boristo Nguyen
Cofu 23-07-2018
(1)Boristo
Nguyen.
Thơ văn Lý - Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” của GS. Nguyễn Huệ Chi.
Tuần
báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số
502.
(2)Nguyễn
Huệ Chi.
Những năm tháng với Phong Lê.
Talawas,
14.06.2008.
(3)Video:
Văn Việt trò chuyện cùng Nhà nghiên cứu, GS Nguyễn Huệ Chi,
youtube, 20-2-2018
(4)Nguyễn
Huệ Chi.
Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen.
Tuần
báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số
504.
(5)“Văn
học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược".
Viện Văn học, 1981.
Đây là công trình tập thể của Viện Văn học nhưng GS Nguyễn Huệ Chi coi
là tác phẩm của mình (xem
tiểu sử NHC).
GS Nguyễn Huệ Chi bị nhiều nghi vấn về vấn đề tác giả hay thiếu trung
thực khoa học đối với các công trình khoa học mà ông đứng tên. Tôi sẽ có
bài viết điểm lại vấn đề này.
(6)Kiều
Mai Sơn.
Mấy điều thưa lại cùng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi.
Tuần báo Văn
nghệ TP Hồ Chí Minh số 505.
(7)
Kiều Mai Sơn.
TƯ LIỆU THƠ VĂN LÝ TRẦN (14/7/2018).
Facebook: Son Mai Kieu, 14-07-2018
(8)Thơ
văn Lý Trần,
tập 1, Nhà xuất bản KHXH, 1977.
(9)
Nghiệm thu
đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần”
do GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên tại NXB Hà Nội, 5-9-2007
(10)
Đề cương biên soạn “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần”
thuộc tủ sách ““THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN”, chủ biên Nguyễn Huệ Chi,
NXB Hà Nội.
(11)
Nguyễn Đình Chú.
Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý - Trần.
Talawas, 22-10-2008
(12)
“Mong
bác
Mai
Quốc
Liên
làm
rõ
hơn,
lẽ
nào
"Nhật
ký
trong
tù"
chỉ
có
mấy
chục
bài
thôi
sao?”.
Giao
Blog, 27-07-2014
(13)
“Mai
Quốc
Liên
soi
công
việc
dịch
"Nhật
ký
trong
tù"
của
Huệ
Chi”.
Giao
Blog, 27-07-2014
(14)
Kiều
Mai
Sơn.
“XIN
HỎI
GIÁO
SƯ
NGUYỄN
HUỆ
CHI”,
Facebook
Son
Mai
Kieu,
ngày
21-07-2018
(15)
Kiều Mai Sơn. “THƠ
VĂN LÝ TRẦN (23/7/2018)”.
Facebook: Son Mai Kieu, 14-07-2018.
|